1.4. Đánh giá thực trạng công tác đấu thầu ở công ty 1. Kết quả đạt được trong công tác đấu thầu ở công ty
1.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 1.4.3.1 Hạn chế
Mặc dù công tác đấu thầu của công ty đã đạt được một số kết quả đáng chú ý, nhưng qua sự phân tích ở trên cũng thấy quá trình đấu thầu còn tiềm ẩn nhiều vấn đề mà công ty cần đặc biệt quan tâm và giải quyết trong thời gian tới. Sau đây là một số vấn đề còn tồn đọng tại công ty trong thời gian qua:
- Quy mô và số lượng gói thầu tham dự thầu của công ty có xu hướng giảm.
Hầu hết các dự án Viện tham gia đấu thầu và thực hiện thi công đều là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ, và một số gói thầu có được nhờ có sự giúp sức của công ty mẹ.
- Trong công tác chuẩn bị hồ sơ dự thầu, quá trình chuẩn bị lưu trữ hồ sơ vẫn còn chưa chuyên nghiệp, chưa tạo thành một hệ thống thống nhất, cơ sở dữ liệu khách hàng còn quá sơ sài, chưa chuyên nghiệp, việc quản lý hình ảnh của công ty chưa được chú ý đúng mức. Công tác tiếp thị đấu thầu còn tràn lan làm ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty. Vì vậy, vấn đề đặt ra đó là xác định đúng năng lực của công ty và quyết định có tham gia dự thầu với những gói thầu thực sự phù hợp với năng lực của công ty hay không là một vấn đề khá quan trọng.
Trong những năm qua công ty đã có nhiều chính sách để hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu tuy nhiên những nỗ lực của công ty vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Do vậy, chất lượng hồ sơ dự thầu chưa đáp ứng yêu cầu và không đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Chất lượng hồ sơ chưa đạt hiệu quả được thể hiện ở nhiều khía cạnh, khía cạnh giá dự thầu không phù hợp, số liệu đưa ra không xác thực với thực tế của gói thầu. Xây dựng giá dự thầu phụ thuộc khá nhiều vào việc xây dựng được một hệ thống các đối tác thường xuyên cung cấp các yếu tố đầu vào như: cát, xi măng, đá… Phải chăng đây là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân như, thiếu thông tin cần thiết về gói thầu và đối thủ cạnh tranh, nguồn lực con
người, tài chính không đủ điệu kiện để nghiên cứu và tìm hiểu sâu trong quá trình lập hồ sơ dự thầu.
- Một số hợp đồng của Công ty đã không hoàn thành theo đúng hợp đồng, vấn đề này cần hết sức quan tâm, bởi vì nhà thầu sẽ phải thực hiện đúng như tiến độ đã cam kết như trong hồ sơ dự thầu nếu nhà thầu trúng thầu, vì thế trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, công tác xây dựng tiến độ thi công cần đảm bảo đúng theo yêu cầu của bên mời thầu và đảm bảo thực sự phù hợp với năng lực thực tế thi công xây lắp của công ty. Tránh tình trạng đến lúc thi công, thực lực của công ty không đảm bảo như tiến độ đặt ra, và làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
- Hiệu quả sự dụng vốn chưa cao. Tỷ suất lợi nhuận biên còn thấp, điều này phản ánh phần nào việc sử dụng vốn của công tu chưa đem lại hiệu quả mong muốn. Đây là vấn đề mà công ty cần phải xem xét lại sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong những năm tài chính tiếp theo.
- Năng lực kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên phải ngày càng được nâng cao để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư. Chính sách đầu tư cho nguồn nhõn lực vẫn chưa thực sự rừ ràng và cú tớnh thuyết phục cao. Vỡ thế trong thời gian tới cụng ty cần cú chớnh sỏch về nguồn nhõn lực rừ ràng và cải thiện hơn.
- Uy tín, kinh nghiệm của công ty trên trường xây lắp vẫn chưa cao bằng những công ty có bề dày như các công ty thuộc tổng Vinaconex hay các công ty thuộc tổng công ty Sông Đà… vì thề công ty cần có biện pháp thích hợp để có thể nâng cao uy tín kinh nghiệm của mình.
- Trong thi công công trình còn một số yếu kém, năng lực tổ chực thi công còn hạn chế, nhất là đối với các dự án lớn có đòi hỏi kỹ thuật phức tạp do đó ảnh hưởng tới tiến độ thi công, gây ứ đọng vốn lớn, làm tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận thấp.
- Nhiều công trình hiện nay do công ty đảm nhiệm mặt kỹ thuật còn chưa thực sự bài bản do công ty vẫn trong quá trình tiếp cận và học hỏi công nghệ thi công mới. Quá trình quyết toán còn nhiều bất cập do không thống nhất được sự nghiệm thu chất lượng thi công giữa các bên.
Như vậy, có một số vấn đề còn tồn đọng tại công ty. Để có một sự phát triển bền vững lâu dài hơn thì công ty cần phải đưa ra được các chính sách thích hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty, tránh “ đốt cháy giai đoạn”.
