Các nhân tố bên ngoài công ty

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thi lilama (Trang 32 - 35)

IV Thiết bị phục vụ cho đánh giá tác động của môi trường, địa chấn

1.3.1.2Các nhân tố bên ngoài công ty

Các đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến công tác đấu thầu. Không chỉ do mật độ tham gia dày đặc hơn, mà do cả những lợi thế từ phía họ. Thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, thêm nhiều hồ sơ dựng thầu, bên mời thầu càng có nhiều sự lựa chọn, đánh giá để đưa ra được những thỏa thuận có lợi hơn cho bên chủ đầu tư. Tỷ lệ thắng thầu bị chia sẻ. Càng nhiều công ty tham gia vào thì khoảng trống thị trường càng thu hẹp lại, cạnh tranh càng gay gắt, khốc liệt. Mỗi hồ sơ dự thầu chứa đựng tất cả năng lực, thế mạnh của mỗi nhà thầu, khả năng thoã mãn cho chủ đầu tư.

Khó khăn lớn nhất của công ty là phải cạnh tranh với những “ông trùm” trong ngành xây dựng. Đó là những tập đoàn, những tổng công ty xây dựng có thế mạnh trên thị trường đồng thời có thời gian và kinh nghiệm hoạt động lâu năm. Có thể kể đến những đối thủ cạnh tranh đáng kể nhất: Tổng công ty VINACONEX, Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty sông Đà, Tổng công ty LICOGI…

Công ty PĐTXD&PTĐT Lilama có ngành nghề thi công đa dạng và đang cố gắng phát triển và cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường xây dựng. Là một công ty mới thành lập, Lilama UDC không thể so sánh được với các Tổng công ty xây dựng khác như Tổng công ty Vinaconex hay Tổng công ty Sông Đà mà chỉ có thể so sánh được với một công ty xây dựng con của các tổng công ty này. Thị phần của công ty trên thị trường chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng nó thể hiện được hiệu quả đầu tư và thi công công trình của công ty.

Không nằm trong top những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu vì công ty không phải là một “lão làng” trong ngành xây dựng nhưng phần nào công ty cũng đóng góp vào sự phát triển của ngành xây dựng.

Bảng 9: Thị phần của công ty trên thị trường xây dựng

STT Tên doanh nghiệp

2010 2011 GTTSL (Tr.đ) Thị phần(%) GTTSL (Tr.đ) Thị phần(%) 1 Ngành xây dựng 55 135 100 64 067 100 2 Tổng công ty Vinaconex 5 500 9,98 7 300 11,39

3 Tổng công ty xây dựng Hà Nội 5 168 9,37 6 490 10,13

4 Tổng công ty sông Đà 5 460 9,90 7 100 11,08

5 Tổng công ty Licogi 2 552 4,63 3 051 4,76

6 Lilama UDC 256 0,463 301 0,4698

Nguồn: Website các tổng công ty

Nhìn vào bảng 12 ta thấy được thị phần của công ty rất nhỏ trên thị trường xây dựng, không đáng kể so với các đối thủ mạnh. Nhưng ta thấy thị phần của công ty cũng đã có tăng lên. Chứng tỏ đầu tư cho cạnh tranh đã phát huy hiệu quả. Đó là Công ty đã có chính sách đầu tư hợp lý vào những ngành nghề mũi nhọn như xây dựng các khu chung cư cao cấp nhằm phát huy tối đa thế mạnh của mình, tăng cường uy tín và khả năng trên thị trường

Trong thời gian thi công, các yếu tố nguồn cung ứng đầu vào đối với công trình luôn biến động, không ổn định. Vì vậy các nhà cung cấp nguồn đầu vào có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh đấu thầu của công ty. Thương hiệu uy tín của nhà cung cấp đi liền với thương hiệu uy tín của nhà thầu. Uy tín của nhà cung cấp được thể hiện ở chất lượng sản phẩm cung ứng và khả năng cung ứng trong mọi trường hợp kể cả có biến động. Các nhà cung ứng cũng gây ảnh hưởng tới giá chào thầu của công ty. Họ có thể gây áp lực để làm tăng giá các yếu tố đầu vào, giảm mức độ dịch vụ đi kèm, khả năng cung ứng không đáp ứng yêu cầu làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình, từ đó gây ra tone thất cho nhà thầu trong quá trình thi công.

Trên thực tế đã có rất nhiều công trình trong quá trình thi công bị chậm do khả năng cung ứng nguyên vật liệu của nhà cung cấp bị hạn chế. Để khắc phục tình trạng quá phụ thuộc vào nhà cung cấp công ty cũng đã tham gia vào thị trường kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng. Hoạt động này đã giúp cho công ty chủ động hơn trong nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, tránh tình trạng tăng giá vật liệu trên thị trường mà doanh nghiệp phải chịu lỗ. Sau đó, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng còn mang lại một khoản doanh thu khác từ bán nguyên vật liệu cho các đơn vị xây dựng khác trên thị trường.

Đầu tư tự sản xuất nguyên vật liệu là một thế mạnh trong cạnh tranh của Lilama UDC vì nó vừa tạo ra doanh thu vừa giảm được chi phí nguyên vật liệu xây dựng của các công trình. Điều này không chỉ giúp cho côngt y có them nguồn thu mà còn góp thầm tăng them năng lực tực phục vụ thi công của công ty, tăng them khả năng cạnh tranh về giá về chất lượng, khả năng cung ứng nguồn đâu vào trong quá trình đấu thầu.

Các chủ trương chính sách đầu tư của địa phương, chính phủ

Đây là một yếu tố khách quan tác động tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng. Các chủ trương chính sách ở dây bảo gồm các qui định về đấu thầu, các nghị định, thong tư hướng dẫn hoạt động đấu thầu và các chính sách khuyến khích chủ chương phát triển của nhà nước. Một hệ thống pháp luật rõ rang phù hợp với thực tế sẽ có hiệu quả cá bà là động lực chính cho các doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, các nhà thầu phát triển. Đồng thới nếu hệ thống pháp luật không rõ rang, chồng chéo không phù hợp

với điều kiện kinh tế xã hội sẽ gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc phát triển và làm giảm hiệu quả hoạt động của các hoạt động xã hội nói chung và khó khăn cho các nhà thầu nói riêng.

Việc qui định các điều lệ, quy định trong công tác đấu thầu luôn được đảm bảo sự cạnh tranh công bằng cho các nhà thầu. Nhờ đó các nhà thầu sẽ có cơ hội cạnh tranh với nhau một cách công bằng hơn, đúng sức của mình và nhà thầu nào có khả năng hơn thì sẽ thắng thầu, tránh được hiện trượng lách luật. Sự ra đời của luật đấu thầu 2005 và nghị định 111/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đấu thầu đã tạo hành lang pháp lý chung cho hoạt động đấu thầu,tạo sự cạnh tranh cần thiết cho các nhà thầu tham gia hoạt động đấu thầu. Sự ra đờì của các nghị định như nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, thông tư 04/2005/TT-BXD về hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình đây là một số cơ sở pháp lý quan trọng nhằm định hướng cho các doanh nghiệp trong việc tham gia đấu thầu và việc lập hồ sơ dự thầu. Song trên thực tế thì hệ thống pháp luật còn chồng chéo quan lieu, thiếu chặt chẽ đã là ảnh hướng không nhỏ tới năng lực của nhà thầu cũng như làm giảm đi tính cạnh tranh công bằng trong đấu thầu.

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thi lilama (Trang 32 - 35)