Mạng lưới quan hệ thời gian đẳng tuyến

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 53 - 55)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Mạng lưới quan hệ thời gian đẳng tuyến

Căn cứ vào các loại quan hệ thời gian đã khảo sát trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi khái quát thành các mạng lưới quan hệ thời gian, trong đó có mạng lưới quan hệ thời gian đẳng tuyến.

Khi trật tự sắp xếp các sự kiện trong văn bản phóng sự có thời gian lịch sử trùng khít với thời gian tự sự tạo nên thời gian đẳng tuyến. Các sự kiện xoay quanh nhân vật trong suốt thời gian nhân vật xuất hiện tạo thành một chuỗi các sự kiện về nhân vật. Tuy nhiên, không có bất cứ phóng sự nào của Vũ Trọng Phụng mà chỉ xoay quanh một nhân vật. Các nhân vật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng rất phong phú. Vì thế, các sự kiện xoay quanh nhân vật chỉ là những sự kiện nằm trong các sự kiện lớn hơn. Mặc dù vậy, giữa các sự kiện vẫn tồn tại quan hệ thời gian đẳng tuyến. Dưới đây là một số ví dụ trích dẫn mà chúng tôi đã khảo sát.

Trong phóng sự Cạm bẫy người, Nhân vật trùm đảng bịp Ấm B xuất hiện 14 lớp sự kiện. Ở lớp sự kiện thứ nhất (Ông thân tôi là mòng), Ấm B tuy không xuất hiện trực tiếp trong cuộc gặp gỡ, cuộc đỏ đen giữa Tham Ngọc - người thợ săn và cụ Phán (bố Vân) – con mòng, Vân – người hướng đạo, Tôi – người tò mò, đi xem nhưng Ấm B được Tham Ngọc nhắc tới khi tan cuộc bạc và chia tiền:

“…Đáng lẽ ta chia ba, ông Ấm B… ở Hà Nội với tôi hai, còn bác một… Nhưng mòng là cụ nhà thì bác cứ cầm bốn mươi của. Anh em chúng tôi chỉ dùng số 23 hòn đạn là đủ rồi…” (27;77)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mặc dù không ra mặt nhưng cuộc bạc xảy ra ở nhà Vân vẫn do sự sắp xếp, điều khiển của Ấm B. Điều đó chúng tỏ “tài nghệ” và uy quyền của Ấm B trong giới cờ bạc. Vì thế, Ấm B xuất hiện ở tất cả các sự kiện của phóng sự từ lời kể của các thuộc hạ, lời kể của Âm B và qua sự tiếp xúc trực tiếp của nhân vật Tôi. Từ việc Ấm B kể lại quá khứ của mình, thuật lại cho đồng đảng hoặc diễn lại, hoặc trực tiếp biểu diễn những thủ đoạn, những ngón bịp tinh vi

xảo quyệt, những cách biến hóa về “vai diễn” sao cho phù hợp với các canh

bạc, những sự điều khiển thuộc hạ một cách linh hoạt… Các lớp sự kiện lớn trong tác phẩm đều có sự hiện hữu của nhân vật Ấm B. Tất cả 14 lớp sự kiện của tác phẩm cho phép chúng ta kết luận về vai trò “tối cao” của trùm đảng bịp trong giới bạc bịp và những ảnh hưởng quan trọng của nhân vật này với “thế giới cờ bạc” ở Hà Thành và các tỉnh lân cận.

Trong Một huyện ăn tết, tác giả miêu tả không khí đón tết ở một huyện

nọ nhưng thực chất là của một hệ thống quan lại tham nhũng trong xã hội đương thời. Một mắt xích quan trọng trong hệ thống ấy là quan lục sự già. Mọi sự kiện xảy ra hầu như đều liên quan đến nhân vật này. Mối quan hệ giữa nhân vật ông lục sự và các nhân vật khác thể hiện qua các sự kiện liên quan đến việc “chuẩn bị” cho cái tết. Bên trên quan lục sự là quản cơ tỉnh, trên nữa là các cụ Bố, cụ Thượng, ông Đồng. Phía dưới là cai cơ và các lính cơ. Sợi dây liên hệ giữa các nhân vật với nhau trong thời gian “năm cùng tháng tận” ấy là tiền quà tết và quy trình biếu xén. Ông Lục sự là người hiểu rõ nhất, nắm chắc nhất các quy cách cho và nhận ấy. Ví dụ:

“Ông lục sự đã bỏ cả gần hai buổi làm việc quan rồi, vậy mà những lúc đã tan hầu, họ cũng vẫn chạy đến tìm ông” (27;508)

“Năm hết tết đến, tháng củ mật là tháng rất nguy hiểm cho sự an cư lạc nghiệp của lương dân… Vậy thì phải cho lính cơ đi thanh tra một lượt tất cả các làng…” (27;512)

“Đến buổi chiều hôm hai mươi ba… toán lính cơ ra xếp hang oai nghiêm trước huyện… gươm sang uy nghi, trịnh trọng lên đường.” (27;515)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các sự kiện trong phóng sự Cơm thầy cơm cô cũng chủ yếu là các sự kiện hành động, tức là các sự kiện xảy ra và liên quan đến nhân vật. Chúng được tiếp nối theo quan hệ thời gian thành một hệ thống. Ví dụ:

Thoạt đầu, khi đứng thập thò sau lưng một mụ đưa người, cái Đũi cứ trông những tủ chè khảm, câu đối sơn son thiếp vàng…

Một ngày đầu, may không có chuyện gì. Tối hôm sau, vì ăn cơm khuya, thức ăn lại không đủ dung nên cái Đũi liền khắng vào cái liễn trong gác- măng-dê, lấy ra ba miếng thịt vịt. Không ngờ bảnh mắt sang hôm sau nữa, bà chủ lôi sềnh sệch cái Đũi ra “nơi xảy ra án mạng ấy”, cốc cho cái Đúi đến ba mươi cái bươu đầu …

Từ giờ trở đi thì bà chủ cứ được thể lục tiên nhân cha con sen ra, bất cứ vì tội gì… Một hôm kia, sau khi cái Đũi đi mua một hào thịt quay về để lên mâm cơm ông chủ thì… Ấy thế mà giữa ông chủ với bà chủ đã xảy ra một cuộc khẩu chiến đại kịch liệt” ( 27;321)

Trình tự giữa các sự kiện là trình tự thời gian nhân quả của chính thời gian lịch sử từ lúc con sen Đũi đến nhà chủ mới giầu có đến lúc bị chủ đánh đập, và có ý định báo thù. Sự liệt kê các sự kiện theo kiểu trên của Vũ Trọng Phụng khiến người đọc có cảm giác câu chuyện như vừa mới xảy ra, như có thực trong đời sống và tác giả là người ghi chép lại một cách chân thực.

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)