8. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV
*) Những thành công:
Các cán bộ QLGD và GV đã thống nhất trong đánh giá; nhà trường quản lý tương đối tốt nhiệm vụ soạn bài (2,44 - 2,5 điểm, xếp thứ 2 ở mục III trong Bảng 2.8) và thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn của GV (2,6 - 2,65 điểm, xếp thứ 2 ở mục III trong Bảng 2.8).
Sau khi có kế hoạch giảng dạy, Tổ trưởng chuyên môn đã chỉ đạo GV biên soạn giáo án và được Ban giám hiệu phê duyệt trước khi lên lớp. Trong quá trình giảng dạy, đa số GV đã bám sát phân phối chương trình, lựa chọn nội dung giảng dạy sát đối tượng, đảm bảo tiến độ thực hiện. Định kỳ, nhà trường tổ chức kiểm tra việc thực hiện hoạt động giảng dạy, hồ sơ chuyên môn của GV và Tổ trưởng chuyên môn. Sau kiểm tra tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, chỉ rõ điểm mạnh yếu.
*) Những hạn chế và tồn tại cần khắc phục:
- Các trường đều chưa xây dựng được văn bản quy định cụ thể việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học làm cơ sở cho GV thực hiện. Việc dự giờ chỉ thực hiện theo kế hoạch xây dựng.
- Việc chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của GV chưa được chú ý đúng mức. Các nhà trường đều chưa xây dựng được kế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hoạch đổi mới PPDH với những lộ trình và bước đi thích hợp, nên hiệu quả đổi mới còn thấp (2,2 - 2,4 điểm, xếp thứ 3 ở mục III trong Bảng 2.8).
- Công tác chỉ đạo, QL hoạt động tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV còn nhiều hạn chế và mang tính hình thức; không phát huy hết năng lực của tổ chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng GV (2,1 - 2,15 điểm, xếp thứ 4 ở mục III trong Bảng 2.8). Hiệu quả vận dụng những kinh nghiệm học được của đồng nghiệp qua dự giảng và phân tích sư phạm bài dạy ở một số GV chưa cao.
- Công tác sơ, tổng kết, lập báo cáo về việc dự giờ và phân tích, rút kinh nghiệm sư phạm bài dạy chưa được coi trọng đúng mức (qua tìm hiểu chưa có trường nào tổ chức làm việc này).