Căn cứ xác định quan hệ nguyên nhân

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 61 - 72)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Căn cứ xác định quan hệ nguyên nhân

Trong phóng sự, do đặc điểm thể loại nên các sự kiện đều có mối quan hệ nguyên nhân. Sự kiện trước dẫn đến sự kiện sau, là điều kiện để sự kiện sau xuất hiện. Để xác định sự xuất hiện của các sự kiện theo quan hệ nguyên nhân, chúng tôi căn cứ vào những từ chỉ quan hệ nguyên nhân và những từ chỉ hệ quả.

3.2.1.1. Từ chỉ quan hệ nguyên nhân: vì, bởi, tại, bởi vì

Vì, bởi, tại, bởi vì là những từ chỉ quan hệ nguyên nhân, chúng cùng một nét nghĩa chỉ nêu ra là đối tượng gây ra trạng thái “do ai”, nêu nguyên nhân, lý do “vì đâu. Theo thống kê ban đầu của chúng tôi, ở nét nghĩa này, trong các phóng sự của Vũ Trọng phụng có 145 lượt dùng của các từ chỉ quan hệ nguyên nhân, trong đó có 126 lượt dùng của từ (chiếm 86,89% ), từ bởi có 8 lượt dùng (chiếm 5,51% ), từ bởivì có 5 lượt dùng (chiếm 3,4%), từ tại có 6 lượt dùng (chiếm 4,13% ). Như vậy, các từ chỉ nguyên nhân xuất hiện với tần số cao, trong đó từ có tần số sử dụng cao nhất, mức độ đậm đặc nhất. Điều này chứng minh cho việc từ là từ tiêu biểu nhất để chỉ quan hệ nguyên nhân. Dưới đây là những ví dụ trích dẫn của chúng tôi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong phóng sự Cạm bẫy người, Vân giải thích với bạn mình nguyên nhân làm anh trở nên vui vẻ, yêu đời là do đã nghĩ ra một “méng” kiếm tiền mà anh cho là rất đáng yêu là rước bịp về “đánh” cha mình:

Tôi đã đỡ được nỗi chán đời vì đã tìm ra được cách mở két của ông cụ. Tôi mới có được một méng rất đáng yêu cả tinh thần lẫn xác thịt nhưng phải cái hơi đáng giận là cái đức lớn trong sự tiêu tiền.” ( 27;73)

Trong Kỹ nghệ lấy Tây, từ chỉ quan hệ nguyên nhân nối kết hai sự kiện lại với nhau, giải thích cho sự kiện được nêu ra trước đó. Lý do của sự giận là việc nhân vật nói sự thực là đàn bà An Nam rất xấu, là “những đứa trẻ ốm yếu và mười hai lần nhơ bẩn” (27 ;288)

“Xin lỗi ông, ông có giận tôi vì lại nói xấu người đàn bà xứ sở ông không? Chắc không vì ông cần biết những sự thực.” (27 ;228)

Do nhiều nguyên cớ, việc lấy Tây cũng diễn ra có tính “đặc thù” trong xã hội thực dân, phong kiến. Nhà phóng sự Vũ Trọng Phụng đã chỉ ra một số nguyên nhân như:

Vì rằng lấy chồng là vì tiền, như thế, họ tha thứ mình được” (27;242) “Vì đưa tiền trước nên lấy được vợ, ông thấy một cuộc nhân duyên như thế có giống với sự buôn bán không?

Với thiên phóng sự Lục xì, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả nạn mại dâm từ

một góc độ khác, góc độ khái quát của một công trình điều tra khoa học về tệ nạn này. Nguyên nhân của tệ nạn này cũng được tác giả trình bày khá rõ:

Trong cái số năm nghìn gái đĩ ấy, ông Virgitti nghiệm ra rằng không kể những kẻ bán trôn nuôi miệng vì không muốn chết đói, thì đa số còn lại chỉ làm đĩ vì cái thích làm đĩ mà thôi.” (27;356)

Nhà lục xì cũng có lịch sử phát triển. Nguyên nhân làm cho nó càng ngày càng phát triển cũng rất khác lạ với:

“…những phiên hội đồng thành phố rất náo nhiệt trong đó các ông y sỹ công, y sỹ nhà binh kêu gào cho nhà lục xì được thịnh vượng vì lẽ phải giữ gìn nòi giống… vì cho rằng vấn đề mại dâm là không thể cai trị được…. Cái nhà lục xì ấy không bao giờ làm cho các ông thầy thuốc hài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lòng vì bất cứ ở đâu, những ông thầy thuốc cũng vẫn hăng hái, sốt sắng muốn cải cách, bổ khuyết … nghĩa là muốn công quỹ phải bỏ ra nhiều tiền vì khoản ấy…” (27; 368)

Việc tham nhũng cũng là một tệ nạn mà Vũ Trọng Phụng đề cập trong phóng sự của mình. Với Một huyện ăn tết, ông đã chỉ ra nguyên nhân của việc đi khai thác đề tài nóng bỏng này:

“… vì lẽ gì những ngón xoay tiền giữa một xã hội đã mang nặng trên lưng cuốn quốc sử của nó những hai nghìn năm cái tính chất gà què ăn quẩn, mà lại còn chưa là một ván đề bất chấp của thời gian?” (27;507)

Xoáy vào chủ đề tham quan ở một huyện nghèo trong dịp tết Nguyên đán, tác giả cũng lý giả nguyên nhân:

““Ăn Tết” nói đây không phải chỉ có cái nghĩa hẹp hòi của nó, vì nếu chỉ có thế thì biết kể chuyện gì, còn biết tường thuật cái gì… tôi chỉ trình bày những phương tiện mà thiên hạ đã ứng dụng để đi tới cái mục đích được hưởng những cái nhàm ấy mà thôi… là vì tôi đã năng được nằm bên khay đèn của ông lục sự già…” (27;508)

Để biểu thị những điều sắp nêu ra lý do hoặc nguyên nhân của điều được nói đến, trong các phóng sự của mình, Vũ Trọng Phụng không chỉ sử dụng từ vì mà còn sử dụng những từ có ý nghĩa tương tự như: vì rằng, vì chưng, vì lẽ, bởi lẽ, do thế....

Nêu nguyên nhân của sự kiện các “đồng nghiệp” trong giới cờ bạc bịp “có khi chỉ vì một con mòng cũng đủ đâm lòi ruột nhau”, Ấm B đưa ra kết luận:

Vì rằng, trò đời nó thế, đồng nghiệp với nhau chính là kẻ thù của nhau” (27;193)

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc bà Kiểm lâm và chồng là lính lê dương mâu thuẫn với nhau trong phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, nhân vật tôi hỏi:

“Thế câu chuyện xảy ra vừa rồi thì nguyên do bởi đâu?” (27;240)

Trong phóng sự Cơm thầy cơm cô, nhân vật tôi tìm thấy của những người chủ đối với người ở được thể hiện:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“…mỗi đứa là một cái thế giới riêng, bởi lẽ ta không để ý ngắm nghía kỹ bọn ấy bao giờ”( 27;326)

“Bởi lẽ”giải thích cho việc bất cứ ai, dù là ông chủ hay bà chủ, của cha

mẹ khi không chú ý đến con cái và càng không để ý đến người ở “được chửi

mắng thì nhiều và thương thì rất ít”.

Cũng vì nguyên nhân trên, cộng thêm tính bất lương sẵn sàng đồng lõa để gây tội ác vào bất cứ hoàn cảnh nào vì mục đích kiếm xu, trong gia đình cuộc sống cũng rất tồi tệ, nên mới có trường hợp:

“Còn xa tôi mới “làm án” cho một con sen bị đánh gần bỏ mạng vì không mua bằng hai lần một hào thịt quay cho chủ nhà khi chủ nhà không dặn kỹ nó, do thế, báo thù cho chủ nhà bằng cách dạy con chủ nhà vào cái vực dâm bôn.” (27;327)

Trong xã hội thực dân phong kiến, không chỉ có nạn cờ bạc, nạn gái điếm, có cuộc sống khốn khổ của những con sen thằng ở mà còn có nạn tham

nhũng. Hàng loạt những nguyên nhân của nạn tham nhũng được đưa ra: “…

chỉ vào những ngày cuối cùng ấy là quan nha mới làm được cái gì quả thực là có ích cho sự an lạc của xã hội dân quê, vì họ không bới lông tìm vết, không đòn sóc hai đầu giành hòa giải xung đột, vì ai nấy cũng muốn ăn cái Tết cho yên ổn, vì cái tết làm kẻ ác cũng trở nên nhân đức trong chốc lát.

Và, bởi những cớ như trên đã nói, những thầy nho già và trẻ, đều đã gấp quần áo cũ, xếp những đồ dùng lặt vặt vào va ly để sửa soạn ra về…” (27;516)

Tại cũng là từ biểu thị nguyên nhân của việc không hay không được nói đến: “ À, tại nó chứ không phải tại tôi chút nào cả… Có khi sẵn tiền, họ tìm đến bọn trẻ hơn mình mà chơi kia…” (27;240)

Như thế, nhân vật bà Kiểm Lâm đã giải thích rõ ràng cho việc vợ chồng bà cãi nhau, đánh nhau vừa xảy ra mà nhân vật tôi được chứng kiến. Tại

chồng bà - một người lính lê dương - người chồng thứ tư của bà “nhiều khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong phóng sự Lục xì, khi “tôi” nói về nạn mại dâm ở nước Pháp là một nguyên nhân dẫn đến tệ nạn này ở An Nam, người học trò cũ người An Nam đang sống ở Pháp cho rằng:

