Giới hạn bồi thuờng:

Một phần của tài liệu luận văn luật vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên (Trang 52 - 77)

Giới hạn bồi thường liên quan đến khả năng dự đốn trước thiệt hại. Bên khơng thực hiện chỉ chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại đã được dự đốn trước hoặc cĩ thể lường trước vào thời điểm giao kết hợp đồng nếu khơng thực hiện nghĩa vụ. “Giới hạn về bồi thuờng thiệt hại” (chỉ bồi thường những thiệt hại cĩ thể dự đốn trước được) được luật thương mại Việt Nam đề cập,(55) tuy khơng là một qui định rõ ràng như cơng ước CISG nhưng cũng phản ánh được ý nghĩa của nĩ. Luật Việt Nam xác định qua việc qui định về nghĩa vụ chứng minh tổn thất, xác định thiệt hại thực tế, nghĩa vụ hạn chế tổn thất…tất cả đều nhằm mục đích là những nội dung này bên vi phạm đều cĩ thể biết trước và lường trước được trách nhiệm mình phải chịu khi gây ra vi phạm. Tuy nhiên, khơng cĩ điều luật rõ ràng sẽ rất khĩ áp dụng để cĩ thể giảm bớt

bồi thường. Cịn trong cơng ước thì qui định cụ thể “…Tiền bồi thường thiệt hại này

khơng thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả cĩ thể xảy ra do vi phạm

hợp đồng, cĩ tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết”.(56)

Giới hạn này liên quan đến tính chất của hợp đồng khơng phải bồi thường tất cả những lợi ích của bên bị vi phạm lẽ ra đã thu được mà là lợi ích liên quan trong phạm vị điều chỉnh của hợp đồng và bên vi phạm khơng phải bồi thường những thiệt hại

(55)

Điều 305 luật thương mại Việt Nam

(56)

khơng thể lường trước được vào thời điểm giao kết hợp đồng và những rủi ro mà bên bị thiệt hại phải lường trước được hay phải chịu trách nhiệm.

Để xác định thiệt hại nào là lường trước được, cần phải đặt chúng vào thời điểm giao kết hợp đồng và vị thế của bên vi phạm (người đại diện ký kết là ai) và phải kiểm tra xem một người bình thường trong cùng một trường hợp tương tự cĩ thể đốn trước được hậu quả của việc vi phạm trong bối cảnh bình thường như trong hợp đồng hay khơng. Ví dụ như những thơng tin các bên nhận được hoặc những giao dịch trước đây của các bên.

Ví dụ: A và B ký kết hợp đồng mua bán hàng hĩa. A là bên bán thuờng giao

hàng chậm trễ cho bên mua. Do đĩ, mỗi hợp đồng của A và B đều cĩ điều khoản phạt vi phạm cho việc giao hàng chậm trễ nếu điều nĩ khơng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, một lần giao hàng theo hợp đồng, A vẫn giao trễ và chịu phạt vi phạm nhưng lần này B tuyên bố hủy hợp đồng do A đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, đĩ là B đã bị mất một khoản lợi nhuận khổng lồ do A khơng giao hàng đúng hạn. B buộc A bồi thường thiệt hại cho cả lợi nhuận mà đáng lẽ B đã nhận được từ việc giao hàng đúng hạn.

Từ ví dụ trên cho ta thấy, trong bất kỳ trường hợp nào, khả năng lường trước là một khái niệm tương đối và vì thế thẩm phán phải dùng ý chí chủ quan và kinh nghiệm bản thân để phán xét. Vì khái niệm về khả năng lường trước được xem xét trong

Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế tại điều 7.4.4, tuy nhiên một vài hệ thống

luật các nước khơng như vậy. Theo đĩ, các nước cho phép bồi thường cả những thiệt hại khơng lường trước được khi nguyên nhân của sự vi phạm là do cố ý hoặc quá bất cẩn. Vì PICC khơng nêu lên một ngồi lệ như vậy, nên khơng thể khẳng định rằng trong tất cả các trường hợp thì “Bên khơng thực hiện chỉ chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại đã được dự đốn trước được hoặc cĩ thể lường trước được vào thời

điểm giao kết hợp đồng nếu khơng thực hiện nghĩa vụ”(57) .Như vậy, khả năg lường

trước chỉ mang tính chất tương đối để tham khảo. Thơng thường bồi thường thiệt hại bên bị vi phạm sẽ liệt kê tất cả các khoản thiệt hại cĩ thể được mà khơng cho phép bên vi phạm viện dẫn điều luật gì nhằm giảm mức bồi thường nếu áp dụng luật Việt Nam và luật một số nước.

Giới hạn của thiệt hại cịn đề cập đến việc loại trừ bồi thường thiệt hại do những nguyên nhân sau:

Thiệt hại gây ra một phần do lỗi của bên bị thiệt hại: Khi thiệt hại do bên bị

thiệt hại gây ra bởi hành động hoặc khơng hành động hoặc thiệt hại trong phạm vi mà

56

bên bị thiệt hại phải chịu rủi ro, số tiền bồi thường sẽ được giảm đến chừng mực mà các yếu tố trên cĩ ảnh hưởng đồng thời phụ thuộc vào hành vi của các bên trong hợp đồng.

Việc phân chia mức độ bồi thường thiệt hại do lỗi của bên bị thiệt hại: vấn

đề này giới hạn biện pháp xử lý, giới hạn quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên bị vi phạm cĩ phần gây ra lỗi để thiệt hại xảy ra. Thường những hành vi lỗi này là do bên bị thiệt hại khơng thực hiện một trong những nghĩa vụ mà bên này phải thực hiện theo hợp đồng. Tuy nhiên chúng cũng bao gồm cả những hành vi bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, những sự kiện bên ngồi mà bên bị thiệt hại phải chịu rủi ro cĩ thể là do những hành vi lỗi của những người mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu trách nhiệm như nhân viên hoặc đại diện của mình.

Giới hạn thiệt hại cĩ thể đạt hiệu quả tối đa khi hành vi của bên bị thiệt hại hoặc những sự kiện bên ngồi mà bên bị thiệt hại phải chịu rủi ro cĩ thể gây ra lỗi đến mức độ làm cho bên kia khơng thể nào thực hiện được hợp đồng. Nếu như vậy, bên vi phạm cĩ thể viện dẫn là trường hợp bất khả kháng hoặc những viện dẫn khác một cách hợp lý. Kết quả tốt nhất cho bên vi phạm là được hồn tồn miễn trừ trách nhiệm

Nếu khơng được miễn trừ trách nhiệm hồn tồn thì việc miễn trừ sẽ được phân chia tùy thuộc mức độ mà bên bị thiệt hại gĩp phần gây ra. Việc xác định mức độ lỗi của mỗi bên thường rất khĩ và một phần là phụ thuộc vào các phán quyết của tịa án. Vì vậy, tồ án sẽ lưu ý hành vi của từng bên. Hành vi của một bên được xác định là vi phạm càng nghiêm trọng thì mức độ lỗi của bên đĩ trong việc gây thiệt hại càng lớn.

2.2.5.6 Chứng minh thiệt hại khi thay thế giao dịch:

Khi bên bị thiệt hại đã chấm dứt hợp đồng do việc khơng thực hiện của bên bị phạm, bên thiệt hại thực hiện một giao dịch khác thay thế hợp đồng đĩ trong một thời hạn hợp lý. Khi đĩ, bên thiệt hại cĩ thể yêu cầu bù đắp sự chênh lệch giá cả giữa giá hợp đồng và giá cả của giao dịch thay thế, cũng như những thiệt hại phát sinh do những hậu quả tiếp theo sau việc thay thế đĩ. Đây cũng là một trong những hình thức chứng minh thiệt hại thuyết phục nhất của bên vi phạm. Thiệt hại được ước lượng trong trường hợp giao dịch thay thế là ngồi những nguyên tắc chung cĩ thể được áp dụng cho việc chứng minh cĩ thiệt hại xảy ra và mức độ thiệt hại, các bên giả định mức độ thiệt hại trên giao dịch thay thế sẽ xác định dễ dàng về mức độ thiệt hại.

Trong nguyên tắc này, luật thương mại Việt Nam cũng khơng đề cập. Khác với nước ta, các điều ước quốc tế điều chỉnh về HĐMBHHQT đều cĩ qui định. Điều 7.4.5

trong PICC tương tự điều 75 của CISG “Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách

thay thế hay người bán đã bán hàng lại hàng thì bên địi bồi thường thiệt hại cĩ thể địi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay bán lại hàng cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác cĩ thể địi được”

Như trên thì trường hợp khi bên bị thiệt hại phải thực hiện một giao dịch thay thế, ví dụ như phải bỏ ra những chi phí để giảm thiểu thiệt hại phù hợp với những tập quán thương mại thì trường hợp này sẽ là căn cứ để xác định sự chênh lệch giữa giá trị hợp đồng và giá trị của giao dịch thay thế.

