8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Đặc trưng cơ bản của môn Hóa học THCS
Hoá học là một ngành khoa học thực nghiệm và lý thuyết, trên cơ sở thực nghiệm mà khái quát thành các học thuyết, định luật rồi vận dụng các nội dung kiến thức lý thuyết đó để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn và thực nghiệm khoa học. Thông qua hiện tượng của thực nghiệm mà tìm ra những điều chưa phù hợp của lý thuyết đó và một quan điểm mới lại được đưa ra, cứ như vậy mà hoá học phát triển không ngừng. Vì vậy phương pháp nhận thức hoá học có nét đặc thù là kết hợp thực nghiệm khoa học với tư duy lý thuyết, đề cao vai trò của các giả thuyết, học thuyết, định luật hoá học và dùng chúng làm cơ sở khoa học, lý thuyết chủ đạo cho sự tiên đoán khoa học. Thực nghiệm khoa học được sử dụng để kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học được đưa ra.
Xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của môn Hóa học kể trên, căn cứ vào việc thiết kế chương trình đã được phê duyệt, khi giảng dạy môn Hóa học, GV cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại của môn học:
Đây là nguyên tắc đảm bảo tính khách quan của sự lựa chọn nội dung học tập của chương trình và sự tương quan hợp lý giữa tính cơ bản với mức độ hiện đại của nội dung học tập.
+ Đảm bảo tính cơ bản: là phải trang bị cho người học được những kiến thức cơ bản nhất của hoá học như hệ thống các khái niệm hoá học cơ bản, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định luật, học thuyết hoá học làm cơ sở để nghiên cứu về thành phần, cấu tạo chất và các quá trình biến đổi của các chất vô cơ, hữu cơ cơ bản nhất. Thông qua hệ thống kiến thức này mà HS có được phương pháp nhận thức, học tập và nghiên cứu hoá học ở mức phổ thông, cơ bản ban đầu.
+ Đảm bảo tính hiện đại: phải trang bị được cho người học những quan điểm, học thuyết khoa học tiên tiến (các khái niệm hoá học cơ bản như nguyên tử, nguyên tố hoá học, phân tử cấu tạo chất… đều được trình bày theo quan điểm của thuyết electron về cấu tạo chất ngay từ chương trình hoá học THCS…) làm sáng tỏ trong đó những phương pháp nhận thức, tư duy hoá học và các quy luật của nó. Khi giảng dạy hệ thống kiến thức cơ bản (Khái niệm hoá học cơ bản về thành phần, cấu tạo chất, các quy trình biến đổi chất…) cần chú ý đến tính đúng đắn, tính hiện đại của các khái niệm, sự kiện, nội dung được lựa chọn và những bước đi biện chứng của sự nghiên cứu, phát triển của các kiến thức.
+ Đảm bảo tính khoa học được thể hiện bằng ba nguyên tắc cơ bản sau: Đảm bảo vai trò chủ đạo của lí thuyết trong DH. Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ các kiến thức lí thuyết chủ đạo được bố trí ở đầu chương trình, tăng cường mức độ lí thuyết của nội dung học tập, tăng cường chức năng giải thích và dự đoán lí thuyết trong trình bày của tài liệu học tập.
Các kiến thức lý thuyết của chương trình được tập trung nghiên cứu ở các lớp đầu cấp học. Ở lớp 8 THCS học sinh được nghiên cứu về các khái niệm cơ bản ban đầu về cấu tạo chất và sự biến đổi chất trên cơ sở lí thuyết nguyên tử - phân tử có sự bổ sung nội dung của thuyết electron về thành phần cấu tạo nguyên tử.
Đảm bảo sự tương quan hợp lí giữa nội dung lý thuyết và các sự kiện. Các sự kiện như là các đơn vị kiến thức kinh nghiệm nhằm cung cấp các khái niệm, biểu tượng cụ thể về thế giới vật chất, những biến đổi của chất, thực hiện các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiệm vụ DH và GD. Các sự kiện đảm bảo cho việc nắm vững các nội dung lí thuyết, hình thành các khái niệm hoá học hoặc chứng minh các thành tựu của khoa học đều có ý nghĩa đặc biệt trong nội dung của chương trình. Đồng thời cũng cần chú ý đến những sự kiện cơ bản có giá trị vĩnh cửu trong sự hình thành khái niệm (như hiđro, oxi, không khí, nước…) hoặc để so sánh trong hoá học (như hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học…) và cả các sự kiện có tính chất hỗ trợ, bổ sung mà sẽ có sự thay đổi, bổ sung từng phần sau một số năm cho phù hợp với yêu cầu của tính hiện đại (như các phương pháp điều chế, quy trình sản xuất các chất…) của chương trình hoá học.
Đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa nội dung kiến thức lí thuyết và thực hành hoá học, rèn luyện kĩ năng hoá học. Nguyên tắc này được thể hiện thông qua sự sắp xếp phân bố hệ thống kiến thức, kĩ năng hoá học và các mối liên hệ giữa chúng nhằm mục đích hình thành các kĩ năng hoá học cơ bản và năng lực học tập, nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tư duy sáng tạo cho HS.
Sự thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa nội dung lí thuyết với thực hành, hình thành kỹ năng là yếu tố quan trọng để thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính khoa học trong môn học. Việc nâng cao mức độ lí thuyết của môn học sẽ liên quan đến sự rút gọn các sự kiện do thời lượng học là có hạn định, nhưng sự rút gọn sự kiện cũng cần đảm bảo đủ sự kiện để hiểu được và đúng bản chất của các nội dung cơ bản cần nghiên cứu. Thừa sự kiện dễ đi lạc khỏi các nội dung cơ bản nhưng thiếu sự kiện sẽ dẫn đến tính hình thức, làm sai lạc bức tranh hoá học của thiên nhiên. Vì vậy trong chương trình Hoá học phổ thông luôn có sự sắp xếp nghiên cứu các kiến thức lí thuyết trước, sau đó vận dụng vào nghiên cứu các chất cụ thể và hình thành các kỹ năng hoá học.
- Đảm bảo tính tư tưởng của môn học
Nguyên tắc này yêu cầu GV khi truyền đạt nội dung môn học phải mang tính giáo dục và góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo người lao động Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo có khả năng cộng tác và hoà nhập với thế giới.
Nội dung môn học có chứa đựng các sự kiện để hình thành thế giới quan khoa học và các quan điểm duy vật biện chứng, các chuẩn mực đạo đức, ý thức trách nhiệm với bản thân, xã hội, cộng đồng cho HS. Trong nội dung môn học cũng thể hiện các sự kiện của nhà nước về lĩnh vực phát triển khoa học kỹ thuật, hoá học nền kinh tế quốc dân, cải tạo tự nhiên; các kiến thức thể hiện vai trò của hoá học với các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường. Tính khoa học của nội dung học luôn gắn liền với tính tư tưởng, tính giáo dục.
Nguyên tắc này cũng yêu cầu khi giảng dạy, GV phải chỉ ra tính không căn cứ của các quan điểm duy tâm về tự nhiên và xã hội, tố cáo những hành vi sử dụng hoá chất, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật với mục đích cá nhân đi ngược lại lợi ích của nhân loại, phá huỷ xã hội, thiên nhiên, môi trường, con người như chế tạo vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân, thuốc gây nghiện, sử dụng các chất độc trong chế biến thực phẩm…
Yêu cầu nâng cao tính tư tưởng, tính giáo dục của nội dung môn học sẽ tạo điều kiện cho HS hiểu được đầy đủ nội dung các quan điểm triết học Mác - Lênin, các văn kiện của Đảng về đường lối phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
- Đảm bảo tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp của môn học
Nguyên tắc này xác định nội dung học tập có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống, xây dựng đất nước và chuẩn bị cho HS đi vào cuộc sống lao động. Để thực hiện tối ưu nguyên tắc này trong dạy học môn Hoá học phổ thông GV cần truyền đạt được các nội dung sau:
+ Những cơ sở chung của nền sản xuất hoá học.
+ Hệ thống khái niệm kỹ thuật, công nghệ cơ bản và các ngành sản xuất hoá học cụ thể.
+ Những kiến thức về ứng dụng thực tiễn phản ánh mối liên hệ của hoá học với đời sống, của khoa học với sản xuất (chất xúc tác, quy trình sản xuất…), những thành tựu của chúng và phương hướng phát triển trong tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Hệ thống kiến thức làm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa hoá học, sự nghiệp hoá học nền kinh tế quốc dân như là yếu tố quan trọng của cách mạng khoa học kỹ thuật.
+ Những kiến thức về bảo vệ thiên nhiên, môi trường bằng phương tiện hoá học.
+ Những tư liệu học tập cho phép giới thiệu về những nghề nghiệp hoá học cơ bản, thông thường và thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp cho HS.
Những cơ sở của hoá học hiện đại là cơ sở để làm rõ nội dung kỹ thuật tổng hợp. Chỉ có sự trình bày một cách hệ thống những nội dung trên mới có thể đạt được mục đích giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Điều quan trọng trong việc trình bày các tư liệu là cần sử dụng tiếp cận lịch sử và phương pháp so sánh cho phép đưa ra các thành tựu của nền công nghiệp hoá học và sự hoá học nền kinh tế quốc dân của nước ta, các nước trong khu vực và trên thế giới qua các giai đoạn lịch sử.
- Đảm bảo tính sư phạm trong dạy học môn học
Các kiến thức được lựa chọn đưa vào chương trình hoá học hiện hành đã đảm bảo được mức độ phức tạp tăng dần cả về nội dung kiến thức và cả phương pháp nhận thức, cũng như sự trình bày chúng. HS có thể độc lập tìm tòi, nắm vững nội dung học tập dưới sự tổ chức và sự giúp đỡ ít nhất từ phía GV.
Nội dung chương trình môn học đã bố trí xếp xen kẽ các nội dung lý thuyết với các nội dung sự kiện cụ thể, nội dung thực hành hoá học nhằm rèn luyện kỹ năng, xen kẽ nội dung trừu tượng với nội dung cụ thể.
Khi giảng dạy phải xét đến sự phát triển liên tục các khái niệm quan trọng nhất trong toàn bộ chương trình hoá học phổ thông với yêu cầu đảm bảo sự liên thông giữa các cấp học. Đảm bảo mức độ mở rộng và đào sâu của khái niệm, thiết lập các mối liên hệ của chúng với các nội dung kiến thức mới được đưa ra. Khi chuyển từ mức độ lý thuyết này đến mức độ lí thuyết khác thì có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sự hiểu khái niệm một cách đầy đủ, đúng đắn, khái quát về hệ thống hơn, như là các khái niệm về phản ứng oxi hoá khử, axit bazơ, hoá trị… Những khái niệm riêng biệt được đưa vào hệ thống lý thuyết chung hơn. Cùng với sự phát triển của các khái niệm thì các mối liên hệ giữa chúng cũng được phát triển và các phương pháp nhận thức chúng cũng có sự thay đổi cho phù hợp.
Mỗi quy luật, mỗi thành tựu hoá học hiện đại đều là kết quả của con đường phát triển lâu dài, gian khổ và là sản phẩm của hoạt động trí tuệ, thực tiễn, lịch sử của nhân loại; do đó, trong giảng dạy cần thể hiện rõ con đường phát triển qua các thời kỳ quá khứ, hiện tại và tương lai của các khái niệm, học thuyết hoá học quan trọng nhất. Sự xem xét các quy luật lịch sử giúp học sinh hiểu hoá học như một hệ thống kiến thức được phát triển liên tục và không có thời hạn của sự hiểu biết về chúng.
Việc sử dụng các tư liệu lịch sử hoá học trong DH nhằm giới thiệu những quy luật nhận thức hoá học, các giai đoạn trong quá trình hình thành khái niệm, những con đường tối ưu để có được những thành tựu vĩ đại của hoá học. Thông qua các tư liệu lịch sử còn trang bị cho HS những phương pháp tư duy sáng tạo, phương pháp nghiên cứu khoa học của các nhà hoá học trong quá trình xác nhận, chứng minh các học thuyết, định luật hoá học. Ngoài ra, các tư liệu lịch sử hoá học còn được sử dụng để tạo ra các tình huống có vấn đề, các câu hỏi tìm tòi, tạo hứng thú nhận thức, động cơ học tập, giáo dục đạo đức cho HS.
- Đảm bảo tính đặc trưng môn học
Nguyên tắc đảm bảo tính đặc trưng môn Hoá học yêu cầu cần phải chú trọng đến thí nghiệm hoá học, kết hợp thí nghiệm hoá học với tư duy lý thuyết tạo điều kiện cho học sinh dự đoán khoa học, phát triển kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học môn Hoá học. Ngoài ra, việc kỹ năng và phương pháp mô hình hoá cũng được chú ý trong trình bày nội dung học tập và được sử dụng như một dạng đặc biệt của thực nghiệm hoá học khi nghiên cứu các khái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
niệm trừu tượng, mô tả các hạt cơ bản trong nguyên tử, các quá trình biến đổi, diễn biến của phản ứng hoá học.