MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY CPDT&PTDT LILAMA
2.1 Định hướng phát triển của công ty
2.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu Đối với chủ đầu tư đấu thầu đang trở thành một hình thức phổ biến để lựa chọn
được người thực hiện hợp đồng tốt nhất. Mục đích cuối cùng của đấu thầu đó là nâng cao khả năng sử dụng vốn một cách hiệu quả. Đối với nhà thầu, đặc biệt là những nhà thầu mà uy tín và kình nghiệm chưa có nhiều thì đấu thầu là một cách tốt nhất để có thể khẳng định vị trí nâng cao uy tín, đó cũng là một cách tốt để mở rộng thị trường,
hoàn thiện chính mình, tiếp cận với khách hàng mới, với đối thủ của mình và cũng là một cách tốt để tiếp cận với những quy định về đấu thầu trong nước và quốc tế. Với một công ty thành lập chưa lâu nhưa công ty CPDT&PTDT Lilama thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu là sự cần thiết bởi một số lý do sau đây:
+ Ngành nghề trọng điểm của công ty là xây dựng trong các lĩnh vực dân dụng…
đây là lĩnh vực ngành nghề có liên quan đến hoạt động đấu thầu xây lắp, và cũng là lĩnh vực chính mang lại lợi nhuận cho công ty. Do vậy, công ty phải tập trung vào nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu để có thể mang về nhiều hợp đồng có giá trị lớn, từ đó mang về lợi nhuận và tiếng tăm cho công ty.
+ Trên thị trường xây dựng có rất nhiều công ty cùng tham gia cung cấp dịch vụ xây lắp, do đó không tránh khỏi sự cạnh tranh để giành phần thắng thầu về phía mình, đôi khi họ có thể dùng nhiều thủ đoạn khác nhau, với những công ty bề dày kinh nghiệm thì họ dung sức mạnh thị trường, sức mạnh của thương hiệu để có thể đánh bật những công ty vừa và nhỏ trong khi tham gia đấu thầu. Công ty CPDT&PTDT Lilama luôn nỗ lực cố gắng để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Vì thế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu là yêu cầu bắt buộc có tính sống còn đối với công ty.
Tuy công tác dự thầu trong những năm qua đã đem lại nhiều kết quả đáng mừng như giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu liên tục tăng cao, giá trị sản lượng thực hiện qua các năm đều tăng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế cũng đều tăng, nhưng tại công ty công tác đấu thầu vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập cần phải khắc phục. Nâng cao tính cạnh tranh trong đấu thầu cũng là để khắc phục dần những tồn tại đó.
Có nhiều cách để phân tích khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của một công ty. Tuy nhiên, phân tích cạnh tranh theo ma trận SWOT hiện được rất nhiều công ty áp dụng bởi tính đại chúng, dễ sử dụng mà tác dụng và mục đích cuối cùng là phân tích khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được phản ánh khá đầy đủ. Phân tích ma trận này có thể giúp tìm ra giải pháp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh, làm tăng khả năng thắng thầu cho công ty. SWOT là viết tắt của bốn từ tiếng Anh đó là:Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities ( cơ hội), Threats (đe doạ). Phân tích ma trận SWOT là phân tích những yếu tố bên trong, bên ngoài, để từ đó doanh nghiệp có thể tìm được hướng phát triển phù hợp trong tương lai
MA TRẬN SWOT CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T) + Nhu cầu xây dựng nhà ở cao
tầng, chung cư cao cấp là rất lớn + Nhu cầu xây dựng các công trình đường bộ, hồ đập…
+ Hành lang phỏp lý rừ ràng hơn.
+Công ty gia nhập thị trường chưa lâu
+ Các công ty có bề dày kinh nghiệm.
+ Yêu cầu của chủ đầu tư + Thị trường giá cả các yếu tố đầu vào
ĐIỂM MẠNH(S) S/O S/T
+ Khả năng huy động vốn& khả năng thanh toán.
+ Sản xuất kinh doanh có lãi, cú tớch luỹ tái đầu tư.
+ Nhân sự trẻ, năng động, học hỏi nhanh.
+ Chất lượng xây dựng các công trình đã xây dựng tốt.
+ Địa bàn hoạt động tương đối rộng.
+ Được sự trợ giúp của công ty mẹ
+ Đang trên đà phát triển lớn mạnh hơn.
+ Nghiên cứu xác định cơ hội, có kế hoạch cụ thể.
+ Huy động vốn cho những công trình lớn
+ Tái đầu tư vào máy móc thiết bị, nhân sự
+ Tận dụng các mối quan hệ đó cú ở các địa bàn để tìm kiếm các công trình, các thông tin về các gói thầu ở địa bàn các tỉnh
+ Sử dụng báo giá ưu đãi để xây dựng giá dự thầu cạnh tranh
+ Tăng kinh nghiệm, năng lực thi công
+ Cố gắng liên danh liên kết + tái đầu tư chiều sâu, tăng thêm năng lực phục vụ, thi công.