Tuy nhiên, giả định này chỉ sử dụng khi cĩ một giao dịch thay thế, khơng áp dụng khi bên thiệt hại tự thực hiện những nghĩa vụ của bên vi phạm (ví dụ như bên mua tự thuê sửa chữa máy mĩc khi hàng giao khơng đúng chất lượng mà khơng thơng báo cho bên bán trước việc sửa chữa hay đúng ra phải hồn trả hàng khơng đạt chuẩn đĩ về). Đồng thời, giao dịch thay thế cũng cần phải được thực hiện trong cùng một thời hạn hợp lý, theo một cách thức hợp lý để tránh cho bên vi phạm chịu thiệt thịi do hành vi cố ý làm tăng thiệt hại của bên kia.

2.2.5.7 Xác định thiệt hại theo giá thị trường:

Khi bên bị thiệt hại đã chấm dứt hợp đồng nhưng khơng thực hiện một giao dịch nào khác thay thế cho hợp đồng mà giá cả hiện tại cĩ thể xác định được cho việc thực hiện các việc đã giao kết, bên này cĩ thể yêu cầu bù đắp sự chênh lệch giá cả giữa giá hợp đồng và giá cả hiện tại vào thời điểm hợp đồng bị chấm dứt cũng như những thiệt hại của hậu quả tiếp theo đĩ.

Giá cả hiện tại là giá phải trả cho hàng hĩa trong hồn cảnh cĩ thể so sánh tương đối được ở nơi mà hợp đồng lẽ ra phải được thực hiện hoặc khi khơng xác định được giá cả hiện tại ở nơi đĩ thì giá cả hiện tại ở nơi khác cĩ thể được tham khảo.

Mục đích của việc xác định thiệt hại theo giá thị trường là tạo điều kiện cho bên bị vi phạm chứng minh về thiệt hại khi khơng cĩ giao dịch thay thế. Khi đĩ, thiệt hại được giả định bằng với sự chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá cả của thị trường tại thời điểm hợp đồng bị chấm dứt.

Giá thị trường hiện tại là giá cả thường được tính cho hàng hĩa tương đương. Giá này sẽ được so sánh với những giá được tính cho cùng một loại hoặc tương tự với loại hàng hĩa đĩ. Giá thị trường này cĩ thể được lấy từ những tổ chức chuyên mơn hoặc từ những văn phịng thương mại…, khơng nhất thiết phải là giá của một tổ cức chính quy.

Cịn nơi xác định giá thị trường là nơi mà hợp đồng lẽ ra phải được thực hiện nếu nơi đĩ khơng cĩ giá thị trường thì chọn một thị trường hợp lý khác khi bồi thường thiệt hại.

58

2.2.5.8 Trách nhiệm của các bên trong việc khắc phục thiệt hại:

Giới hạn của bồi thường đề cập đến hành vi của bên bị thiệt hại được xác định là cĩ phần lỗi trong việc gây ra vi phạm của bên kia, do đĩ hạn chế một phần trách nhiệm cho bên vi phạm. Cịn trách nhiệm của các bên trong khắc phục thiệt hại liên quan đến hành vi của các bên sau khi xảy ra thiệt hại, đề cập đến trách nhiệm của hai bên trong việc khắc phục thiệt hại.

Bồi thường thiệt hại sẽ được giảm nếu như bên vi phạm cố gắng khắc phục thiệt hại, bên vi phạm cĩ thể khắc phục hậu quả khơng thực hiện bằng chi phí của mình. Việc khắc phục khơng bị hạn chế khi vi phạm gây ra là nghiêm trọng mà phụ thuộc vào việc xem xét bản chất hợp đồng để xác định cĩ nên cho phép bên khơng thực hiện khắc phục hay khơng. Bên cạnh đĩ, cịn tùy thuộc bên thiệt hại cĩ chấp nhận khắc phục hậu quả của bên kia hay cương quyết từ chối, chấm dứt hợp đồng và buộc bồi thường thiệt hại với những lý do của mình.

Khắc phục thiệt hại thể hiện bên vi phạm muốn hạn chế tổn thất do hành vi vi phạm của mình gây ra, đây là một thái độ thiện chí, tích cực nhưng ngược lại cĩ trường hợp bên bị thiệt hại lại khơng kết hợp để tránh thiệt hại nhằm giảm bớt tổn thất mà cịn làm tổn thất thêm trầm trọng. Như vậy, việc ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm sẽ đánh giá được là các bên đang khắc phục hậu quả hay đã từng gĩp phần tạo nên thiệt hại để từ đĩ giảm hay tăng trách nhiệm bồi thường đối với các bên.

Vậy là trách nhiệm khắc phục thiệt hại cũng ảnh hưởng đến bên bị thiệt hại, bên không thực hiện sẽ không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra cho bên bị thiệt hại khi thiệt hại có thể tránh được và nếu bên bị thiệt hại xử sự hợp lý. Mục đích của điều này là để tránh cho bên bị thiệt hại thụ động chờ đợi bồi thường thiệt hại trong khi những thiệt hại này có thể tránh được và khắc phục. Bất kỳ thiệt hại nào mà bên bị thiệt hại có thể tránh hoặc hạn chế bằng một số biện pháp thích hợp sẽ không được bồi thường. Những biện pháp khắc phục này do bên bị thiệt hại trực tiếp tiến hành nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại, nhất là khi có khả năng là việc thiệt hại sẽ gây ra hậu quả lâu dài nếu như những biện pháp này không được thực hiện (thường xảy ra trong giao dịch thay thế hoặc để tránh bất kỳ sự gia tăng nào về thiệt hại ban đầu).

Nhưng bên bị thiệt hại có quyền đòi đền bù những chi phí hợp lý đã chi để nỗ lực khắc phục thiệt hại. Vì hiển nhiên, một bên đã phải gánh chịu những hậu quả của việc vi phạm hợp đồng thì không nên bị yêu cầu tiến hành thêm những biện pháp tốn kém về thời gian hoặc tiền bạc để

khắc phục. Mặt khác, về mặt kinh tế sẽ bất hợp lý khi cho phép việc gia tăng những thiệt hại lẽ ra có thể khắc phục được bằng một số biện pháp thích hợp.

Thế thì khoản tiền bồi thường sẽ bị cắt giảm nếu bên bị thiệt hại không chịu tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm khắc phục hay hạn chế gây thêm thiệt hại. Ngược lại, bên bị thiệt hại cũng có thể yêu cầu hoàn trả những chi phí phát sinh trong việc khắc phục thiệt hại.

2.2.5.9 Xác định lãi suất bồi thường và lãi suất khi hành vi vi phạm là nghĩa vụ thanh toán: nghĩa vụ thanh toán:

- Lãi suất trong hành vi vi phạm là nghĩa vụ thanh tốn: Nếu một bên

không thực hiện nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền đến hạn, bên bị thiệt hại được quyền yêu cầu bên kia trả thêm lãi cộng đối với tổng số tiền từ ngày thanh toán đến hạn cho đến khi thực sự thanh toán, bất kể nguyên nhân của việc không thanh toán. Vấn đề này được cơng nhận trong thương mại

Việt Nam lẫn quốc tế. Vì sẽ là hợp lý trong trường hợp “bên vi phạm hợp đồng chậm

thanh tốn tiền hàng và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng cĩ quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền trả chậm đĩ theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên

thị trường tại thời điểm thanh tốn tương ứng với thời gian chậm trả”(58). Đồng thời

bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường những thiệt hại khác, nếu việc không thanh toán gây ra những hậu quả lớn hơn.

Lãi suất được tính là lãi suất trung bình cho vay ngắn hạn của ngân hàng bằng đồng tiền thanh toán tại địa điểm thanh toán, nếu tại địa điểm thanh toán không xác định được lãi suất cho vay ngắn hạn trung bình, thì áp dụng tỉ lệ lãi trung bình cho vay ngắn hạn của quốc gia có đồng tiền thanh toán đó. Nếu cả hai tỉ lệ lãi trên không thể xác định, thì sẽ áp dụng tỉ lệ lãi hợp lý do luật quốc gia có đồng tiền thanh toán đó xác định.

Một phần của tài liệu luận văn luật vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm các bên (Trang 52 - 77)