Cấu trúc nguyên nhân trong phóng sự

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 59 - 94)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Cấu trúc nguyên nhân trong phóng sự

Để tồn tại, quan hệ nguyên nhân phải dựa vào những cơ sở nhất định của nó. Trabasso và Van den Broek (1985) [4,170] đã nêu ra “bốn tiêu chuẩn có tính nguyên tắc để thiết lập quan hệ nhân quả giữa hai sự kiện. Đó là:

- Tính ưu tiên về thời gian - Tính còn hiệu lực

- Tính cần - Tính đủ

Ví dụ: Nếu hai sự kiện E1 và E2 có quan hệ nguyên nhân với nhau thì E1 phải sảy ra trước E2; E1 phải còn hiệu lực cho đến khi E2 xuất hiện; E1 phải là điều kiện cần cho sự xuất hiện của E2 (tức là E2 không thể xuất hiện một cách bình thường nếu không có E1); và hoàn cảnh xung quanh được thừa nhận là đủ cho mỗi quan hệ này có hiệu lực”.

Đây là quan hệ có vai trò rất quan trọng trong văn bản truyện vì theo các nhà nghiên cứu, một hồi của truyện là một chuỗi các sự kiện có quan hệ nguyên nhân trong đó điều kiện ban đầu kích hoạt những hoạt động hồi đáp bên trong và bên ngoài, từ phía nhân vật. Trong văn bản phóng sự, quan hệ nguyên nhân biểu hiện dưới hai dạng là các loại quan hệ nguyên nhân và mạng lưới các quan hệ nguyên nhân thể hiện qua sự liên kết giữa các sự kiện. Đó là:

- Quan hệ nhân quả kế tiếp - Quan hệ nhân quả gián cách - Quan hệ nhân quả chuỗi

Các quan hệ nguyên nhân đó có vai trò như là những phương tiện giải đoán mạch lạc của văn bản truyện. Nhờ đó là ta có thể vạch ra sự phân biệt một bên là những sự kiện có tính chất ngoại vi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quan hệ nhân quả giữa hai đối tượng X, Y theo cách hiểu của GS

Nguyễn Đức Dân như sau: “Giả sử hai đối tượng X, Y có quan hệ nhân quả

nghĩa là X ở trạng thái A sẽ làm Y ở trạng thái B, còn khi X ở trạng thái C sẽ làm Y ở trạng thái D”. [9, 212]. Trong đó quan hệ nhân - quả lỏng và quan hệ nhân - quả chặt. Quan hệ nhân quả lỏng tồn tại khi A là kiều kiện cần của B. Quan hệ nhân quả chặt tồn tại khi A là điều kiện cần và đủ để xuất hiện B.

- Theo Diệp Quang Ban [4, 169], nói về quan hệ nguyên nhân trong văn bản cần đề cấp đến ba hiện tượng sau:

+ Quan hệ nguyên nhân được đánh dấu bằng các từ ngữ chỉ quan hệ:

Quan hệ nguyên nhân có thể được đánh dấu bằng các quan hệ từ như: vì, do,

bởi, bởi vì, vì thế, vì vậy, tại…(chỉ nguyên nhân); nên, cho nên, thế là, thề

…..(chỉ hệ quả). Đó chính là những phương tiện diễn đạt quan hệ nguyên

nhân giữa các câu, giữa các vế câu, thậm chí là những đoạn văn bản với nhau. + Quan hệ nguyên nhân thể hiện qua khuôn mẫu diễn đạt: là loại quan hệ có thể diễn đạt được bằng trật tự các câu hay mệnh đề mà không dùng đến các phương tiện diễn đạt vừa nêu trên. Dựa vào nội dung của các sự kiện có thể xác định được quan hệ nhân - quả: Thông qua suy luận có thể chứng minh được nhiều sự kiện diễn ra trước là nguyên nhân dẫn đến các sự kiện sau. Trình tự giữa của các sự kiện tự chúng ta cho thấy quan hệ nhân quả, và điều này cũng được phản ánh trong việc dùng ngôn ngữ để thể hiện chúng.

Ngoài quan hệ nhân quả thuần túy, qua khảo sát các văn bản phóng sự, điều mà chúng tôi nhận thấy có một loại quan hệ rộng hơn, phổ biến hơn được tồn tại lâm thời trong văn bản mà chúng tôi tạm gọi là quan hệ nguyên cớ.

Theo đó, luận văn hiểu mối quan hệ nhân quả và nguyên cớ như sau:

Quan hệ nhân quả: là quan hệ lôgic chặt chẽ giữa các sự kiện (hoặc quan hệ

tất yếu trong cuộc sống). Chẳng hạn Vì nó không chăm chỉ học hành nên bị

thi trượt….., hoặc là quan hệ do người viết dẫn dắt, áp đặt bằng cách dùng các quan hệ từ để xác lập các quan hệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quan hệ nguyên cớ: là quan hệ không dùng các hình thức (liên từ, từ liên từ), những người đọc, dựa trên cơ sở sự tiếp nối của các sự kiện, tự nối kết chúng lại với nhau thành chuỗi mạch lạc.

Thông qua các khuôn mẫu diễn đạt các quan hệ nguyên nhân, chúng ta có mạng lưới các quan hệ nguyên nhân. Trong văn bản tồn tại những chuỗi sự kiện có quan hệ nguyên nhân, trong đó sự kiện ban đầu kích hoạt những hoạt động hồi đáp bên trong, và cả bên ngoài, từ phía nhân vật. Trên cơ sở đó, quan hệ nguyên nhân trở thành một trong những quan hệ có tác dụng quyết định trong việc tạo ra tính mạch lạc. Mạng lưới quan hệ nguyên nhân được xác định khi một chuỗi các quan hệ nguyên nhân chuyển tiếp từ cái này sang cái tiếp theo.

3.2. Căn cứ để xác định quan hệ nguyên nhân và loại quan hệ nguyên nhân s

3.2.1. Căn cứ xác định quan hệ nguyên nhân

Trong phóng sự, do đặc điểm thể loại nên các sự kiện đều có mối quan hệ nguyên nhân. Sự kiện trước dẫn đến sự kiện sau, là điều kiện để sự kiện sau xuất hiện. Để xác định sự xuất hiện của các sự kiện theo quan hệ nguyên nhân, chúng tôi căn cứ vào những từ chỉ quan hệ nguyên nhân và những từ chỉ hệ quả.

3.2.1.1. Từ chỉ quan hệ nguyên nhân: vì, bởi, tại, bởi vì

Vì, bởi, tại, bởi vì là những từ chỉ quan hệ nguyên nhân, chúng cùng một nét nghĩa chỉ nêu ra là đối tượng gây ra trạng thái “do ai”, nêu nguyên nhân, lý do “vì đâu. Theo thống kê ban đầu của chúng tôi, ở nét nghĩa này, trong các phóng sự của Vũ Trọng phụng có 145 lượt dùng của các từ chỉ quan hệ nguyên nhân, trong đó có 126 lượt dùng của từ (chiếm 86,89% ), từ bởi có 8 lượt dùng (chiếm 5,51% ), từ bởivì có 5 lượt dùng (chiếm 3,4%), từ tại có 6 lượt dùng (chiếm 4,13% ). Như vậy, các từ chỉ nguyên nhân xuất hiện với tần số cao, trong đó từ có tần số sử dụng cao nhất, mức độ đậm đặc nhất. Điều này chứng minh cho việc từ là từ tiêu biểu nhất để chỉ quan hệ nguyên nhân. Dưới đây là những ví dụ trích dẫn của chúng tôi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong phóng sự Cạm bẫy người, Vân giải thích với bạn mình nguyên nhân làm anh trở nên vui vẻ, yêu đời là do đã nghĩ ra một “méng” kiếm tiền mà anh cho là rất đáng yêu là rước bịp về “đánh” cha mình:

Tôi đã đỡ được nỗi chán đời vì đã tìm ra được cách mở két của ông cụ. Tôi mới có được một méng rất đáng yêu cả tinh thần lẫn xác thịt nhưng phải cái hơi đáng giận là cái đức lớn trong sự tiêu tiền.” ( 27;73)

Trong Kỹ nghệ lấy Tây, từ chỉ quan hệ nguyên nhân nối kết hai sự kiện lại với nhau, giải thích cho sự kiện được nêu ra trước đó. Lý do của sự giận là việc nhân vật nói sự thực là đàn bà An Nam rất xấu, là “những đứa trẻ ốm yếu và mười hai lần nhơ bẩn” (27 ;288)

“Xin lỗi ông, ông có giận tôi vì lại nói xấu người đàn bà xứ sở ông không? Chắc không vì ông cần biết những sự thực.” (27 ;228)

Do nhiều nguyên cớ, việc lấy Tây cũng diễn ra có tính “đặc thù” trong xã hội thực dân, phong kiến. Nhà phóng sự Vũ Trọng Phụng đã chỉ ra một số nguyên nhân như:

Vì rằng lấy chồng là vì tiền, như thế, họ tha thứ mình được” (27;242) “Vì đưa tiền trước nên lấy được vợ, ông thấy một cuộc nhân duyên như thế có giống với sự buôn bán không?

