Mạng lưới quan hệ nhân quả chuỗi

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 84 - 94)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Mạng lưới quan hệ nhân quả chuỗi

Mạng lưới quan hệ nhân quả chuỗi trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng thể hiện ở việc hàng loạt sự kiện nguyên nhân có một sự kiện là hệ quả hoặc một nguyên nhân những có nhiều hệ quả khác nhau.

Sự kiện1: Sau khi thắng trận ở Đường Thành, Ấm B, Mỹ Bối, Vân và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ông như cậu bé được mặc cái áo đẹp, ông là bác nghiện đương lúc không có thuốc mà được người ta cho một hào. Ông nói nói cười cười theo lối mụ Tú Bà trông thấy Thúc Sinh. Anh Vân thì vẻ mặt vừa vui vừa buồn. Vui vì được bạc, sắp được chia tiền, mà buồn thì, lẽ thứ nhất vì phải chia tay với mỹ nhân, và lẽ thứ nhì là phải đi bên cạnh tôi, cái “trát hiện thành người” của cụ phán ông, cụ phán bà bên Bắc… tôi cũng không giấu nổi sự bực tức, khó chịu…” (27;191)

Sự kiện2: Ấm B gặp trùm đảng bạc Thượng Ký, người mà vừa là đồng nghiệp, vừa là địch thủ của Ấm B.

Sự kiện 3: Ấm B nói với Tôi và Kỹ Vũ về lão Thượng Ký, về các lối bịp và tay chân của lão.

Qua ví dụ trên dễ nhận thấy sự kiện 1 là nguyên nhân cho sự kiện 2, sự kiện 3 . Chúng tạo thành một mạng lưới quan hệ nguyên nhân mà chúng tôi bước đầu khái quát như sau:

SK1 - NN1 → SK2 – HQ1 → SK3 – HQ2

Cũng trong phóng sự này, mối quan hệ nhân – quả có khi tạo thành một chuỗi móc xích nhau. Ví dụ:

Sự kiện 1: Cuộc gặp gỡ giữa bồi An và Tôi: bồi An cho Tôi biết nhiệm vụ “đánh che mắt” ông chú mà Ký Vũ giao cho bồi An. Bồi An kể cho Tôi nghe máu mê cờ bạc của ông chú họ: bán mất ngót chục mẫu ruộng vì đánh bạc. Con trai ồm thập tử nhất sinh, ông mang đnế ba, bốn chục bạc từ Phủ Lý ra Hà Nội cân sâm cho con trai nhưng hãy còn ăn chwacj nằm chờ ba hôm nay để đợi đánh xì.

Sự kiện 2: Ông chú họ bồi An “làm phúc” giảng cho mấy con bạc bịp được rõ những lối đánh xì gian lận rồi tự phụ: “Tôi đã thạo quá đi mất rồi, đó anh nào bịp được mắt tôi”.

Sự kiện 3: Cuộc đỏ đen ở nhà bồi An. Ông chú họ là con mòng “thạo”, Ký Vũ là nhà đi săn thiện xạ, Tôi và bồi An là chú lính cản. Kết quả: Ký Vũ ung dung vơ đống bạc giấy tới ngot bốn mươi đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự kiện 4: Cuộc đối thoại giữa Tôi và Ký Vũ: Ký Vũ kể đoạn đời chẳng ra gì của mình, về lai lịch Cả Ủn và Ấm B. Tôi ân hận về sự “cướp tiền thuốc” con trai ông chú họ bồi An.

Sự kiện 5: Ký Vũ kể cho Tôi nghe cuộc đối đầu , đấu trí giữa ông trùm đảng bịp Ấm B và ông chủ buôn gỗ Nguyễn Đình Mầu.

Có thể khái quát mạng lưới quan hệ nguyên nhân của các sự kiện trên như sau:

SK1 - NN1 → SK2 – HQ1

→ SK3 - HQ2 → SK4 – HQ 3 → SK5 – HQ4

Chính hàng chuỗi các sự kiện chỉ quan hệ nhân - quả trong phóng sự Cạm bẫy người, đã tạo nên sự mạch lạc trong nội dung chủ đề của các lớp sự kiện và của toàn văn bản. Các sự kiện có quan hệ móc xích với nhau nhằm làm nổi bật nạn cờ bạc bịp hoành hành Hà Thành và một số tỉnh lân cận trong xã hội đương thời. Vì thế, tác phẩm có giá trị tố cáo sâu sắc.

