Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng lập kế hoạch và thực hiện kế

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn hóa học ở các trường trung học cơ sở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 108)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng lập kế hoạch và thực hiện kế

công tác của tổ chuyên môn và GV

a) Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác của tổ chuyên môn và GV đảm bảo tính chính quy, khoa học, hiệu quả.

b) Nội dung của biện pháp

- Hoàn thiện những quy định cụ thể về hệ thống kế hoạch trong QL HĐDH từ nhà trường đến tổ chuyên môn và GV; bổ sung các kế hoạch còn thiếu trong quá trình QL như: kế hoạch bồi dưỡng GVDG, kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ, kế hoạch đổi mới PPDH...

- Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch cả về hình thức và nội dung. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; làm tốt công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác QL kế hoạch DH môn học của nhà trường và tổ chuyên môn.

- Sử dụng tốt kết quả kiểm tra việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để đánh giá xếp loại công chức và thi đua hàng năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ c) Cách thức thực hiện biện pháp

- Tổ chức tập huấn cho tổ trưởng chuyên môn và GV bộ môn để nâng cao hiểu biết và kỹ năng xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch cá nhân.

- Căn cứ vào các hướng dẫn của Sở, Phòng GD&ĐT, tiến hành rà soát lại hệ thống kế hoạch quản lý HĐDH hiện có, kiểm tra lại quy trình xây dựng, mẫu biểu các văn bản kế hoạch, phát hiện các khiếm khuyết và tồn tại.

- Chỉ đạo xây dựng hoàn thiện hệ thống kế hoạch, đặc biệt là hệ thống kế hoạch của tổ chuyên môn và GV; chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá theo quy chế, quy định.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cán bộ tổ chuyên môn và GV có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về đổi mới công tác kế hoạch trong quản lý HĐDH môn học.

- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc với những bước đi thích hợp; đồng thời đảm bảo đủ kinh phí cho hoàn thiện công tác quản lý kế hoạch tổ chuyên môn và GV.

3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý xây dựng nề nếp kỷ cương trong HĐDH môn học; đổi mới công tác soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV

a) Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng được nề nếp kỷ cương vững chắc trong hoạt động dạy học môn Hóa học của mỗi trường; tạo bầu không khí, dân chủ và đoàn kết, tích cực, tự giác trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

b) Nội dung của biện pháp

- Cụ thể hoá những nội dung có liên quan trong Điều lệ trường THCS và Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HS hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vào điều kiện cụ thể của nhà trường; đó là các qui định về chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng, nhiệm vụ của cán bộ QLGD và GV, qui định nề nếp chuyên môn vận dụng vào thực tế của nhà trường.

- QL chặt chẽ hồ sơ chuyên môn của GV theo quy định. Nâng cao chất lượng hồ sơ chuyên môn của GV về nội dung, đảm bảo tính thống nhất về hình thức; thực hiện tốt việc cập nhật thông tin trong hồ sơ chuyên môn của GV.

- Nâng cao chất lượng QL việc soạn và chuẩn bị bài lên lớp của GV, đặc biệt là việc giáo án theo hướng dạy học tích cực.

- Đổi mới công tác QL việc dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy của các tổ bộ môn và GV.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

- Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện nề nếp ở năm học trước; phát hiện các vấn đề còn tồn tại, yếu kém, phân tích tìm ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục. Các vấn đề đã thực hiện tốt cần phải được nhân rộng, tuyên dương, khen thưởng kịp thời.

- Căn cứ vào tình hình thực tế của tổ chuyên môn, ngay từ đầu năm học, BGH cần xây dựng được quy định cụ thể về thực hiện nề nếp chuyên môn của tổ chuyên môn và GV trong hoạt động DH, dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy…. làm cơ sở cho tổ chức thực hiện.

- BGH cần xây dựng Kế hoạch hành động về xây dựng nề nếp, kỷ cương trong HĐDH của nhà trường. Kế hoạch phải xác định được khâu yếu, mặt yếu và biện pháp để khắc phục tồn tại, khuyết điểm.

- Làm tốt công tác kiểm tra thực hiện nề nếp chuyên môn, trong đó có nội dung: đánh giá việc tổ chức thực hiện nề nếp soạn bài và chuẩn bị lên lớp, giờ giấc ra, vào lớp của GV, việc ghi sổ lên lớp, thực hiện chương trình giảng dạy, báo điểm cho tổ bộ môn và HS, vào điểm, chất lượng hồ sơ chuyên môn của GV, nề nếp sinh hoạt tổ bộ môn…, công bố công khai đến mọi GV, đảm bảo kích thích được hoạt động dạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 61 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ d) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, tạo được sự đồng thuận trong nhà trường và tổ chuyên môn; mọi người cần phải nhận thức được đây là việc làm cần thiết để tạo nên môi trường GD tự giác, nghiêm minh và thân thiện.

- Công tác kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành bài bản với các hình thức thích hợp, đảm bảo khách quan, công bằng trong đánh giá, tạo không khí phấn khởi trong GV.

3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực, vận dụng sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

a) Mục tiêu của biện pháp

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập môn học; hoàn thiện những kỹ năng cần thiết của môn học cho HS; tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; nâng cao chất lượng học tập môn học của HS.

b) Nội dung của biện pháp

- Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của GV theo hướng:

+ Lựa chọn, phối hợp và sử dụng sáng tạo các PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung bài dạy, đặc điểm, trình độ, kỹ năng và thói quen học tập của HS, của lớp học, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật hiện có của nhà trường, kinh nghiệm đã có của GV.

+ Ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm hỗ trợ cho GV và HS tìm kiếm, xử lý thông tin; tiến hành các thí nghiệm, bài tập thực hành để tăng chất lượng và hiệu quả học tập.

- Vận dụng sáng tạo các hình thức tổ chức DH, thực hiện tốt các hình thức DH như thực hành, thí nghiệm môn học.

- Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học làm động lực thúc đẩy tính tích cực học tập của người học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ c) Cách thức thực hiện biện pháp

- Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo nâng cao chất lượng đổi mới PPDH của bộ môn, bao gồm:

+ Nhận thức những vấn đề liên quan, những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành chủ trương đổi mới PPDH môn Hóa học.

+ Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt cho sự thay đổi: tổ chức thảo luận Tổ chuyên môn về chủ trương đổi mới PPDH để mọi người cùng chia sẻ quan điểm, tạo tâm thế và điều kiện sẵn sàng tham gia đổi mới; tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm về đổi mới PPDH với những Tổ chuyên môn đã tổ chức thành công; lựa chọn những GV dạy giỏi, tâm huyết với nghề đi đầu làm mẫu để rút kinh nghiệm.

+ Thu thập số liệu, dữ liệu về: tình hình đội ngũ GV bộ môn; tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học môn học; sưu tầm tài liệu hướng dẫn đổi mới; tìm chuyên gia tư vấn hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH.

+ Xác định mục tiêu cụ thể cho các bước chỉ đạo bao gồm: mục tiêu ở bước thí điểm; phân tích thành công thất bại của bước thí điểm và lựa chọn bước đi tiếp theo; xem xét tiến độ triển khai thích hợp với từng giai đoạn; đưa việc đổi mới PPDH vào chương trình hành động hàng năm của tổ chuyên môn.

+ Xem xét và lựa chọn giải pháp áp dụng: kết hợp động viên, khuyến khích tinh thần và kết hợp vật chất; hướng dẫn, chỉ đạo sát sao, yêu cầu cụ thể đối với từng GV tham gia vào việc đổi mới PPDH; hỗ trợ các điều kiện nguồn lực để đổi mới; đánh giá, khen thưởng, góp ý kịp thời, khách quan.

+ Chỉ đạo Tổ chuyên môn và GV lập kế hoạch thực hiện. Trong kế hoạch cần xác định rõ các nội dung và lộ trình thực hiện; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, xây dựng môi trường DH phục vụ cho đổi mới PPDH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn đánh giá kết quả đổi mới về PPDH: định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và 1 năm; thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về đổi mới PPDH.

- Đối với thực hiện các hình thức tổ chức dạy học, BGH cần chỉ đạo Tổ chuyên môn thực hiện tốt các hình thức DH đã được quy định trong chương trình, đồng thời thường xuyên kiểm tra nắm tình hình, kịp thời phát hiện các GV làm sai để có hình thức xử lý phù hợp. Chỉ đạo Tổ chuyên môn làm tốt việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thi Olimpic môn học, tham quan… cho HS.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để việc đổi mới PPDH được tiến hành thường xuyên, liên tục cần phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng để mọi người nhận thức được đổi mới PPDH là nhiệm vụ của người GV và mọi GV phải được bồi dưỡng những kiến thức cần thiết về đổi mới; BGH nhà trường cần chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho GV thực hiện đổi mới; nội dung đổi mới PPDH phải được đưa vào chỉ tiêu thi đua của các đơn vị; nhà trường cần có quy định cụ thể để động viên kịp thời, khen chê đúng lúc, thưởng phạt công bằng.

- Phòng GD&ĐT, UBND thành phố cần quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho nhà trường về đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất; đảm bảo phương tiện dạy học và nguồn kinh phí cần thiết để giáo viên có điều kiện thực hiện tối đa khả năng chuyên môn và phối hợp tốt các phương pháp dạy học bộ môn.

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV bộ môn, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng, nghiệp vụ sư phạm cho GV bộ môn, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ GV

a) Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng được đội ngũ GV yêu nghề, tâm huyết với HS; vững lý thuyết giỏi thực hành, có kỹ năng sư phạm vững vàng, đủ năng lực để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, thường xuyên phấn đấu để trở thành GVDG.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ b) Nội dung của biện pháp

- Thường xuyên cập nhật kiến thức mới cho GV, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung chương trình dạy học.

- Bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng sư phạm cho GV như soạn giáo án, lựa chọn PPDH, hình thức tổ chức DH, sử dụng các phương tiện kỹ thuật DH hiện đại...

- Khuyến khích và yêu cầu GV tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn và trên chuẩn.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

- BGH cần điều tra cơ bản về đội ngũ GV dạy Hóa, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của từng GV, từ đó xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

- Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, Tổ chuyên môn và GV xây dựng đào tạo, bồi dưỡng cấp mình. Kế hoạch phải có tính khả thi, được lập một cách chi tiết, cụ thể về các nội dung bồi dưỡng, đào tạo. Mỗi GV, ngoài kế hoạch bồi dưỡng chung còn phải có kế hoạch tự bồi dưỡng, đào tạo trên các nội dung như: nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, PPDH tích cực, kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học, thực hiện sáng kiến…

- Chỉ đạo Tổ chuyên môn hàng năm hướng dẫn GV đăng ký và thực hiện Kế hoạch sáng kiến kinh nghiệm. Lựa chọn sáng kiến có chất lượng và hiệu quả cao để báo cáo điển hình và áp dụng rộng rãi.

- Nhà trường cần tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ nâng cao cho GV để GV có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính trong soạn bài giảng điện tử, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, nghiên cứu mô phỏng và khai thác các phần mềm dạy học. Mở lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học, nhất là các phương tiện dạy học hiện đại để giúp GV có thể sử dụng một cách hiệu quả những trang thiết bị dạy học của nhà trường.

- Tổ chức tốt Hội thi GVDG cấp trường nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV; trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy; từ đó cán bộ QL có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực sư phạm cho đội ngũ GV. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn của môn học.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ GV để phát hiện được những điều bất hợp lý, từ đó kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh, đạt được mục tiêu đã đề ra. Sau kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời GV làm tốt và phê bình, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức thực hiện không tốt.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hàng năm, nhà trường cần tham mưu với Phòng GD&ĐT, UBND thành phố đảm bảo kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ GV Hóa học và khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ GV.

- Tổ chuyên môn cần giúp đỡ gánh vác công việc, tạo điều kiện về thời gian cho các GV vừa học, vừa làm đạt kết quả tốt.

3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý việc giáo dục ý thức, động cơ, thái độ, phương pháp học tập và hoạt động tự học của HS

a) Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho người học có được động cơ học tập đúng đắn, ý thức học tập tự giác, nghiêm túc; tạo niềm vui, hứng thú trong học tập và ý chí vươn lên của HS; xây dựng được phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả.

b) Nội dung của biện pháp

- Tăng cường việc giáo dục ý thức, động cơ, thái độ học tập và hoạt động tự học của HS.

- Đổi mới cách học của người học; nâng cao tính tích cực, tự chủ, độc lập, sáng tạo của HS; biến lớp học thành môi trường học tập thuận lợi, trong đó HS vừa hợp tác vừa tranh đua và tự khẳng định mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 66 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tăng cường tổ chức cho HS nâng cao năng lực tự học để có thể học thường xuyên và học suốt đời; khai thác tiềm năng trí tuệ của người học

c) Cách thức thực hiện biện pháp

- Chỉ đạo Tổ chuyên môn hướng dẫn GV phổ biến cho HS trước khi vào học tập phải được quán triệt đầy đủ nội dung chương trình môn học, nội quy,

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn hóa học ở các trường trung học cơ sở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)