Cấu trúc thời gian trong phóng sự

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 32 - 34)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Cấu trúc thời gian trong phóng sự

Khác với một số kiểu loại văn bản khác thường được sử dụng và hiểu quan hệ thời gian thuận một chiều, cấu trúc thời gian trong phóng sự không phải là một hiện tượng đơn giản, một chiều mà trái lại, là cấu trúc nhiều chiều, phức tạp. Thời gian trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật là thể thống nhất của nhiều bộ phận khác. Thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian vật lý, thời gian vũ trụ - với khái niệm thời gian như một thuộc tính của vật chất vận động. Thời gian ở đây bao hàm nhiều yếu tố và các thi pháp học (Benveniste, Genette, Dẫn theo Lê Thị Đức Hạnh), [14,22] phân định thành ba trục thời gian tự sự và thời gian phát ngôn. Các trục thời gian này là hệ quả của quan điểm lý thuyết giao tiếp, nhìn nhận văn bản phóng sự như một dạng phát ngôn – hội thoại đặc biệt. Trong đó:

Thời gian khi đi vào trong tác phẩm tự sự và trở thành thời gian nghệ thuật. Đó chính là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu diễn ra sự kiện cho đến lúc kết thúc sự kiện. Thời gian trong tác phẩm tự sự có thể là thời gian đồng hiện và có thể là thời gian hồi tưởng. Thời gian đồng hiện được cụ thể hóa là buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều…Thời gian hồi tưởng là thời gian mà nhân vật tái hiện qua hồi ức hay qua sự hồi tưởng. Có rất nhiều cách phân chia thời gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong tác phẩm tự sự nhưng chúng tôi theo quan điểm của nhà tự sự người Pháp G. Gentte, thời gian trong tác phẩm tự sự chia làm ba loại:

- Thời gian lịch sử là thời gian theo truyền thống, cách hiểu thông thường của đời sống là một chiều từ quá khứ đến hiện tại rồi đến tương lai. Chính đặc điểm này sinh ra tính trật tự tuyến tính, hay còn gọi là tính hình tuyến theo thời gian, nghĩa là mọi sự việc xảy ra theo trật tự trước sau của nó: việc trước kể trước, việc sau kể sau không có chuyện trật tự bị đảo lộn. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, thì lối kể chuyện đó không là tất yếu nữa, người ta kể chuyện mà không cần tuân theo trật tự thời gian, nghĩa là có sự sai trật về niên biểu.

- Thời gian tự sự là thời gian mà người ta kể chuyện mà không cần tuân theo trật tự thời gian, nghĩa là có sự sai trật về niên biểu. Thời gian được sắp xếp theo chủ ý của tác giả và các sự kiện không còn lần lượt nối tiếp nhau.

- Thời gian phát ngôn là thời gian văn bản tương ứng với đoạn thời gian

truyện kể (thời gian cốt truyện) đó để chỉ ra thời gian của việc kể chuyện và ý nghĩa của nó. Nhà văn là người ghi chép sự thực khách quan như nó vốn có trong cuộc sống để tái hiện lại câu chuyện một cách chân thực nhất mà không hề có sự thêm bớt nào cả. Nhờ vậy tính khách quan được tạo ra từ lối kể chuyện đó của tác giả sẽ có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc thuyết phục độc giả về nội dung truyện kể mà tác giả đem đến cho người đọc. Cụ thể

độc giả sẽ “dễ tin” hơn, dễ bị thuyết phục hơn về những chi tiết của truyện. Để xác định quan hệ thời gian và các từ ngữ biểu thị thời gian giữa các sự

kiện trong truyện, chúng ta phải đối chiếu hai trục thời gian lịch sử, thời gian tự sự và thời gian kể để đi đến kết luận về quan hệ thời gian hồi tưởng hay tiếp diễn giữa các sự kiện. Đó là quan hệ thời gian thuộc lôgic hay ngược lôgic và quan hệ đồng thời.

Quan hệ đồng thời: Đó là khi các sự kiện cùng xảy ra trong cùng một thời điểm. Trong một trục thời gian lịch sử. Mặc dù có thể sự kiện này được kể trước, sự kiện kia được kể sau. Trong văn bản, các sự kiện có quan hệ đồng thời về mặt thời gian thường được thể hiện bằng các cụm từ chỉ thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gian tương đương chẳng hạn như: trong khi, cũng lúc ấy, bấy giờ, lúc đó, khi đó…………

Quan hệ tiếp diễn: Đây là quan hệ thời gian thuộc lôgic. Sự kiện xảy ra trước kể trước, sự kiện xảy ra sau kể sau theo trật tự tuyến tính. Đi vào thế giới nghệ thuật, trật tự này có thể bị thay đổi. Dù vậy, quan hệ thời gian tiếp diễn giữa các sự kiện vẫn thường chiếm ưu thế so với quan hệ thời gian hồi tưởng, điều đó nói lên ưu thế của quan hệ thời gian tiếp diễn trong vai trò sâu chuỗi các sự kiện, tạo mạch lạc văn bản trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng.

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)