+ Tự đầu tư vào mạng lưới cung cấp vật liệu đầu vào, lập các quỹ dự phòng, dự trữ vật liệu nếu cần
ĐIỂM YẾU(W) W/O W/T + Chưa chuyên nghiệp trong
quản lý hoạt động doanh nghiệp + Xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp vật liệu chưa đủ lớn mạnh.
+ Hiệu quả sử dụng đồng vốn chưa cao.
+ Cơ cấu nguồn lực còn nhiều bất cập
+ Tiến độ thi công vẫn còn chưa thực sự phù hợp với năng lực thực sự của công ty
+ Kinh nghiệm thi công các công trình còn chưa cao
+ Xây dựng quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:
2000
+ Tiếp tục xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp vật liệu.
+ Đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng
+ Chính sách tuyển dụng nhân tài, tuyển dụng công nhân lành nghề có chế đỗ đói ngộ rừ ràng
+ Đầu tư chiều sâu vào nhân sự
+ Liên danh, liên kết với các công ty mạnh
Phân tích ma trận ta thấy:
CƠ HỘI (O)
+ Nhu cầu xây dựng nhà ở cao tầng, chung cư cao cấp, văn phòng cao cấp trong những thời gian gần đây là rất lớn. Nước ta gia nhập WTO nên dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày một nhiều. Bên cạnh đó, đời sống người dân ở thành thị ngày một được cải thiện, nhu cầu ở chung cư cao cấp, biệt thự ngày một tăng.
+ Hành lang phỏp lý rừ ràng hơn. Sự ra đời của luật đấu thầu, nghị định 111/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu, luật đầu tư và các văn bản kốm theo đó tạo hành lang phỏp lý rừ ràng cho cỏc nhà đầu tư và cỏc nhà thầu.
THÁCH THỨC (T)
+ Số lượng các công ty mới gia nhập thị trường ngày càng nhiều. Do cơ chế thành lập một công ty hiện nay khá đơn giản, lĩnh vực xây lắp được dự đoán sẽ vẫn phát triển trong một thời gian tiếp theo. Vì thế các công ty mới gia nhập ngày càng nhiều.
+ Cạnh tranh với các công ty có bề dày kinh nghiệm. Như quá trình phân tích các đối thủ cạnh tranh ở các mục trên ta thấy, nhóm các đối thủ cạnh tranh gồm cả các công ty cùng thuộc tổng Lilama và những công ty thuộc tổng công ty lớn khác như Vinaconex, Tổng công ty xây dựng Sông Đà… Những công ty đầu tiên thuộc tổng Lilama hay thuộc các tổng công ty khác đều là những đối thủ cạnh tranh có bề dày kinh nghiệm, đây là thách thức khá lớn với công ty còn trẻ như Công ty CPDT&PTDT Lilama
+ Yêu cầu của chủ đầu tư ngày càng cao. Chủ đầu tư ngày càng yêu cầu khắt khe về chất lượng công trình, đây là do đòi hỏi của người hưởng thụ (có thể trực tiếp là chủ đầu tư hoặc người dân, hoặc một doanh nghiệp khác) ngày càng lớn. Bên cạnh đó, với những công trình mà tính chất kỹ thuật được đặt lên hàng đầu thì yêu cầu này càng cao hơn. Đây cũng là một thách thức lớn với công ty.
+ Thị trường giá cả các yếu tố đầu vào hay biến động. Điều này tạo ra mối lo ngại lớn cho doanh nghiệp, khi không thể dự đoán tương đối tình hình giá cả thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp, điều này có thể dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút, hiệu quả hoạt động không cao, khó kiểm soát giá của các nhà cung ứng và đôi khi các nhà cung ứng có thể ép giá, khiến chi phí xây lắp tăng.
ĐIỂM MẠNH(S)
Quá trình phân tích tại chương I cho thấy doanh nghiệp có một số điểm mạnh đáng kể như sau:
+ Khả năng thanh toán cao, Công ty phân lớn kinh doanh có lãi trên đồng vốn chủ sở hữu, việc đầu tư vào tài sản cố định và tái tạo tài sản cố định ấy có thể được thực hiện phần lớn từ nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn ổn định dài hạn khác.
+ Sản xuất kinh doanh có lãi, có tích luỹ tái đầu tư. Cũng từ sự phân tích về năng lực tài chính ở chương I, ta thấy doanh nghiệp luôn sản xuất kinh doanh có lãi qua các năm và có tích luỹ tái đầu tư vào kinh doanh vật liệu xây dựng, tái đầu tư vào máy móc thiết bị. Đây cũng là một điểm mạnh của doanh nghiệp.
+ Nhân sự trẻ, năng động, học hỏi nhanh. Đây là một trong những nhân tố làm nên những kết quả của công ty trong thời gian qua. Khả năng học hỏi nhanh, năng động, chịu khó nên đã đi tắt đón đầu công nghệ xây dựng, tăng thêm khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp.