1.4.3.2 Nguyên nhân
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam còn chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây khó khăn cho việc mở rộng, phát triển thị trường. Số lượng các công trình xây dựng giảm một cách đang kể, do vậy số lượng các gói thầu mà các nhà đầu tư tổ chức mời thầu giảm một cách tương đối so với giai đoạn trước khi khủng hoảng. Bên cạnh đó, do chính sách Nhà nước còn nhiều khe hở dẫn đến việc tiêu cực trong đấu thầu, hệ thống chính sách Nhà nước còn thiếu đồng bộ lại còn thường xuyên thay đổi nên đã làm cho các nhà thầu gặp không ít khó khăn khi thực hiện theo Luật. Hoạt động quản lý Nhà nước về đấu thầu còn kém và lỏng lẻo nên các chủ thể tham gia đấu thầu còn chưa thực hiện một cách nghiêm túc các quy định của Nhà nước về đấu thầu. Từ đó phát sinh nhiều tiêu cực trong đấu thầu và hiện cạnh tranh không lành mạnh còn nhiều : Hiện tượng phá giá, đấu thầu giả, thông đồng móc ngoặc. Trong quy chế đấu thầu chưa quy định cụ thể các mức phạt đối với các trường hợp vi phạm trong đấu thầu nên tính cưỡng chế của các văn bản pháp luật này chưa cao.
Thứ hai, có nhiều chủ đầu tư để đạt được mục tiêu về tiến độ mà làm hồ sơ mời thầu thiếu chặt chẽ gây khó dễ cho nhà thầu trong quá trình thi công. Trong quá trình thi công thì sự không thống nhất quan điểm giữa chủ đầu tư và nhà thầu dẫn tới sự chậm chễ về tiến độ thi công. Đối với mỗi gói thầu, việc tổ chức đấu thầu lựa chọn ra nhà thầu với những tiêu chí khác nhau là do quyết định từ phía Chủ đầu tư. Khi mỗi nhà thầu tham dự thầu một gói thầu nào đó thì họ sẽ dựa trên những tiêu chí, những điều kiện từ phía Chủ đầu tư đưa ra. Việc lựa chọn được nhà thầu trúng thầu cho gói thầu là rất khách quan từ phía Chủ đầu tư. Do vậy, mỗi nhà thầu khi tham gia dự thầu sẽ phải làm tốt Hồ sơ dự thầu của mình mà thôi chứ không thể nào biết trước được là mình có thắng thầu hay không. Tuy vậy, trong đấu thầu các gói thầu hiện nay, vẫn còn xuất hiện những tiêu cực, ảnh hưởng không chỉ tới dự án mà còn ảnh hưởng tới các nhà thầu uy tín khác.Nguyên nhân và biên pháp của thực trạng này đều xuất phát từ Chủ đầu tư, khi mà họ nhận móc nối, câu kết với một trong những nhà thầu nào đó.
Thứ ba, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà thầu khiến cho khả năng trúng thầu bị giảm sút. Tình trạng phá giá trong đấu thầu tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh làm cho khả năng thắng thầu đối với các công ty còn non trẻ bị giảm sút. Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các nhà thầu, đặc biệt là những nhà thầu quốc tế, trong nước. Để đây mạnh khả năng cạnh tranh, các công ty
đã không ngừng đổi mới máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ vì thế sức ép của các nhà thầu này là rất lớn. Hơn nữa họ lại có tiềm lực tài chính hùng hậu và họ sẽ sử dụng triệt để tiềm lực này. Có không ít công ty tham gia đấu thầu và sau khi trúng thầu họ sẽ bán lại cho các nhà thầu khác, điều này gây khó khăn cho các nhà thầu trong đó có Công ty.Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu của mình không ít công ty, doanh nghiệp sử dụng các kiểu xảo, đó là việc bỏ giá dự thầu thấp hay là hiện tượng móc ngoặc giữa các nhà thầu để thắng thầu. Điều đó đã gây khó khăn cho Công ty trong quá trình tham gia dự thầu.
•Nguyên nhân chủ quan.
Năng lực tài chính của công ty chưa đáp ứng những công trình có sản lượng lớn có giá trị hợp đồng trên 100 tỷ.
Chưa xác định đúng năng lực thi công phục vụ thi công xây lắp nên tình trạng tham gia đấu thầu tràn lan làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Uy tín kinh nghiệm trên thương trường còn ít, đó là cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm thông tin đấu thầu cho thật sự phù hợp với năng lực của công ty.
Nhân lực chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, do đó khả năng tự giải quyết vấn đề trên công trường còn kém, dẫn đến khả năng thuyết phục chủ đầu tư, tư vấn giám sát khi nghiệm thu khối lượng còn kém, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, khả năng thu hồi vốn khá chậm, lãi vay ngân hàng tăng lên, làm ảnh hưởng đến vòng quay của vốn, dẫn đến khả năng sử dụng đồng vốn chưa hiệu quả. Bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp lớn nên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của công ty. Trình độ thi công, trình độ kỹ thuật của công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu thi công với những công trình lớn, phức tạp.
Số lượng máy móc thiết bị tại công ty đã có nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu thi công, số lượng xe máy hiện đại chưa nhiều, thiếu đồng bộ.
Công tác tiếp thị với các chủ đầu tư truyền thống còn chưa mạnh, chưa mở rộng thêm được nhiều quan hệ với chủ đầu tư trong lĩnh vực mới, thị trường mới.
Việc đánh giá các đối thủ cạnh tranh chưa đúng mức, chưa đi sâu tìm hiểu kỹ năng lực của các nhà thầu khác khi tham gia đấu thầu.
Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty còn yếu kém, thu thập thông tin
trường chưa được quán triệt đến từng cán bộ công nhân viên, do vậy mà việc tìm kiếm thị trường, thu thập thông tin còn yếu kém.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG