Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học THCS

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn hóa học ở các trường trung học cơ sở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học THCS

1.4.1. Quản lý hoạt động giảng dạy môn Hoá học

Ở trường THCS, quản lý hoạt động giảng dạy môn Hoá học được thực hiện qua các nội dung cơ bản sau:

+ Quản lý việc xây dựng kế hoạch DH; + Quản lý việc thực hiện chương trình DH;

+ Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV; + Quản lý giờ lên lớp của GV;

+ Quản lý tổ chức việc dự giờ và phân tích, rút kinh nghiệm bài dạy; + Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của GV;

+ Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn của GV; giúp người QL nắm chắc được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các GV trong Tổ bộ môn. Những hồ sơ cơ bản cần phải có của mỗi GV theo quy định tại điểm 3 Điều 27 của Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT gồm: Bài soạn; Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; Sổ chủ nhiệm (đối với GV làm công tác chủ nhiệm lớp), Sổ điểm cá nhân.

+ QL hoạt động đổi mới PPDH môn học của GV.

1.4.2. Quản lý hoạt động học tập môn Hoá học

- Yêu cầu quản lý hoạt động học tập:

Quản lý hoạt động học tập môn Hoá học là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp, tự học ngoài giờ trên lớp của HS. Nó cần đạt được những yêu cầu chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tạo cho HS có động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập, tự giác tìm tòi, chủ động và sáng tạo lĩnh hội kiến thức.

+ Giúp HS có được phương pháp học tập môn học phù hợp, hiệu quả và vững chắc. Cung cấp cho người học các công cụ, ý tưởng và những phương pháp tự học để làm giàu vốn kiến thức của bản thân; dạy cho người học hình thành phương pháp tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, phát triển các phán xét độc lập. Cần đặc biệt chú trọng đến việc rèn cho HS tự học có hiệu quả vì tự học là hoạt động chính của bản thân HS, được tiến hành ngoài giờ lên lớp nhằm nắm vững, mở rộng tri thức, nó mang tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân.

+ Rèn luyện cho HS có nề nếp học tập tốt, có ý thức tự học, chấp hành tốt các quy chế, nội quy trong học tập.

+ Chỉ đạo các GV thực hiện nghiêm Quy chế của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. Tổ chức ra đề kiểm tra phải căn cứ vào các yêu cầu về nội dung và phương pháp GD theo chương trình GD và sách giáo khoa. Việc đánh giá HS phải bảo đảm yêu cầu công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện. Kết quả đánh giá và xếp loại HS phải được báo cáo đầy đủ, chính xác cho Ban giám hiệu, thông báo cho gia đình vào cuối học kỳ và cuối năm học.

- Quản lý hoạt động học tập của HS, bao gồm:

+ Giáo dục động cơ và thái độ học tập của HS đối với môn học;

+ Bồi dưỡng các phương pháp học tập môn học tích cực, sáng tạo cho HS; + Xây dựng và QL việc thực hiện những quy định cụ thể về nề nếp học tập của HS trên lớp và ở nhà; phối hợp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ lớp, Đoàn thanh niên - Đội thiếu niên tiền phong duy trì nề nếp học tập;

+ Quản lý việc tự học của HS;

+ Quản lý việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về môn học: thi học sinh giỏi, thi Olimpic môn học…;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo tinh thần đổi mới. Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng và không thể thiếu trong HĐDH. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp HS học tập tiến bộ. HS được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

1.4.3. Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy học môn Hoá học

Cơ sở vật chất (CSVC), phương tiện kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy là điều kiện rất quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên truyền thụ kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cho người học, tạo cho người học sự hứng thú trong học tập, góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy QL cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho DH là nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếu được trong hoạt động QL dạy học và QL nhà trường. Đối với trường THCS, quản lý cơ sở vật chất cho giảng dạy môn học, bao gồm:

+ Quản lý CSVC, TBDH môn học.

Đối với DH môn Hóa học chủ yếu là tài liệu học tập, trang thiết bị thí nghiệm và phục vụ đổi mới PPDH. Chúng có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả học tập của HS.

+ QL việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC, TBDH của GV. Để QL tốt CSVC, TBDH, giáo viên phải giữ gìn, bảo quản tốt, tránh thất thoát, hư hỏng và khai thác hiệu quả phục vụ cho HĐDH; đồng thời nhà trường phải thường xuyên bổ sung những thiết bị mới đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dạy học môn Hóa học như Bộ chiết Shoslex, Bếp cách thủy 2 (4) chỗ, Bếp điện đôi GL-077, Đĩa đồng hồ phi 9, Kính hiển vi ánh sáng thường 640x, Kính hiển vi ánh sáng thường 1600x,...

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn hóa học ở các trường trung học cơ sở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)