2. Mục tiêu của đề tài
3.3.2. Tăng khối lượng trung bình của bò qua các giai đoạn
Kết quả về tăng khối lượng trung bình của bò được chúng tôi trình bày tại bảng 3.10.
Bảng 3.10: Tăng khối lƣợng trung bình của bò qua các giai đoạn
TT Chỉ tiêu Lô I (ĐC) Lô II (TN)
kg/tháng g/ngày kg/ngày g/ngày
1 Tăng KL ở tháng thứ 1 12,4 413 14,3 477 2 Tăng KL ở tháng thứ 2 11,6 387 12,5 417
3 Tăng KL toàn kỳ 24,0 26,8
4 Tăng KL TB/tháng 12,0a 400 13,4a 447
Số liệu bảng 3.10 cho thấy: Các loại cỏ khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới khối lượng bò. Tuy nhiên, ảnh hưởng này không lớn. Tăng khối lượng toàn kỳ (60 ngày) xếp thứ tự lần lượt từ thấp lên cao là lô I (đối chứng) (24,0 kg) và lô II (thí nghiệm) là (26,8 kg). Tăng khối lượng trung bình/tháng của lô I (đối chứng) là 12,0 kg và lô II (thí nghiệm) là 13,4 kg. tăng khối lượng trung bình/tháng giữa các lô không có sự sai khác rõ rệt (P > 0,05). So sánh với kết quả của Mai Anh Khoa, (2000) [15]; Dương Thị Khang, (1998) [13], bò có thẻ tăng khối lượng từ 328 - 340 g /con/ngày thì kết quả của chúng tôi là lớn hơn đôi chút. Nguyễn Văn Thưởng, (2006) [26] thì có thể vỗ béo bò vàng (Việt Nam) tăng từ 11 - 12kg/tháng. Theo Trần Văn Tường và cộng sự, 1999 [36] thì bò laisind F1 có thể tăng khối lượng từ 364 - 447g/con/ngày thì kết quả thu được của chúng tôi là tương đương.
Khi nuôi bò lai sind F1 với cỏ thí nghiệm (khẩu phần ở mức trung bình) thì bò đều khoẻ mạnh, tăng khối lượng tốt. Điều đó chứng tỏ cỏ thí nghiệm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bò thịt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn