Một số loại quan hệ nguyên nhân

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 72 - 94)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Một số loại quan hệ nguyên nhân

3.2.2.1. Mạch lạc theo quan hệ thời gian - nhân quả

Giữa các sự kiện trong văn bản phóng sự có mối quan hệ với nhau không chỉ được thể hiện bằng các phương tiện nối kết mà còn có thể bằng sựsắp xếp các sự kiện theo một trật tự phù hợpvới quan hệ lô gích giữa chúng. Cách sắp xếp các phát ngôn theo một trật tự nhất định để tạo ra sự mạch lạc trong văn bản phóng sự chính là theo trật tự tuyến tính. Trật tự tuyến tính xác định quan hệ mạch lạc thời gian - nhân quả.

VD: Trong phóng sự Cạm bẫy người, sự kiện Tôi và Bồi An gặp nhau và Bồi An cho Tôi biết về nhiệm vụ “đánh che mắt” ông chú họ của Bồi An; về máu mê cờ bạc của ông chú họ → Sự kiện Tôi được Ấm B nhờ đi làm người lính cản cho Ký Vũ đánh đòn Vân Nam trong cuộc bạc ở nhà Bồi An.

Sự kiện Lão Mỹ Bối và dân thợ Hàng Bạc dùng trạc xếch giao chiến với vợ chồng chú Cắm và bị thua, bèn phải nhờ đến “khoa học” của ông Ấm B → Sự kiện cuộc đỏ đen tại nhà Mỹ Bối do Ấm B sắp xếp → Sự kiện vợ chồng chú Cắm thua hơn 60 đồng → Sự kiện Ấm B cùng đám thợ chia tiền được bạc.

Trong phóng sự Cơm thầy cơm cô, các sự kiện cũng có sự móc nối theo quan hệ thời gian - nguyên nhân. Sự kiện xảy ra trước là nguyên nhân cho sự kiện xảy ra sau. Dựa vào trật tự trước, sau này quan hệ nguyên nhân giữa các sự kiện được thừa nhận một cách ngẫu nhiên và phù hợp với tâm lý chung của con người. Dưới đây là một số ví dụ trích dẫn.

Sự kiện: Bố Đũi làm Lý trưởng bị “phá sản” → Sự kiện Đũi lên thành phố đi ở, trở thành con sen Đũi và bị chủ nhà cho thằng oẳn ăn hiếp → Sự kiện sen Đũi trả thù chủ nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quan hệ mạch nguyên nhân dựa trên trật tự trước sau của các sự kiện diễn biến gần như là một điều tất yếu. Các sự kiện xảy ra trước tác giả trình bày trước và sự kiện xảy ra sau thì được tác giả trình bày sau. Sự kiện trước là nguyên nhân của sự kiện sau. Mạch lạc theo quan hệ thời gian - nhân quả là sự thể hiện của logic khách quan của sự kiện và gắn liền với thời gian tiếp diễn.

3.2.2.2. Mạch lạc theo quan hệ nhân quả thuần túy

Quan hệ nhân quả thuần túy là việc sắp xếp các phát ngôn, các sự kiện trong văn bản tạo nên sự liên kết trong văn bản đó. Biểu hiện của quan hệ nhân quả thuần túy là ở sự liên kết động từ vị ngữ, ở bản thân sự kiện trong cấu trúc văn bản. Mạch lạc theo quan hệ nhân quả thuần túy trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng được biểu hiện ở những dạng sau:

+ Các sự kiện có quan hệ đồng chủ thể, tạo nên một giai đoạn vận động câu chuyện của diễn biến tâm lý nhân vật.

Hầu hết các phóng sự trong Vũ Trọng Phụng toàn tập đều có quan hệ đồng chủ thể. Đó là nhân vật Tôi. Nhân vật tôi tiếp xúc với các sự kiện và tạo nên những sự thay đổi tâm lý của chính bản thân mình. Thông thường, chủ thể Tôi có những suy nghĩ ban đầu về những sự kiện mà mình thấy hoặc định viết ra và cuối phóng sự là suy nghĩ và kết luận về chủ đề mình đã viết. Trong Luận văn, khi tìm hiểu về quan hệ đồng chủ thể, chúng tôi không tìm hiểu về cái tôi – chủ thể tác giả trong từng phóng sự mà xét quan hệ đồng chủ thể của các nhân vật khác trong phóng sự mà Tôi với vai trò là một nhân vật trong cuộc. Các nhân vật trong phóng sự hiện ra không chỉ qua lời kể của nhân vật Tôi mà còn qua lời kể của các nhân vật khác hoặc nhân vật tự bộc lộ về bản thân mình.

Ví dụ: Trong phóng sự Cạm bẫy người, những nhân vật là con bạc xuất

hiện trong tác phẩm, đại diện là trùm đảng Bịp Ấm B. Các nhân vật hầu như không phải với tư cách cá nhân đơn lẻ, chúng đủ tầm vóc đại diện cho cả một lực lượng xã hội. Cả phóng sự xoay quanh những con bạc và những canh bạc trên chiếu - nơi làng bịp tung quân xuất trận với tất cả các ngón đòn, dữ dội,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

áp đảo, với những bức chân dung cụ thể của một, một số nhân vật. Quan hệ đồng chủ thể ở phóng sự này được thể hiện ở một số sự kiện gắn với những hoạt động cờ bạc của một số nhân vật:

Sự kiện: Ấm B mời Tôi mục kích cái tài cầm quân trong môn trạc xếch của ông ở ở phố Hàng Bạc. Ấm B cùng đội quân Hàng Bạc “thịt” vợ chồng chú Cắm. Kết quả Ấm B thắng, cùng đám thợ chia tiền được bạc. Ấm B dẫn Tôi đi thăm xưởng chế tạo khí giới và kể cho Tôi nghe về tiểu sử Ba Mỹ Ký. Ấm B tố giác Tham Ngọc đã mượn danh nghĩa của Ấm B để lấy tiền “quỹ công” đầu tư cho sòng bạc riêng ở chợ Chu, Bắc Cạn. Ấm B kể cho Tôi nghe về tiểu sử Tham Ngọc… Quan hệ này giúp cho người đọc nhận thấy vai trò và sự ảnh hưởng của nhân vật Ấm B, trùm đảng bịp với việc đánh bạc và với các nhân vật trong giới cờ bạc. Qua đó, người đọc thấy được Ấm B không những là người có quyền uy, giỏi ngoại giao và sử lý tình huống mà còn là người chơi bạc bịp rất tài giỏi. Theo bước chân của Tôi tới những sòng bạc, những nơi chế tạo khí giới của bạc bịp, đâu đâu cũng là sự xuất hiện của những tay chân của Ấm B. Ấm B là người cầm quyền điều hành cả hệ thống cờ bạc của làng bịp với những chiêu, những trò, những vai diễn xuất linh hoạt. Nhận ra người nhận ra những tráo trở của cuộc đời, bởi nhiều khi đồng nghiệp là kẻ thù của nhau, con người dễ bị lừa bịp nên Ấm B càng ngày càng lao vào cờ bạc với những mưu mô tinh xảo hơn.

Trong Cơm thầy cơm cô, tác giả dành nhiều trang viết về nhân vật sen

Đũi. Con sen Đũi “đi ở năm 12 tuổi” suốt ngày quần quật làm việc như trâu ngựa “ăn đói làm no” mỗi ngày độ ba trăm lần bị mụ chủ rủa xả “tiên sư cha”. Nhưng cuộc sống vất vả đó đâu có cho nó sự yên ổn. Năm 13 tuổi, nó bị mụ chủ nhà giữ cho thằng oẳn hiếp. Để trả thù mụ chủ nhà, sen Đũi đã đưa cậu con trai của bà ta vào vòng dâm dục. Thế là bé gái ấy đã chính thức gia nhập vào làng mại dâm. Không chỉ có thế, sen Đũi còn mơ ước trở thành một ả đào. Những diễn biến tinh vi, phức tạp của đời sống nội tâm của nhân vật sen Đũi hiện lên rất rõ. Trong lớp sự kiện này, kiện chỉ đóng vai trò khơi gợi cho dòng chảy tâm lý của nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Còn lại là cảm giác, suy nghĩ của nhân vật với những hồi ức, liên tưởng và độc thọai nội tâm. Hẳn nhiên mạch của phóng sự được triển khai theo tâm lý nhân vật nhưng vẫn phải bám sát vào các sự kiện, dựa vào sự kiện. Do vậy, người viết không chỉ miêu tả tâm lý mà là phân tích tâm lý, phân tích gắn với với sự kiện, vì sao chỉ có sự kiện ấy thì tâm lý nhân vật mới có biểu hiện như vậy. Vì vậy, chỉ có một chủ thể là Sen Đũi, các sự kiện trên được lần lượt hiện ra. Thông qua các sự kiện liên quan đến diễn biến tâm lý của chủ thể nhân vật Sen Đũi, nhân vật hiện lên rõ nét và người đọc thấy được cuộc sống bần cùng của những con sen, thằng ở trong xã hội đương thời. Bức tranh hiện thực man rợ về cuộc sống của những con sen, thằng ở vừa phơi bày bản chất xấu xa của một chế độ, vừa ẩn chứa một tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả.

Với Một huyện ăn tết, tác giả đã cấu trúc phóng sự này phần lớn theo những sự kiện liên quan đến nhân vật quan lục sự già. Từ sự kiện sắp đến tết, các ông cai đến xin quan lục sự cho đi tuần đến việc các cấp dưới tết các quan trên và sự xử lý từng tình huống của quan lục sự cho người đọc thấy được đường dây biếu xén, hối lộ của quan lại thời đó: đối với lính cơ thì “cho họ may cho vợ con họ cái áo mới, mua bánh pháo đốt chơi”, “họ phải trích ra một nửa đem lên tỉnh nộp ông quản cơ … ông quản cơ sẽ nhân danh cả cái giới lính cơ dùng số tiền kia để mua lễ vật biếu các quan trên… Sự thăng chức nhanh hay chậm của cá nhân hay của cả đoàn thể ảnh hưởng ở cái lễ to hay nhỏ…” (27;514). Qua đây chúng ta thấy cái tài của Vũ Trọng Phụng đã nối kết vào sự kiện hoàn chỉnh những suy nghĩ, nhạn định của của nhân vật.

Kĩ nghệ lấy Tây, tác giả xoay quanh hàng loạt nhân vật như Bà ách Nhoáng, bà đội Chóp, bà Kiểm Lâm, bà cai Budich, cô Duyên, cô Tích, cô Ái,... mỗi cảnh đời gắn liền với những sự kiện khác nhau nhưng tất cả đều đau thương, tủi cực. Họ đều là những số phận bị tha hoá về đạo đức, về lương tâm, về phẩm giá. Và ở những con người ấy, hầu hết đều có những sự kiện xảy ra trong đời móc nối nhau theo quan hệ nguyên nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ:

Duyên là một cô gái quê, chán chồng quê mùa, bẩn thỉu, chán cuộc sống cấy cày ở quê mà lên hà thành mơ ước tới những chàng trai thanh lịch. Lên kinh đô, Duyên gặp một chàng trai ăn nói ngọt ngào, dễ nghe và qua đêm với họ. Duyên bị lừa, phải tháo cả đôi khuyên bạc trả tiền nhà trọ. Duyên sống vất vưởng ở kinh thành và đến khi không chịu nổi nữa thì lên Chùa Thông, chính thức nhập vào thế giố của những người muốn lấy chồng Tây. Duyên cũng lấy được chồng Tây qua sự dìu dắt của bà Cẩm. Lần lượt, Duyên đã làm vợ của ba ông chồng là lính lê dương. Và bà Cẩm có tiền hoa hồng bỏ túi. Như vậy, Bà Cẩm là một tú bà, gần như buôn người. Cô Duyên thì nào có khác một gái điếm. Người đọc thấy Duyên, một mặt rất đáng trách một mặt lại rất đáng thương. Đáng trách vì là một cô gái xuất thân từ làng quê, có chồng, có gia đình mà không chịu vun vén, xây dựng hạnh phúc gia đình mà lại mơ ước viển vông. Nhưng cô cũng đáng thương vì số phận của những người phụ nữ trong xã hội thực dân - phong kiến đương thời thật là rẻ mạt. Rời quê nghèo lam lũ lên chốn phồn hoa, người phụ nữ những mong một sự đổi đời, hay chí ít cũng là thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Nhưng họ chỉ trở thành công cụ, phương tiện của những kẻ buôn người, của đồng tiền mà thôi.

Như vậy, quan hệ nguyên nhân theo nội dung sự kiện đồng chủ thể trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng thường có tác dụng nhấn mạnh về các sự kiện xảy ra trong cuộc đời nhân vật, qua đó làm nổi bất một hoặc một vài đặc điểm nổi trội nào đó của nhân vật để thực hiện những dụng ý nghệ thuật của tác giả..

+ Quan hệ nguyên nhân theo nội dung sự kiện khác chủ thể.