Với thiên phóng sự Lục xì, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả nạn mại dâm từ

một góc độ khác, góc độ khái quát của một công trình điều tra khoa học về tệ nạn này. Nguyên nhân của tệ nạn này cũng được tác giả trình bày khá rõ:

Trong cái số năm nghìn gái đĩ ấy, ông Virgitti nghiệm ra rằng không kể những kẻ bán trôn nuôi miệng vì không muốn chết đói, thì đa số còn lại chỉ làm đĩ vì cái thích làm đĩ mà thôi.” (27;356)

Nhà lục xì cũng có lịch sử phát triển. Nguyên nhân làm cho nó càng ngày càng phát triển cũng rất khác lạ với:

“…những phiên hội đồng thành phố rất náo nhiệt trong đó các ông y sỹ công, y sỹ nhà binh kêu gào cho nhà lục xì được thịnh vượng vì lẽ phải giữ gìn nòi giống… vì cho rằng vấn đề mại dâm là không thể cai trị được…. Cái nhà lục xì ấy không bao giờ làm cho các ông thầy thuốc hài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lòng vì bất cứ ở đâu, những ông thầy thuốc cũng vẫn hăng hái, sốt sắng muốn cải cách, bổ khuyết … nghĩa là muốn công quỹ phải bỏ ra nhiều tiền vì khoản ấy…” (27; 368)

Việc tham nhũng cũng là một tệ nạn mà Vũ Trọng Phụng đề cập trong phóng sự của mình. Với Một huyện ăn tết, ông đã chỉ ra nguyên nhân của việc đi khai thác đề tài nóng bỏng này:

“… vì lẽ gì những ngón xoay tiền giữa một xã hội đã mang nặng trên lưng cuốn quốc sử của nó những hai nghìn năm cái tính chất gà què ăn quẩn, mà lại còn chưa là một ván đề bất chấp của thời gian?” (27;507)

Xoáy vào chủ đề tham quan ở một huyện nghèo trong dịp tết Nguyên đán, tác giả cũng lý giả nguyên nhân:

““Ăn Tết” nói đây không phải chỉ có cái nghĩa hẹp hòi của nó, vì nếu chỉ có thế thì biết kể chuyện gì, còn biết tường thuật cái gì… tôi chỉ trình bày những phương tiện mà thiên hạ đã ứng dụng để đi tới cái mục đích được hưởng những cái nhàm ấy mà thôi… là vì tôi đã năng được nằm bên khay đèn của ông lục sự già…” (27;508)

Để biểu thị những điều sắp nêu ra lý do hoặc nguyên nhân của điều được nói đến, trong các phóng sự của mình, Vũ Trọng Phụng không chỉ sử dụng từ vì mà còn sử dụng những từ có ý nghĩa tương tự như: vì rằng, vì chưng, vì lẽ, bởi lẽ, do thế....

Nêu nguyên nhân của sự kiện các “đồng nghiệp” trong giới cờ bạc bịp “có khi chỉ vì một con mòng cũng đủ đâm lòi ruột nhau”, Ấm B đưa ra kết luận:

Vì rằng, trò đời nó thế, đồng nghiệp với nhau chính là kẻ thù của nhau” (27;193)

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc bà Kiểm lâm và chồng là lính lê dương mâu thuẫn với nhau trong phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, nhân vật tôi hỏi:

“Thế câu chuyện xảy ra vừa rồi thì nguyên do bởi đâu?” (27;240)

Trong phóng sự Cơm thầy cơm cô, nhân vật tôi tìm thấy của những người chủ đối với người ở được thể hiện:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“…mỗi đứa là một cái thế giới riêng, bởi lẽ ta không để ý ngắm nghía kỹ bọn ấy bao giờ”( 27;326)

“Bởi lẽ”giải thích cho việc bất cứ ai, dù là ông chủ hay bà chủ, của cha

mẹ khi không chú ý đến con cái và càng không để ý đến người ở “được chửi

mắng thì nhiều và thương thì rất ít”.

Cũng vì nguyên nhân trên, cộng thêm tính bất lương sẵn sàng đồng lõa để gây tội ác vào bất cứ hoàn cảnh nào vì mục đích kiếm xu, trong gia đình cuộc sống cũng rất tồi tệ, nên mới có trường hợp:

“Còn xa tôi mới “làm án” cho một con sen bị đánh gần bỏ mạng vì không mua bằng hai lần một hào thịt quay cho chủ nhà khi chủ nhà không dặn kỹ nó, do thế, báo thù cho chủ nhà bằng cách dạy con chủ nhà vào cái vực dâm bôn.” (27;327)

Trong xã hội thực dân phong kiến, không chỉ có nạn cờ bạc, nạn gái điếm, có cuộc sống khốn khổ của những con sen thằng ở mà còn có nạn tham

nhũng. Hàng loạt những nguyên nhân của nạn tham nhũng được đưa ra: “…

chỉ vào những ngày cuối cùng ấy là quan nha mới làm được cái gì quả thực là có ích cho sự an lạc của xã hội dân quê, vì họ không bới lông tìm vết, không đòn sóc hai đầu giành hòa giải xung đột, vì ai nấy cũng muốn ăn cái Tết cho yên ổn, vì cái tết làm kẻ ác cũng trở nên nhân đức trong chốc lát.