Trong quá trình khảo sát tuyển tập Vũ Trọng Phụng, chúng tôi gặp không ít những mối quan hệ nhân quả tạo thành một chuỗi ở các sự kiện trong một lớp và giữa các lớp sự kiện lớn với nhau. Các sự kiện trích dẫn trong phóng sự Một huyện ăn tết dưới đây là một ví dụ:

Sự kiện 1: Tôi gặp gỡ ông lục sự già bên khay đèn bàn và trò chuyện. Sự kiện 2: Cuộc gặp gỡ giữa ông lục sự già và người cai cơ. Người cai cơ xin ông lục sự cho đi tuần.

Sự kiện 3: Người lính cơ khác đến lễ tết quan lục sự và xin xin đi tuần. Quan lục sự không nhận quà, bắt mang về.

Sự kiện 4: Ông lục sự và Tôi nói chuyện về việc lính cơ xin đi tuần mà phải đút lót quan lục sự. Quan lục sự giải thích việc ông không nhận quà vì món quà đó không giá trị; Việc lính cơ xin đi tuần mà phải đút lót vì khi đi tuần, lính cơ vào làng hạch bữa rượu, hạc bữa thuốc phiện, làng nào trù phú thì năm đồng, làng nào nghèo thì ba đồng. Nếu không thì lý trưởng nhẹ thì bị khiển trách, nặng hoặc chống cự lại thì bị trói gải lên huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự kiện 5: Tôi chứng kiến cảnh toán lính cơ xếp hàng oai nghiêm theo bác cai cơ trịnh trọng lên đường, thực tế là họ đi ăn cướp có giấy phép.

Các sự kiện trên có mối quan hệ nhân quả chồng chéo. Sự kiện 1 là nguyên nhân cho sự kiện 2, 3, 4. Vì Tôi nằm cạnh khay đèn bàn của ông lục sự già vào những ngày cuối năm nên Tôi mới gặp và chứng kiến cuộc gặp gỡ của quan lục sự với bác cai cơ và chú lính cơ khi họ đến tìm ông lục sự; Tôi được quan lục sự giảng giải cho nguyên nhân của những sự gặp gỡ đó. Sự kiện 5 là hệ quả của sự kiện 4. Vì được ông lục sự giải thích rõ nên Tôi mới hiểu và có cảm nhận về cai cơ và lính cơ là những kẻ ăn cướp có giấy phép. Chúng tôi có thể khái quát mô hình cho mối quan hệ giữa các sự kiện vừa trình bày trên như sau:

SK1 – NN1 → SK2 – HQ1 → SK3 – HQ2

→ SK4 – HQ3 NN2 → SK5 - HQ

Tiểu kết

Mạch lạc trong quan hệ nguyên nhân trong phóng sự của Vũ trọng Phụng được thể hiện ở nhiều cấp độ, nhiều phương diện và hình thành nên mạng lưới quan hệ nguyên nhân. Quan hệ nguyên nhân giúp người đọc hiểu rõ hơn về chủ đề, nội dung của phóng sự. Quan hệ nguyên nhân trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng bao gồm những vấn đề sau:

+ Quan hệ nguyên nhân là một trong những cơ sở tạo nên tính mạch lạc cho văn bản. Chúng tuân theo những cấu trúc nguyên nhân nhất định.

+ Để xác định được quan hệ nguyên nhân cần căn cứ vào các từ chỉ quan hệ nguyên nhân: vì, bởi, tại, bởi vì…; những từ chỉ hệ quả: vì thế, vì vậy, nên, cho nên, thế là… Không chỉ có thế, căn cứ vào trật tự sắp xếp nội dung trong phóng sự cũng giúp cho việc xác định quahn hệ nguyên nhân được chính xác.

+ Các loại quan hệ nguyên nhân trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng bao gồm 3 loại: mạch lạc theo quan hệ nhân quả thuần túy, mạch lạc theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan hệ thời gian - nhân quả, mạch lạc theo quan hệ suy luận nguyên cớ giữa các sự kiện. Trong đó, mạch lạc theo sự suy luận nguyên cớ giữa các sự kiện tạo nên mối quan hệ nhân quả chặt bởi chính mối quan hệ này đã nêu bật chủ đề tác phẩm.

+ Mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng là mối quan hệ vững chắc để tạo nên tính thời sự và kết cấu của phóng sự. Chúng tạo thành mạng lưới quan hệ nguyên nhân với quan hệ nguyên nhân kế tiếp, quan hệ nguyên nhân gián cách và quan hệ nguyên nhân chuỗi. Việc phân chia mạng lưới các quan hệ nguyên nhân chỉ có tính chất tương đối vì trong phóng sự của mình, Vũ Trọng Phụng thường không sử dụng một loại mà sử dụng đồng thời nhiều loại quan hệ nguyên nhân. Chính việc sử dụng linh hoạt các quan hệ nguyên nhân trong phóng sự là điều khiến cho phóng sự của Vũ Trọng Phụng đảm bảo tính chân thực, tính mạch lạc từ hình thức đến nội dung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Qua việc khảo sát các sự kiện trong phóng sự của Vũ trọng Phụng có tính mạch lạc theo quan hệ thời gian và theo quan hệ nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy sự nối kết mạch lạc đảm bảo cho văn bản có tính liên kết về nội dung và hình thức. Khộng chỉ có thế, mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân và thời gian còn duy trì tính thống nhất và trọn vẹn của văn bản. Dưới đây là một số nhận xét có tính chất kết luận của chúng tôi.

1. Trong phóng sự nói riêng và trong văn bản nói chung, mối quan hệ nguyên nhân và quan hệ thời gian là hai quan hệ chính và cơ bản để tạo nên tính mạch lạc của văn bản. Chúng được thể hiện ở nhiều dạng, nhiều cấp độ. Mạch lạc theo quan hệ thời gian trong phóng sự của Vũ trọng Phụng gồm ba loại quan hệ thời gian. Mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân gồm ba loại quan hệ nguyên nhân.

2. Việc phân tich tính mạch lạc theo quan hệ thời gian và quan hệ nguyên nhân trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng chỉ có tính chất tương đối trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trên thực tế, hai quan hệ này luôn song song tồn tại trong các phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Bởi quan hệ thời gian chỉ ra thời điểm xảy ra sự kiện và quan hệ nguyên nhân cho biết về lý do xảy ra sự kiện và kết cục của các sự kiện. Cả hai mối quan hệ này đều tập trung làm sáng rõ chủ đề trong các phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Trong một số phóng sự mà chúng tôi nghiên cứu, tính mạch lạc trong hai quan hệ trên đã góp phần vẽ lên bức tranh chân thực và sống động về toàn cảnh xã hội thực dân phong kiến Việt Nam. Đó là sự tha hoá của đời sống thành thị; là nạn cờ bạc hoành hành; là những kiếp tôi đòi lầm than của những con sen, đứa ở; là nạn mại dâm, lấy chồng Tây trở thành “kỹ nghệ”, có sư tổ và có những ngón nghề được truyền bá… để kiếm tiền. Đó là những mặt trái thối tha, ghê tởm “toàn là quân khốn nạn, quan lại tham nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ, xảo quyệt mà cái xa hoa chơi bời của bọn nhà giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê thợ thuyền, bị lầm than,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bị bóc lột”. Các phóng sự nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng như Cạm bẫy người,

Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì đã chỉ ra quy luật tha hoá của con người trong xã hội thực dân phong kiến, quy luật thống trị của đồng tiền, quy luật cạnh tranh mất hết nhân tính của con người…

3. Quan hệ nguyên nhân và quan hệ thời gian xuyên suốt trong các

phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ và

xâu chuỗi sự kiện của tác giả. Thông qua việc sử dụng các quan hệ có tính mạch lạc, chúng tôi thấy được hệ thống lập luận ngầm ẩn ở tầng nghĩa sâu của văn bản và tầng nghĩa ấy phù hợp với đặc điểm thể loại phóng sự, thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.

4. Việc khai thác tính mạch lạc trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng qua quan hệ nguyên nhân và quan hệ thời gian là việc đóng góp vào việc tường minh tài nghệ thuật của tác giả: “ông vua phóng sự đất Bắc”. Tìm hiểu hai loại quan hệ trên trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng góp phần xác nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng là những văn bản thống nhất về nội dung, trọn vẹn về hình thức và mang tính thời đại sâu sắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Vân Anh (2008), Mạch lạc trong truyện Kiều của Nguyễn Du,

Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (1998), “Về mạch lạc trong văn bản”, Ngôn ngữ (1),

tr.47-55

3. Diệp Quang Ban (1999), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, nxb GD,

Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (2003), “Giao tiếp – Văn bản – Mạch lạc – Liên kết –

Đoạn văn”, Nxb KHXH, Hà Nội.

5. Diệp Quang Ban (2004), Văn bản, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

6. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.

7. Diệp Quang Ban (2007), “Tìm hiểu phân tích diễn ngôn phê bình”, Ngôn ngữ (8), tr.45-55.

8. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp - diễn ngôn và cấu tạo cảu văn bản,

Nxb GD, Hà Nội.

9. Nguyễn Tài Cẩn (2004), in lần thứ 7), Ngữ pháp Tiếng Việt (Tiếng – Từ

ghép- Đoản ngữ), Nxb ĐHQG, Hà Nội.

10. Vương Bá Cẩn (2001), Tìm hiểu hiện tượng kết nối bằng mạch lạc trong

các chuỗi câu ngắn (trên tư liệu truyện ngắn hiện đại). Khóa luận tốt nghiệp khoa Ngôn ngữ, Đại học KHXH và NV.

11. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập II. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Đỗ Hữu Châu (2001), Ngữ pháp văn bản. Nxb Đại học sư phạm.

13. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, Từ loại, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội.

14. Lê Thị Đức Hạnh (1989), “Nhìn vào việc đánh giá Vũ Trọng Phụng, suy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15. Hồ Sĩ Hiệp (chủ biên) (1996), Nam Cao – Vũ Trọng Phụng (tủ sách văn

học trong nhà trường). NXB Văn nghệ, TP HCM.

16. Nguyễn Hòa (2002), “Ngữ cảnh trong lí luận phân tích diễn ngôn”, Ngôn ngữ số 11, tr1 – 11.

17. Nguyễn Hòa (2003), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lí luận và phương pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Hường (2010), “Biểu hiện của mạch lạc trong thể loại báo

cáo và tờ trình thuộc văn bản hành chính – công vụ”. Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học, Viện KHXH, H.

19. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội. Nxb KHXH, H.

20. Phong Lê (1990), “50 năm ngày mất của của Vũ Trọng Phụng trong sự

nghiệp đổi mới của chúng ta”. Văn học, số 2.

21. Đỗ Thị Kim Liên (1993), Cấu trúc ngữ nghĩa và phương tiện liên kết của câu ghép không liên từ trong tiếng việt, Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội.

22. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn, tư tưởng và phong cách. Nxb Tác

phẩm mới. H.

23. Nguyễn Đăng Mạnh (1995), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của

nhà văn. Nxb Giáo dục.H

24. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Lời giới thiệu – Toàn tập Vũ Trọng Phụng

(Phóng sự). Nxb Hội nhà văn.

25. Nguyễn Thị Hồng Nga (2005), Mạch lạc trong một số truyện ngắn hiện

đại, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ. ĐHKHXH và NV.

26. Hoàng Phê (1989), Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.

27. Vũ Trọng Phụng (1999), Vũ Trọng Phụng toàn tập, Nxb Hội nhà văn.

28. Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn. H

29. Trần Hữu Tá (biên soạn) (1992), Vũ Trọng Phụng hôm qua và hôm nay,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30. Trần Hữu Tá (sưu tầm, biên soạn)(1999), Nhà văn Vũ Trọng Phụng với

chúng ta, Nxb TPHCM.

31. Văn Tâm (1957), Vũ Trọng Phụng, nhà văn hiện thực, Nxb Kim Đức. H.

32. Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hài (1995), Tác phẩm báo chí, tập 1, Nxb GD.H. 33. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Giáo dục. H.

34. Thanh Thảo, Mậu Tú (2003), “Mạch lạc trong phóng sự Cạm bẫy

người”. Ngôn ngữ số 5.

35. Nguyễn Mậu Tú (2002), Mạch lạc trong phóng sự nghệ thuật Cạm bẫy

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 84 - 94)