Ví dụ: Trong phóng sự Cạm bẫy người, Sự kiện Tôi được Ấm B nhờ đi

làm “người lính cản” cho Ký Vũ đánh đòn Vân Nam trong cuộc bạc ở nhà bồi An có quan hệ nguyên nhân – hệ quả theo nội dung sự kiện khác chủ thể với sự kiện Tôi đối thoại với Kỹ Vũ, Ký Vũ kể về đoạn đời “chẳng ra gì” của mình, kể về lai lịch của Cả Ủn và Ấm B, Tôi ân hận về sự cướp tiền thuốc của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, giữa hai sự kiện có mối quan hệ nguyên nhân. Sự tác động của các nhân vật trong giới cờ bạc với nhau (Tôi, Ký Vũ) tạo thành quan hệ nhân quả cho các sự kiện.

Ở phóng sự Lục Xì, sự kiện Tôi đến nhà săm tìm gái nàh thổ để tìm hiểu về họ, được gặp thị Lành, thị Yến và nghe chị kể về việc chị bị ép cầm giấy: “Đáng lẽ tôi chưa phải cầm giấy, vì mới bị bắt có lần đầu. Thế mà tôi phải cầm giấy! Phải xin giấy ngay tức khắc! Chúng nó nhất định thế! … Chúng nó là bọn nhà thổ bị giam trong lục xì chữa bệnh, chứ còn ai nữa!... Mụ chủ hẳn thiếu người, nên dặn con em xui tôi phải cầm giấy cho được! Không đêm nào chúng nó không đánh tôi như đòn xăng tan…” (27;471) Như vậy, sự kiện thi Lành bị bắt vào lục xì, bị giam cùng những người cùng nghề nhưng “cũ” hơn thị là nguyên nhân dẫn đến việc thị Lành phải cầm giấy để suốt đời trung thân với nghề làm điếm. Chính những con người cùng giới, cùng nghề với thị đã vừa dỗ ngọt, vừa đánh đập khiến thị phải quỳ xuống đất “Em lạy các chị, đừng đánh đập em nữa! Em nhất định xin cầm giấy và về nhà các chị rồi!”. Chủ thể của sự kiện thị Lành phải cầm giấy làm nghề mại dâm không phải do thị, nguyên nhân do đối tượng khác chủ thể: bọn gái có giấy ở nhà lục xì ép thị.

Quan hệ nguyên nhân khác chủ thể trong phóng sự Vũ Trọng Phụng cho chúng ta biết về nội dung của các sự kiện do những sự kiện khác trong kết cấu của tác phẩm tạo nên. Nhưng đó chỉ là những quan hệ lỏng lẻo bởi sự tác động của các sự kiện lên nhau có thể sẽ thay đổi do một nhân tố ảnh hưởng nào đấy. Trong phóng sự Kĩ nghệ lấy tây, sự kiện Hiếc – Tôn nói với Tôi về

việc vợ của ông là bà Kiểm Lâm chọn ông làm chồng: “Tôi thích nhất vì vợ

tôi đây là người có thể tin cậy được. Trong hai người muốn lấy nó, một người già yếu với một người trẻ tuổi đẹp đẽ, thì nó đã chọn người già, là tôi. Một việc ấy đủ tôi vững tâm được một người vợ trung thành.” (27 ;283). Sự sung sướng và niềm tin của Hiếc Tôn về vợ của mình có nguyên nhân không chỉ là ở sự chọn lựa của bà vợ mà còn ở việc khi Hiếc - Tôn nghi ngờ quan hệ giữa Tôi với bà Kiểm Lâm. Sự xuất hiện của Tôi, sự lựa chọn của bà Kiểm Lâm khiến Hiếc – Tôn thấy tự hào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2.3. Mạch lạc theo quan hệ suy luận nguyên cớ giữa các sự kiện

Nguyên cớ giữa các sự kiện là tự nhân quả theo logic vận động nội tại của các sự kiện hay của các lớp sự kiện lớn trong phóng sự. Các sự kiện tham gia quan hệ nhân quả theo sự suy luận nguyên cớ giữa các sự kiện không cần thiết phải sử dụng quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân – hệ quả. Chúng tôi nhận ra quan hệ này giữa các sự kiện theo chính nội dung ngữ nghĩa mà các lớp sự kiện biểu thị. Trong quan hệ suy luận nguyên cớ giữa các sự kiện, sự kiện này là điều kiện, là cái cớ cho sự kiện kia xuất hiện.

Trong phóng sự Cạm bẫy người, Sự kiện1: Cuộc đối thoại giữa Vân và

nhân vật Tôi và sự kiện 2: Cuộc đón Tham Ngọc tại nhà Vân có quan hệ nhân

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 72 - 94)