Và, bởi những cớ như trên đã nói, những thầy nho già và trẻ, đều đã gấp quần áo cũ, xếp những đồ dùng lặt vặt vào va ly để sửa soạn ra về…” (27;516)

Tại cũng là từ biểu thị nguyên nhân của việc không hay không được nói đến: “ À, tại nó chứ không phải tại tôi chút nào cả… Có khi sẵn tiền, họ tìm đến bọn trẻ hơn mình mà chơi kia…” (27;240)

Như thế, nhân vật bà Kiểm Lâm đã giải thích rõ ràng cho việc vợ chồng bà cãi nhau, đánh nhau vừa xảy ra mà nhân vật tôi được chứng kiến. Tại

chồng bà - một người lính lê dương - người chồng thứ tư của bà “nhiều khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong phóng sự Lục xì, khi “tôi” nói về nạn mại dâm ở nước Pháp là một nguyên nhân dẫn đến tệ nạn này ở An Nam, người học trò cũ người An Nam đang sống ở Pháp cho rằng:

Nhưng mà những thói xấu mà tôi nhận là có ấy thì chính là tại các ông tải sang xứ sở chúng tôi! Trước khi có cuộc bảo hộ, chúng tôi đâu có những thói xấu ấy!” (27;460)

Như vậy, nguyên nhân nạn mại dâm những tưởng của người Pháp mang sang đất An Nam trong quá trình bảo hộ. Nhưng không. Là do phụ nữ An Nam đương thời hư hỏng làm người Pháp hư hỏng theo.

Qua phân tích trên chúng tôi thấy, những từ chỉ quan hệ nguyên nhân nhằm mục đích nối liền sự kiện giữa các vế câu, giữa các câu những đoạn văn với nhau. Sự kiện là nguyên nhân được giải thích rõ ràng cho sự kiện sảy ra tiếp theo. Cứ như thế, các sự kiện móc nối với nhau và tạo nên tính mạch lạc cho văn bản. Nhưng các từ chỉ nguyên nhân được biểu hiện ở những dạng nào? Dưới đây là kết quả thống kê định tính của chúng tôi về các dạng đó.

Dạng 1: Các từ chỉ nguyên nhân :vì, bởi, bởi vì, tại… có tác dụng nối vế chỉ sự kiện hệ quả với vế chỉ quan hệ nguyên nhân tạo nên câu chỉ quan hệ nguyên nhân:

“Đáng lẽ tôi cũng không dùng đến kế này vì nó bất lịch sự quá…” (27;72) Trong phóng sự Cạm bẫy người, Vân giải thích lý do việc đưa bịp về “bắt” cha đẻ của mình để được chia tiền. Từ chỉ nguyên nhân vì ở đây đã nối vế chỉ sự kiện hệ quả. Trước và sau vì là một cụm chủ - vị. Nguyên nhân và lời giải thích liên kết với nhau tạo nên sự chặt chẽ, logic. Nhưng lời giải thích của Vân thật đáng sợ!

Cũng trong phóng sự Cạm bẫy người, khi ông Mầu - người buôn gỗ - đã

thua một canh xóc đĩa tới đúng một nghìn thì “ông chẳng nghĩ ngợi vì số tiền ấy, ông nghĩ là nghĩ đến lời quả quyết của một người bạn thân nói với ông, sau khi hỏi thăm đến chuyện thua bạc: Thôi chết! Bọn bịp nó thịt bác rồi.”( 27;110). Từ nói về nguyên nhân của sự việc đã xảy ra, ở trong câu, nó có tác dụng liên kết các ý với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong phóng sự Kĩ nghệ lấy tây, một người đàn ông Tây phương đã trải qua 14 lần vợ tại đất An Nam đã cho nhân vật tôi biết về cuộc sống đó của mình:

“Ngày nào cũng thường cãi cọ nhau; nó mắng tôi là khốn nạn vì ghen tuông, tôi mắng nó là khốn nạn vì đĩ thõa.” (27;229)

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 59 - 94)