Mạng lưới quan hệ nguyên nhân gián cách

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 83 - 84)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Mạng lưới quan hệ nguyên nhân gián cách

Khi các sự kiện có quan hệ nguyên nhân – kết quả không xuất hiện liền nhau trong tác phẩm mà bị gián cách bởi một hay một số sự kiện khác. Tuy gián cách những những sự kiện có quan hệ nguyên nhân thường vẫn tạo nên sự liên kết nội dung cho văn bản. Dưới đây là một số ví dụ mà chúng tôi trích dẫn.

Trong phóng sự Cạm bẫy người, một số sự kiện liền nhau nhưng không

có quan hệ nhân quả mà quan hệ này lại xuất hiện ở những sự kiện nhỏ trong các lớp sự kiện lớn (lớp sự kiện III: Đố anh nào bịp được mắt tôi và lớp sự kiện VI: Ba nhân vật). Thứ tự các sự kiện lần lượt xuất hiện trong phóng sự, nhưng không phải tất cả chúng đều có quan hệ nhân quả. Dưới đây là ví dụ chúng tôi trích dẫn.

Sự kiện 1: Tôi được Ấm B nhờ đi làm “người lính cản” cho Ký Vũ đánh đòn Vân Nam ở nhà bồi An.

Sự kiện 2: Ông chú họ bồi An “làm phúc” giảng cho mấy con bạc bịp được rõ những lối đánh xì gian lận rồi tự phụ: “Tôi đã thạo quá đi mất rồi, đó anh nào bịp được mắt tôi”.

Sự kiện 4: Cuộc đối thoại giữa Tôi và Ký Vũ: Ký Vũ kể đoạn đời chẳng ra gì của mình, về lai lịch Cả Ủn và Ấm B. Tôi ân hận về sự “cướp tiền thuốc” con trai ông chú họ bồi An.

Sự kiện 2 xuất hiện ngay sau sự kiện 1 nhưng không phải là hệ quả cho sự kiện 1. Sự kiện 3 mới có quan hệ nguyên nhân – kết quả với sự kiện 1. Giữa các lớp sự kiện lớn của văn bản có mối quan hệ nguyên nhân đã tạo nến ự liên kết nội dung cho các đoạn văn và tạo nên sự mạch lạc cho văn bản. Sự gián cách trong quan hệ nhân quả gần như mở rộng, kéo dài hệ quả của việc Ấm B tổ chức đánh bạc bịp người cha mang tiền đi cắt thuốc cho con hay nói đúng hơn là hệ quả của nạn cờ bạc. Người đọc nhận thấy bản chất sự tha hóa của con người trong xã hội trước uy lực ghê ghớm của đồng tiền.

Trong phóng sự Kĩ nghệ lấy tây, ở lớp sự kiện VII (Ai muốn hóa ra sư

tử), các sự kiện lần lượt xuất hiện nhưng không phải có quan hệ nhân quả liên tiếp mà là sự gián cách:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự kiện 1: Tôi đến gặp bà Đội Tứ và nghĩ tới con sử tử vì theo lời mọi người, “là mụ đáng sợ nhất trần đời”.

Sự kiện 2: Cuộc gặp gỡ giữa Đi – mi – tốp với Ái dưới con mắt giám sát của bà Đội. Đi – mi – tốp thuyết phục Ái quay trở về với chồng, (chồng Ái là bạn của Đi – mi – tốp). Ái hỏi ý kiến của bà Đội. Bà Đội kiên quyết rằng có 5 đồng trả bà thì Ái mới trở về. Đi – mi – tốp ra về.

Sự kiện 3: Bà Đội Tứ hỏi Tích về việc Tích bỏ chồng. Bà Đội mắng Tích ngu dại làm mất cái nhẫn mà vẫn bị chồng bỏ.

Sự kiện 4: Tôi hỏi bà đội về đoạn đời trước kia của Ái và Tích và được bà Đội kể lại.

Sự kiện 5: Bà Đội dạy tích và Ái cách sống với chồng Tây, cách xử lý khi chồng đi với gái.

Sự kiện 2, sự kiện 3 là nguyên nhân dẫn đến sự kiện 5 (sự kiện 5 là hệ quả). Vì Tích và Ái có những sai sót trong việc ở với chồng Tây, để sảy ra việc bị chồng bỏ nên bà Đội mới dạy học trò “kĩ nghệ” sống với chồng Tây. Sự kiện 3 và sự kiện 4 không có quan hệ nhân quả với nhau. Qua sự gián cách quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các sự kiện, Vũ Trọng Phụng cho chúng ta hiểu rõ hơn về số phận và sự báp bênh trong cuộc sống của những người lấy chồng Tây trong xã hội đương thời. Bởi duy trì tốt mối quan hệ vợ chồng ấy, người vợ cần phải có nhiều “kĩ thuật”. Như vậy, giữa các sự kiện trong một lớp sự kiện lớn cũng có mối quan hệ nhân quả với nhau, dù giữa chúng có sự gián cách. Nếu không có quan hệ nhân quả sau những giãn cách thì các sự kiện trong một lớp lớn sẽ rời rạc, và khó đảm bảo tính mạch lạc cho văn bản.

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 83 - 84)