Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng cĩ hành vi vi phạm. Bồi thường tồn bộ thể hiện khi phải bồi thường khơng những đối với những thiệt hại họ đã phải gánh chịu mà cịn cĩ quyền địi bồi thường về những lợi nhuận mà họ bị mất do việc vi phạm thực hiện hợp đồng. Cũng khơng cĩ gì là bất hợp lý khi bồi thường phải bồi thường cả thiệt hại về lợi nhuận vì đây là khoản lợi nhuận mà đáng lẽ bên bị vi phạm đã cĩ được, nếu như hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và
khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng cĩ hành vi vi
phạm”(52)
Qui tắc chung trong thương mại quốc tế cũng cơng nhận điều này như tại CISG
“Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao
gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu qủa của sự vi phạm
hợp đồng…”(53).
Hoặc là “bên bị thiệt hại cĩ quyền địi bên kia bồi thường tồn bộ những tổn thất gây ra do việc khơng thực hiện hợp. Những tổn thất này bao gồm những tổn thất phải gánh chịu và những lợi ích đáng lẽ phải cĩ từ việc thực hiện hợp đồng, cĩ tính
đến những chi phí hay tổn thất mà bên vi phạm tránh được”.(54)
Bên bị vi phạm cĩ quyền địi bồi thường tồn bộ thiệt hại, cũng khẳng định cần phải cĩ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khơng thực hiện hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Việc bồi thuờng thiệt hại khơng được gây những lợi ích hay thiệt hại khác cho bên bị thiệt hại mà bản chất khơng liên quan đến sự vi phạm. Việc xác định thường là dự dốn nên cũng rất khó khăn cho cả bên bị vi phạm và bên vi phạm để cĩ được những con số chính xác và cơng bằng.
Dễ xác định hơn đĩ là những thiệt hại về tổn thất, đây là những thiệt hại phải gánh chịu do hư hao tài sản hoặc là việc bên này phải gánh chịu những nghĩa vụ khi bên này khơng được nhận tiền từ bên cĩ nghĩa vụ, buộc phải mượn tiền từ bên thứ ba để hồn thành cơng việc của mình.
Trong nguyên tắc bồi thường thiệt hại cịn cĩ thể bao gồm cả chi phí khi tranh tụng do việc vi phạm gây ra. Đây là HĐMBHHQT, do vậy khi xảy ra việc vi phạm khả năng dẫn đến kiện tụng là rất lớn. Tranh tụng đối với loại hợp đồng này chi phí đi lại và chi phí cho tịa là khá lớn nên nĩ được tính vào chi phí bồi thường thiệt hại là hợp lý vì suy cho cùng nĩ cũng là do vi phạm mà ra.