+ Chất lượng xây dựng các công trình tốt. Điều này được thể hiện qua số bằng khen về chất lượng thi công các công trình: dự án khu nhà ở Trầm Sào, khu nhà ở Nam Đồng Mạ…
+ Địa bàn hoạt động tương đối rộng. Công ty có địa bàn hoạt động tương đối rộng từ khắp bắc trung nam, thể hiện qua địa điểm xây dựng các công trình.
+ Được sự trợ giúp của công ty mẹ, Sự trợ giúp này về mặt vốn, công nghệ, uy tín của công nghệ và cả nhân sự khi cần thiết.
+ Đang trên đà phát triển lớn mạnh hơn.
ĐIỂM YẾU(W)
+ Chưa chuyên nghiệp trong quản lý hoạt động doanh nghiệp, hiện nay doanh nghiệp mới đang có đề án xây dựng theo tiêu chuẩn ISO TCVN của bộ xây dựng
+ Xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp vật liệu chưa đủ lớn mạnh, chưa thực sự ổn định, đôi lúc gây áp lực với nhà thầu.
+ Cơ cấu nguồn lực còn nhiều bất cập, Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học chưa cao, số chuyên gia cố định là rất ít.
+ Tiến độ thi công vẫn còn chưa thực sự phù hợp với năng lực thực sự của công ty
+ Kinh nghiệm thi công các công trình lớn còn ít, đây là điểm yếu khá lớn đối với doanh nghiệp, do sự hạn chế về mặt nguồn lực, uy tín kinh nghiệm cho nên kinh nghiệm thi công các công trình lớn, trọng điểm quốc gia là rất ít.
Một số giải pháp cho khả năng cạnh tranh nói chung của doanh nghiệp, và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp
S/O
Tận dụng các điểm mạnh là lợi thế của doanh nghiệp để có thể nâng cao khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Tăng thị phần xây dựng, mở rộng địa bàn xây dựng cho công ty. Một số chiến lược cụ thể như:
+ Nghiên cứu, xác định cơ hội, xây dựng kế hoạch dự thầu
+ Huy động vốn cho những công trình lớn, từ nguồn vốn tự có, vốn vay ngân hàng và vốn vay từ cán bộ công nhân viên.
+ Tái đầu tư vào máy móc thiết bị, nhân sự tăng thêm năng lực tài chính, năng lực nhân sự và năng lực máy móc thiết bị cho công ty.
+ Tận dụng các mối quan hệ đã có ở các địa bàn để tìm kiếm các công trình, các thông tin về các gói thầu ở địa bàn các tỉnh
S/T
Sử dụng các điểm mạnh của mình như là một lợi thế để đối phó lại các thách thức hiện có và tiềm ẩn:
+ Sử dụng báo giá ưu đãi để xây dựng giá dự thầu cạnh tranh kết hợp với những kinh nghiệm, năng lực thi công để có thể loại những đối thủ mới gia nhập thị trường tham gia đấu thầu.
+ Với các công ty có bề dày kinh nghiệm thì cố gắng liên danh liên kết khi tham gia đấu thầu nếu có thể để có thể học hỏi kinh nghiệm thi công
+ Sử dụng vốn huy động được, lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư chiều sâu, tăng thêm năng lực phục vụ, thi công đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư cả về máy móc thiết bị và nhân sự.
+ Sử dụng vốn huy động được và lợi nhuận chưa phân phối để tự đầu tư vào mạng lưới cung cấp vật liệu đầu vào, lập các quỹ dự phòng, dự trữ vật liệu nếu cần để tránh tổn thất do sự thay đổi giá các yếu tố đầu vào, đồng thời công ty vẫn thu được lợi nhuận do việc kinh doanh đem lại
W/O
Khắc phục điểm yếu để có thể tận dụng tối đa các cơ hội mang lại:
+ Xây dựng quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 + Tiếp tục xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp vật liệu
+ Đầu tư một phần vốn vào lĩnh vực kinh doanh vật liệu, để cung cấp vật liệu cho các công trình, tận dụng tối đa nguồn lực để làm giảm giá thành xây dựng,tạo ra lợi thế cạnh tranh.
+ Chính sách tuyển dụng nhân tài, tuyển dụng công nhân lành nghề có chế đỗ đói ngộ rừ ràng hợp lý.
W/T
Khắc phục các điểm yếu để có thể cạnh tranh với các đối thủ.
+ Sử dụng vốn đầu tư vào nhân sự, tổ chức các lớp nâng cao kiến thức, tuyển dụng thêm nhân sự có năng lực và kinh nghiệm
+ Liên danh, liên kết với các công ty mạnh có bề dày kinh nghiệm để học hỏi và tăng thêm kinh nghiệm khi tham gia các công trình tương tự.
Sau đây là chi tiết từng giải pháp nói riêng cho đấu thầu.
2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty