IV Thiết bị phục vụ cho đánh giá tác động của môi trường, địa chấn
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY CPDT&PTDT LILAMA
2.2.1 Quản lý công tác đấu thầu có tính hệ thống
Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược đấu thầu đúng đắn:
Trước hết phải thu thập đầy đủ các tài liệu, thông tin chi tiết. Nguyên nhân
công ty không trúng thầu là không nắm bắt thông tin một cách kịp thợi. Trên thực tế cũng cho thấy việc tiếp cận được gói thầu và chủ đầu tư để lấy thông tin là khá hạn chế. . Các nhà thầu luôn cố gắng có được thông tin gói thầu, dự án trước khi những thong tin đó công bố trên phương tiện đại chúng, để họ có thời gian tìm hiểu và tiếp cận. Việc tìm hiểu này cũng tạo ra một cuộc cạnh tranh nhỏ và ngầm giữa các nhà thầu với nhau. Vì vậy công ty cần phải thành lập một phòng chức năng chuyên tìm hiểu về thị trường về các dự án tổ chức đấu thầu, các chính sách quy chế mới của nhà nước về đấu thầu xây dựng. Bên cạnh đó việc tận dụng các mối quan hệ để tìm kiếm thông tin cũng khá quan trọng đôi khi trở thành cách thức tìm kiếm thông tin hiệu quả nhất. Nắm bắt các dữ liệu về điều kiện tự nhiên- xã hội- kinh tế, điều kiện về hạ tầng cơ sở… để tính toán các phương án thi công, tìm hiểu thị trường vật liệu để tính toán các phương án xây dựng giá dự thầu. Khi đã nắm bắt được thông tin về dự án mà họ đòi hỏi về mặt năng lực thi công, thì nhanh chóng tận dụng các mối quan hệ đã có với các công ty lớn để có thể mời họ tham gia liên danh liên kết cùng tham gia dự thầu nhằm tăng thêm khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch đấu thầu: Điều này có nghĩa là công ty cần phải
công trình, xác suất trúng thầu mong muốn là bao nhiêu, tốc độ tăng trưởng là bao nhiêu, tổng giá trị sản lượng mong muốn là bao nhiêu…Tuy nhiên tuỳ tình hình của công ty để có thể xây dựng được kế hoạch này, vì việc dự báo số gói thầu trúng thầu, giá trị hợp đồng mong muốn bị ảnh hưởng khá nhiều vào các yếu tố thị trường. Với quy mô ở dạng nhỏ và vừa thì công ty nên tập trung vào cách thứ 1 tức là tăng cường thu thập nắm vững thông tin về gói thầu hơn là xây dựng mô hình dự báo rất tốn kém và khó và đôi khi không phát huy hiệu quả với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cũng cần phải hiểu thêm tức là xây dựng kế hoạch không hẳn là đi xây dựng mô hình dự báo về số công trình cần phải trúng thầu trong năm, xây dựng kế hoạch dự thầu ở đây còn bao gồm cả việc sử dụng các nguồn lực có kế hoạch để có thể sãn sang đảm bảo thi công khi công ty trúng thầu:
+ Về nguồn nhân lực: luôn sẵn sang thi công ở mọi nơi khi cần thiết, luôn có kế
hoạch bổ sung nguồn lực khi cần thiết, với những cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm thì giữ những nhiệm vụ chỉ huy quan trọng, bên cạnh đó nên kèm theo các cán bộ kỹ thuật còn ít kinh nghiệm để đào tạo thực tế luôn, và cũng để khi cần điều động đi thi công nơi khác, họ đủ trình độ và kinh nghiệm để có thể đảm nhiệm công việc
+ Về nguồn vật liệu: Xây dựng các mạng lưới nhà cung cấp vật liệu “ thân
thiện” để luôn sẵn sàng cho việc thi công khi cần thiết. Bên cạnh đó công ty có thể mở rộng việc đầu tư thêm vào trạm trộn bê tông, kinh doanh xi măng, sắt thép…vừa tạo nguồn đầu vào cho các công trình, giảm giá thành xây dựng, vừa tạo thêm lợi nhuận do kinh doanh mang lại, tăng thêm khả năng cạnh tranh và sự tồn tại cho công ty .
+Về máy móc thiết bị: Sử dụng vốn tái đầu tư vào máy móc thiết bị, tăng thêm
năng lực phục vụ thi công, chuẩn bị sẵn sang cho thi công xây lắp, đồng thời cũng tạo thêm niềm tin cho chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, khi tiếp nhận được hồ sơ mời thầu thì cần phải có kế hoạch rõ rang đảm bảo tiến độ xây dựng hồ sơ dự thầu, phù hơpj với yêu cầu của chủ đầu tư và phù hợp với năng lực làm việc của từng cán bộ.
Tóm lại công ty cần tổ chức quản lý công tác đấu thầu có tính hệ thống hơn để có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng chính xác, đồng thơi xây dựng cho mình một kể hoạch đấu thầu hợp lý nhất, đảm bảo xác suất trúng thầu cao.