6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Một số loại quan hệ thời gian
2.2.2.1. Đối chiếu thời gian phát ngôn, thời gian lịch sử và thời gian tự sự
Để xác định quan hệ thời gian giữa các sự kiện được chuẩn xác thì việc đối chiếu thời gian phát ngôn, thời gian lịch sử và thời gian tự sự là rất cần thiết. Khi tác phẩm tự sự đến với đọc giả thì với tác giả, tác phẩm đó đã trở thành thời quá khứ. Vì thế, muốn tìm hiểu rõ tính mạch lạc của văn bản phóng sự, chúng tôi đặt tác phẩm trong sự suy luận của cả ba trục thời gian.
Với các phóng sự của mình, Vũ Trọng Phụng đã đặt các sự kiện trong những khung thời gian nhất định. Chính điều đó tạo cho mỗi sự kiện có tính độc lập riêng khiến cho người đọc có cảm giác về thời điểm xảy ra sự kiện.
Cạm bẫy người là một phóng sự có cốt truyện sự kiện đảo tuyến trong đó thời gian phát ngôn và thời gian lịch sử không chênh nhau nhiều, nhiều khi thời gian tự sự trùng khít với thời gian lịch sử. Sự đảo tuyến xảy ra khi các nhân vật nhớ lại, hồi tưởng lại thời quá khứ của mình hoặc kể lại quá khứ của mình với người khác. Các trạng từ chỉ thời gian xuất hiện với số lượng lớn và tần số cao với cả những trạng từ chỉ thời gian cụ thể và trạng từ ước lượng không chính xác. Những trạng từ chỉ thời gian cụ thể như: Ngày 20 tháng 02 năm 1933, ngày 20 tháng 6 năm 1933, vào khoảng trước năm 1900, ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mồng hai tết Nguyên đán năm 2012… Điều đó cho thấy hoàn cảnh lịch sử của phóng sự xác định rõ hơn. Khoảng thời gian tự sự chính là khung thời gian cho phóng sự.
Cụ thể là những năm 30 mà xã hội có nhiều sự thay đổi. Thời gian lịch sử là quãng thời gian mà nhân vật Tôi chứng kiến sự sa ngã vào thế giới cờ bạc, vào những trò lừa bịp của nhân vật Vân, của Trùm ấm B, của Tham Ngọc theo một lộ trình: “Khi một người đã sa ngã, hoặc tự mình, hoặc do người khác xô đẩy cũng vậy, đã sa ngã một lần rồi cứ sa ngã mãi: Từ ngày 20 tháng 2 năm 1933, “tôi” được xem bức thư Vân viết để mời Ấm B ở Hà Nội về Bắc Ninh để “bắt ông cụ” để được chia tiền bằng cờ bạc bịp. Và từ đó, Vân gọi kẻ “giết bố để cứu con” ấy là “ân nhân”, đi theo “ân nhân” để kiếm sống. Từ sự kiện đó, “tôi” tiếp cận được thế giới cờ bạc bịp và miêu tả lại một cách chân thực. Thế là các sự kiện xảy ra trong cuộc sống của những con người liên quan đến cờ bạc hiện ra là một chốn toàn những trò lừa đảo, bịp bợm. Họ bày đặt sẵn để lừa gạt nhau, hãm hại nhau... làm cho nhau điêu đứng, cho nhau khốn khổ, khốn nạn... Một hệ thống cờ bạc bịp có tổ chức với những tên “trùm” như Ấm B, có “kĩ sư” chuyên chế tạo khí giới ở xưởng như Ba Mý Kỹ, có những người được mệnh danh là “giáo sư quỷ thuật” chuyên sống
bằng nghề cờ bạc bịp, có một cơ cấu từ thủ quỹ đến “ngót trăm tay tạ… là
những anh đầu trâu đầu ngựa chuyên môn đi đón khách cho sòng… có hai ba bác tài... vừa đóng những vai đầy tớ dễ bảo lại vừa là du côn…” (27 ;105). Các “động” công khai hay bí mật là “đồng nghiệp” nhưng cũng là “kẻ thù”, sẵn sàng thanh toán nhau theo “luật” của giới giang hồ... cùng trăm phương ngàn kế để, cứ mỗi mùa săn (kỳ lĩnh lương của công chức, kỳ thu thuế của chức dịch, hào lý) là lập tức ra quân. Có trường hợp người cháu nhân cơ hội ông chú họ ở quê cầm tiền ra Hà thành mua nhân sâm làm thuốc cho con trai đang ốm thập tử nhất sinh, bị cháu cho vào tròng để rồi hôm sau trông ông chú “rũ rượi người ra như con chim bị đạn” (27;99). Trong cái thế giới
đó, con người đối xử với nhau theo nguyên tắc “làm thịt”. Tất cả những sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thời gian từ ngày nhân vật Vân viết thư mời Ấm B về nhà bịp bố mình vào ngày 20 tháng 02 năm 1933 (26/02/1933) đến sự kiện đám ma Ba Mý Kỹ vào ngày 10 tháng 6 năm Quý Dậu (1/8/1933). Khung thời gian tự sự chỉ là trong vòng 6 tháng.