Nhưng mà những thói xấu mà tôi nhận là có ấy thì chính là tại các ông tải sang xứ sở chúng tôi! Trước khi có cuộc bảo hộ, chúng tôi đâu có những thói xấu ấy!” (27;460)

Như vậy, nguyên nhân nạn mại dâm những tưởng của người Pháp mang sang đất An Nam trong quá trình bảo hộ. Nhưng không. Là do phụ nữ An Nam đương thời hư hỏng làm người Pháp hư hỏng theo.

Qua phân tích trên chúng tôi thấy, những từ chỉ quan hệ nguyên nhân nhằm mục đích nối liền sự kiện giữa các vế câu, giữa các câu những đoạn văn với nhau. Sự kiện là nguyên nhân được giải thích rõ ràng cho sự kiện sảy ra tiếp theo. Cứ như thế, các sự kiện móc nối với nhau và tạo nên tính mạch lạc cho văn bản. Nhưng các từ chỉ nguyên nhân được biểu hiện ở những dạng nào? Dưới đây là kết quả thống kê định tính của chúng tôi về các dạng đó.

Dạng 1: Các từ chỉ nguyên nhân :vì, bởi, bởi vì, tại… có tác dụng nối vế chỉ sự kiện hệ quả với vế chỉ quan hệ nguyên nhân tạo nên câu chỉ quan hệ nguyên nhân:

“Đáng lẽ tôi cũng không dùng đến kế này vì nó bất lịch sự quá…” (27;72) Trong phóng sự Cạm bẫy người, Vân giải thích lý do việc đưa bịp về “bắt” cha đẻ của mình để được chia tiền. Từ chỉ nguyên nhân vì ở đây đã nối vế chỉ sự kiện hệ quả. Trước và sau vì là một cụm chủ - vị. Nguyên nhân và lời giải thích liên kết với nhau tạo nên sự chặt chẽ, logic. Nhưng lời giải thích của Vân thật đáng sợ!

Cũng trong phóng sự Cạm bẫy người, khi ông Mầu - người buôn gỗ - đã

thua một canh xóc đĩa tới đúng một nghìn thì “ông chẳng nghĩ ngợi vì số tiền ấy, ông nghĩ là nghĩ đến lời quả quyết của một người bạn thân nói với ông, sau khi hỏi thăm đến chuyện thua bạc: Thôi chết! Bọn bịp nó thịt bác rồi.”( 27;110). Từ nói về nguyên nhân của sự việc đã xảy ra, ở trong câu, nó có tác dụng liên kết các ý với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong phóng sự Kĩ nghệ lấy tây, một người đàn ông Tây phương đã trải qua 14 lần vợ tại đất An Nam đã cho nhân vật tôi biết về cuộc sống đó của mình:

“Ngày nào cũng thường cãi cọ nhau; nó mắng tôi là khốn nạn vì ghen tuông, tôi mắng nó là khốn nạn vì đĩ thõa.” (27;229)

Nguyên nhân của việc “ngày nào cũng cãi cọ nhau” là do ghen tuông và

đĩ thõa. Hai sự việc đó được nối liền nhau bằng từ chỉ quan hệ nguyên nhân nhằm giải thích và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa hai vế câu. Qua đó, người đọc thấy được thực chất của mối quan hệ vợ chồng của những người lấy Tây đương thời.

Trong phóng sự Lục xì, khi thể hiện ý kiến cá nhân về vấn đề mại dâm

đang hoành hành, tác giả viết:

“Nếu việc bài trừ mại dâm không được chính phủ săn sóc cho cương quyết, ấy là vì loài người không sống được, nếu không có nạn mại dâm!” (27 ;463)

Từ chỉ quan hệ nguyên nhân vì đặt trong câu, giữa hai vế, cho người đọc thấy nạn mại dâm lại hoành hành ghê gớm đến như vậy: người dân thừa nhận nó. Không những thế, nạn mại dâm đã ăn sâu vào đời sống của người dân Hà thành đến nỗi thiếu nó, hộ sẽ “không sống được.”

Dạng 2: Từ chỉ quan hệ nguyên nhân có tác dụng nối các câu trong đoạn văn với nhau và tạo nên đoạn chỉ quan hệ nguyên nhân.

Anh Vân vì có hẹn với mẻng của anh đúng 6 giờ chiều hôm ấy, đã từ chối, tôi mới phải nhận lời. Vì một sự tình cờ, bắt đầu từ hôm nay, tôi đã thành một tay thợ tập sự trong một xưởng máy của nền “kỹ nghệ bạc bịp”.” (27;93)

Từ vì chỉ quan hệ nguyên nhân đã nối hai câu lại với nhau để tạo thành một đoạn chỉ quan hệ nguyên nhân. Ở ví dụ này, “tôi” chỉ nguyên nhân của việc mình thành thợ trong nghề bạc bịp.

Trong ví dụ dưới đây, được dùng cùng nghĩa với bởi

“… Con mụ thứ nhất, béo chứ không đẹp, trước khi lây tôi đã lấy bao nhiêu là đời chồng. Vì rằng ngoài sự có hai hàm răng trắng kiểu Tây phương,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nó lại có nhiều cử chỉ thạo đời làm cho tôi sung sướng và làm cho tôi đau khổ.” (27;229)

Nhưng cái công danh của một người đàn bà đi lấy Tây có thể ví như thế được đấy. Vì mỗi một người chồng - nói đúng ra, mỗi một đời chồng - cũng có giá trị như một cái giấy chứng chỉ để tiện việc kiếm chồng, nghĩa là sinh nhai.” (27;240)

Về sau, cứ mỗi lúc lại thấy một vài đứa nữa, không biết từ đâu chui ra, dễ ở trên cao rơi xuống cũng chưa biết chừng, cũng đến họp ở ngã tư này, như ruồi thấy mùi mật vậy. Vì chưng tôi không cần có việc nên tôi thản nhiên được mà nhìn được bon người đến tranh cơm cướp áo nhau trong bọn họ.”

(27;307)

Dạng 3: Các từ chỉ quan hệ nguyên nhân có tác dụng nối qua hệ nhân quả giữa các đoạn văn bản với nhau, giữa các sự kiện với nhau.

Trong phóng sự Cạm bẫy người, để nối giữa các đoạn văn bản với nhau

theo quan hệ nguyên nhân: việc vợ chồng người bán lê, táo ham tiền mà lao vào sòng bạc, tác giả dùng từ chỉ quan hệ nguyên nhân:

“Giữa lúc này, có hai vợ chồng chú khách bán lê, táo ở phố Hàng Buồm , sau vụ tết Nguyên Đán rất phát tài - có lẽ thấy trong hòm nhiều bạc quá mà phát ngốt - cũng ngứa ngáy tìm cách chơi xuân.

Vì thuộc hạng trung lưu, không đủ tư cách vào những sòng phản thân sát phạt với đồng bang của mình, vợ chồng chú đành phải chơi “cò con” với một bọn dân Ô Nam ta vậy.” (27;124)

Trong phóng sự Cơm thầy cơm cô, từ chỉ quan hệ nguyên nhân đã nối

kết hai đoạn văn bản với nhau tạo cho các đoạn có tính liền mạch, chỉ nguyên nhân làm con Đũi có mơ ước làm cô đào:

“Cô gái quê đã bị chú oẳn làm cho nhị rữa hoa tàn thì rồi cái hôi tanh nó là một cái thang để cho cô gái quê trèo lên cao.

Vì rằng cái Đũi rên rỉ nói:

- Anh phải biết cho tôi mố được chứ! Thân tôi đến nỗi thế này có phải tại tôi đâu?...” (27 ;327)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, các từ chỉ quan hệ nguyên nhân là những từ ngữ chuyên dùng

để nối kết các câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản với nhau và tạo sự mạch lạc của tác phẩm.

3.2.1.2. Từ chỉ hệ quả: cho nên, thế là, nên, vì thế, vì vậy.

Các từ chỉ kết quả bao gồm có các từ: vì vậy, vì thế, nên, cho nên, thế , chúng có cùng chung nét nghĩa chỉ kết quả của điều vừa nêu ra, vừa nói đến, giải thích điều được nêu ra hoặc nói đến.

Theo kết quả thống kê, các từ chỉ hệ quả trên có tần suất sử dụng là119 lượt . Trong đó, từ cho nên được dùng 55 lần (chiếm 71,42%), thế là được

dùng 37 lần (chiếm 31,09%), nên được dùng 16 lần (chiếm 13,44%), vì thế

được dùng 7 lần (chiếm 5,88%), vì vậy được dùng 4 lần (chiếm 3,36 %). Các từ chỉ hệ quả có trường hợp xuất hiện sau các từ chỉ nguyên nhân, có trường hợp xuất hiện sau các sự kiện chỉ nguyên nhân. Nhưng dù được dùng ở vị trí nào thì chúng đều góp phần tạo nên sự xâu chuỗi các sự kiện trong phóng sự. Chính điều đó tạo nên tính mạch lạc cho văn bản. Dưới đây là

Một phần của tài liệu tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng (Trang 61 - 72)