Thời gian khách quan sự kiện được thuật lại theo đúng trình tự với các sự kiện diễn ra trong “làng” cờ bạc bịp và theo sự tha hóa của nhân vật Vân…chiều hôm ấy… hai hôm sau… lần này… buổi sáng hôm sau… tối hôm nay… hôm nay… hôm sau… ngày mai… môt bữa kia… tối thứ nhất… tối thứ nhì… tối thứ ba… trong nửa tháng ấy… sáng hôm nay… một lát sau… hôm nay… sáu giờ sáng… vừa lúc này… Các sự kiện xảy ra nối tiếp nhau một cách rất tự nhiên như nó vốn có. Vì vậy, đọc phóng sự Cạm bẫy người, chúng ta như bước vào làng cờ bạc một cách trực tiếp, chứng kiến nó, thấy những thủ đoạn lừa bịp của nó… Sự sáng tạo của Vũ Trọng Phụng chính là làm cho các sự kiện luôn luôn sống. Theo bước chân của nhân vật “tôi”, người đọc bị lôi cuốn không chỉ ở những hiện thực của tệ nạn cờ bạc mà còn ở cả nguyên nhân, quá trình tha hóa của những con người trong xã hội đó. Đây chính là
quan hệ lô gích giữa các phát ngôn được thể hiện bằng sự sắp xếp các phát
ngôn theo một trật tự phù hợp với quan hệ lôgích giữa các sự kiện mà các phát ngôn đó biểu đạt. Như vậy, các sự kiện có sự móc nối với nhau làm cho văn bản có tính mạch lạc. Để văn bản có sự mạch lạc theo trật tự tuyến tính, các phát ngôn đã được liên kết với nhau theo kiểu quan hệ thời gian giữa các sự kiện. Chính quan hệ thời gian giữa các sự kiện đã cho người đọc hiểu rõ hơn về phóng sự và nắm được diễn biến các sự kiện được dễ dàng.
Ở phóng sự Cơm thầy cơm cô, nhân vật tôi đã hóa thân làm người đi ở,
đến các hàng cơm, các cửa rạp hát, các máy nước “đến nửa tháng trời”. Nửa tháng trời ấy là khung thời gian tự sự của tác phẩm. Trong khoảng thời gian đó, “tôi” tìm hiểu và làm sống dậy một thảm cảnh, thảm kịch của một đội quân đói rách, trôi dạt. Đó là những em nhỏ vật vờ chờ việc ở nhà ga, hàng cơm… như những cô hồn đói khát, nhếch nhác; những con sen Đũi do bị chủ ức hiếp mà trở nên thạo đời, những thằng bé ho lao, những anh chàng đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trọc… Đối lập với những kẻ chờ cơm thầy cơm cô đó là tầng lớp chủ nhà và độc ác vừa dâm đãng, vừa tham lam vừa bỉ ổi, vừa bất hiếu với cha mẹ vừa háo danh … Sống trong cái xã hội thị thành, giả dối thời thuộc địa, nhiều người trong giới cơm thầy cơm cô nhanh chóng biến chất: “mới ra tỉnh thì ngẩn ngẩn, ngơ ngơ mà ở được vài tháng thì ăn cắp như ranh, ăn bớt như quỷ” (27;351). Có đầy tớ trai bỏ thuốc độc định giết cả nhà chủ; đốt nhà, dẫn cướp vào nhà. Có đầy tớ gái (như con sen Đũi) lập mưu khiêu dâm làm hư hỏng con chủ... Vì tiền, nhiều me Tây trở thành những người “đàn bà ma bùn”, thành những con quỷ... Qua đó, nhà phóng sự khám phá ra sự thật của những chủ nhà: sự vô đạo trong quan hệ cha con, vợ chồng, sự vô luân đồi bại giữa chủ và đầy tớ...
Thời gian lịch sử, thời gian phát ngôn của phóng sự cũng không chênh lệch nhiều. Thời gian được biểu hiện bằng những từ, ngữ không xác định:
đêm ấy, lúc ấy đã khuya lắm rồi, đến bữa cơm chiều, tối hôm nay, đêm hôm sau, lúc ấy… Phóng sự có phần mở đầu khi “tôi” chuẩn bị bước chân vào thế giới của những kẻ cơm thầy cơm cô và phần tổng kết ở chương cuối về những thứ cơm thầy cơm cô mạt hạng. Nhân vật “tôi” ở thời hiện tại kể về những khám phá của mình khi hóa thân thành một kẻ đi ở.
Xen kẽ trong các chương đoạn, nhân vật tôi thêm những nhận xét của mình nhưng thực chất là những lời phê phán mạnh mẽ: “Cái giá trị làm người, nghĩa là không bằng giá súc vật. Thật vậy, tôi thấy một vài con chó còn được chủ mua thịt bò cho ăn. Có khi con chó mỗi tháng khiến chủ tốn kém hơn một đứa tôi tớ trong nhà”. Sự biến đổi số phận của những em bé đi ở, gắn liền với sự tha hoá và tính qui luật của xã hội. Những con người từ bỏ quê hương ra Hà thành những mong một sự đổi đời ở chốn phồn hoa đô hội. Nhưng thực tế, họ được gì và mất gì? Họ chẳng được gì ngoài sự đối xử thiếu nhân tính của những ông chủ, bà chủ; và họ mất nhiều thứ: mất quyền con người, mất nhân tính, mất quê hương… Những nhận xét tưởng chừng như ngẫu nhiên tương ứng với thời gian phát ngôn của phóng sự. Thời gian kể lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những điều mắt thấy tai nghe của nhân vật. Như thế, ngay trong thời gian tự sự của phóng sự đã bao gồm thời gian quá khứ (thuật lại) và thời gian lịch sử. Ở phóng sự Một huyện ăn tết, ngay từ đầu tác giả đã cho người đọc biết
về thời gian tự sự: “Câu chuyện tôi tường thuật đây là căn cứ vào những sự
tai nghe mắt thấy của tôi trong một cuộc phiếm du….”( 27;507) Cũng như bất cứ câu chuyện nào khác, thời gian lịch sử luôn là thời gian quá khứ, do sự thuật lại, kể lại của tác giả. Thêm nữa, trong phóng sự có những từ chỉ thời gian mà tác giả chứng kiến các sự kiện xảy ra một cách xác định như: vào hồi năm cùng tháng tận năm Đinh Sửu, ngày hai mươi, ngày ông Táo cưỡi cá lên chầu trời… Ở trong khung thời gian đó, tất cả những sự kiện đã lần lượt xảy ra: bác cai cơ, người lính cơ đi đút lót quan lục sự để được đi tuần, để được hạch bữa rượu, hạch bữa thuốc phiến, kế đến là lý trưởng, hương trưởng biếu xén. Tiền mà họ mang về không những đủ sắm tết, đủ sắm cho vợ con cái áo mới, để mua bánh pháo đốt chơi mà còn để biếu quan trên, để quan trên biếu quan trên nữa. Hệ thống đường dây đút lót cứ thế hiện ra theo từng giờ, từng khắc khi tiến tới cái tết.
2.2.2.2. Các loại quan hệ thời gian trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng
a. Quan hệ thời gian hồi cố
Hầu hết các phóng sự của Vũ Trọng Phụng đều là sự do nhà văn thuật lại, kể lại theo kiểu truyện lồng trong truyện. Theo dòng hồi tưởng, nhà văn đưa người đọc đến những câu chuyện. Đó là những câu chuyện về những sự kiện, sự việc xảy ra như những “lát cắt” trong cuộc sống nhưng có ý nghĩa khái quát cao. Các sự kiện có vai trò thể hiện tiến trình phát triển của một sự kiện lớn có tính chất cốt truyện chứ không phải là làm rõ cho một sự kiện, một tình tiết trong vấn đề của một phóng sự. Theo kết cấu hồi tưởng, Vũ Trọng Phụng đã đưa người đọc khám phá những “lát cắt” của cuộc đời phong phú, đa dạng. Thông qua đó, ông thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc sống, phê phán những thói xấu trong cuộc sống xã hội đương thời như: nạn cờ bạc, mại dâm, sự suy thoái trong lối sống và trong đạo đức của con người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thời gian hồi tưởng có hình thức như: “Tiểu sử Tham Ngọc do ông ấm
thuật lại cho tôi… Ngày mồng 2 Tết, vợ con về quê vắng cả, khách khứa cũng ít đến, ông phán đâm buồn, ngứa ngáy, phải nghĩ đến cách chơi xuân… một thằng nhỏ của nhà ông phán kể trên được chủ gọi lên tiêu khiển xuân nhật với thầy… Chỉ bực một nỗi cho ông phán là cứ thua hoài. Buổi sáng thua, buổi chiều thua, đến buổi tối lại cũng thua, chủ phải để ý xem đầy tớ có những ngón gì. Thì ra thằng Xuân đánh lớp! Nó cứ xếp những quân: cửu sừng, ông cụ, tam văn, thất vạn cách những quân… tam đại rồi trang cả chỗ bài theo lối “che mắt thế gian”.(27;159)
Ví dụ trên được chúng tôi trích dẫn từ phóng sự Cạm Bẫy người, khi ấm
B kể cho Tôi nghe về tiểu sử của Tham Ngọc. Tài cờ bạc bịp gần như là bẩm sinh với Xuân (Tham Ngọc). Mới 15 tuổi mà đã biết dùng lối đánh lớp để bịp chủ. Ông chủ phục ở hắn cái bản lĩnh hơn người đã cấp vốn cho hắn hai chục rồi mở rộng cửa cho nó chu du thiên hạ. Qua lời kể trên, chúng ta thấy hiện lên một Xuân láu cá, thạo đời và sớm biết tài bạc bịp. Đó cũng là cái nền cơ bản để Xuân trở thành ông Tham Ngọc, vị giáo sư quỷ thuật sau này.
Ngoài ra, các sự kiện được kể lại từ lời kể của nhân vật khác trong Cạm Bẫy người là không nhiều. Nó chỉ vài sự kiện. Ví dụ: (Ấm B kể lại thủ đoạn ngoài chương trình B)Tham Ngọc cùng hai đồng nghiệp săn một “con mòng không quýnh tý nào”. Phải dùng kế vu vạ cho con mòng dấu bài. Kết cục: lột hết ví của con mòng. Hoặc sự kiện: Ấm B dùng đòn khổ nhục kế giả bị đâm tại sòng bạc của Hai ve để bắt đền tiền cháu đã thua tại đây và kiếm lời hơn hai trăm bạc.
Các sự kiện theo quan hệ thời gian quá khứ cho chúng ta thấy được
những thủ đoạn gian xảo tinh vi của Ấm B và “đồng nghiệp” trong quá trình
đánh bạc bịp người khác. Qua đó thấy được sự gian lận, đểu cáng của phường Đổ Bác.
Trong Kỹ nghệ lấy Tây, khi Tôi tìm hiểu về lý do của việc thích lấy chồng Tây của phụ nữ An Nam đương thời, Tôi đã gặp người lính Nga Đi –
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thường cãi cọ nhau: nó mắng tôi là khốn nạn vì ghen tuông, tôi mắng nó là khốn nạn vì đĩ thoã. Một buổi, đáng lẽ dọn rượu vang ra bàn, thì nó đi dọn hai chai rượu bản xứ, đúng cái thứ ta uống với nhau vừa rồi. Sinh nghi tôi hỏi thì nó bảo rượu vang đắt và không bổ, rượu bản xứ rẻ tiền mà khoẻ hơn. Thế là… tôi uống cả hai chai. Rồi sau ra sao, ông có biết không? Ông không biết, tôi cũng không biết! Chỉ biết một vài giờ sau, bốn tên lính tuần phòng tóm cổ tôi ngoài phố ga, bắt về trại. Hôm sau, tỉnh rượu, tôi mới biết là tờ biên bản kể rằng tôi đã đập phá nhà một hiệu xe đạp ngoài ga. Một người đàn bà đã bị tôi đánh cho chảy máu trán. Mười lăm ngày tù. Mất lương. Hết hạn nhà pha, lại được tha ra, thì vợ tôi đã lấy người khác! Mà người chồng ấy, sau tôi mới nhớ rõ, chính là một người trong bốn người lính tuần phòng đã bắt tôi! Hay là chúng nó đã đồng mưu với nhau đổ rượu cho tôi? Tức quá, tôi muốn thưa vợ. Tôi đi hỏi mấy anh em. Chao ôi! Họ chỉ nhìn tôi mà rũ người ra cười. Lúc ấy, vì mới sang đây nên tôi chưa hiểu phong tục. Rõ những phong tục mới đẹp và kỳ làm sao? Ở đây, tình nghĩa vợ chồng phải đi theo đồng tiền. Tôi bị nhà pha, không có tiền lương đưa cho vợ tôi, thế cũng như là ở phương Tây, toà đã cho cặp vợ chồng ly dị! Đó không phải là điều luật, đó là một điều lệ mà