2. Mục tiêu của đề tài
3.1.4. Thành phần hóa học của cỏ B.decumbens khô
Bảng 3.5: Thành phần hóa học của cỏ B.decumbens khi phơi khô (%)
KCC (ngày)
VCK
Protein Lipit Xơ DXKN Khoáng TS
Khô VCK Khô VCK Khô VCK Khô VCK Khô VCK
30 90,51 11,22 12,39 2,45 2,71 29,49 32,58 39,02 43,11 8,33 9,20
45 86,54 8,76 10,12 1,84 2,13 33,78 39,03 34.44 39,80 7,72 8,92
60 85,92 5,27 6,13 1,40 1,63 38,26 44,53 33,42 38,90 7,57 8,81
75 84,74 3,94 4,65 1,04 1,23 40,78 48,12 31,82 37,55 7,16 8,45
Khi càng tăng KCC cỏ thì càng làm giảm tỷ lệ protein thô trong VCK của thức ăn. Cụ thể là khi tăng KCC cỏ từ 30 lên 75 ngày/lứa cắt, thì tỷ lệ protein thô trong VCK giảm từ 12,39 % xuống còn 4,65 %.
Hàm lượng lipit trong VCK của cỏ cũng có chiều hướng giảm dần từ 2,71% xuống còn 1,23 % khi tăng KCC từ 30 đến 75 ngày.
Chất xơ trong vật chất khô của cỏ tăng dần khi tăng KCC. Tỷ lệ xơ trong VCK của cỏ đã tăng từ 32,58 % tới 48,12 % khi tăng KCC từ 30 đến 75 ngày/lứa cắt. Đây là cơ sở để giải thích tại sao khi tăng KCC thường làm cho cỏ giảm khả năng tích trữ nước, lá thân đều tăng, nhưng hàm lượng xơ cũng tăng theo, nên đã làm tăng độ cứng của cây, gia súc không thích ăn. Vì vậy, cần phải xác định thời điểm nào cắt cho phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi tăng KCC thì tỷ lệ dẫn xuất không đạm trong vật chất khô của cỏ có chiều hướng giảm dần. Tương ứng với KCC tăng từ 30 ngày/lứa cắt đến 75 ngày/lứa cắt thì tỷ lệ dẫn xuất không đạm của cỏ từ 43,11 % giảm xuống còn 37,55 %. Sở dĩ có điều này vì khi cỏ đạt đến độ tuổi trưởng thành thì cỏ bắt đầu có quá trình chuyển dịch dẫn xuất không đạm xuống rễ và gốc để chuẩn bị cho chu kỳ tái sinh tiếp theo.
Tỷ lệ khoáng tổng số trong VCK cũng có xu hướng giảm khi tăng KCC cỏ, giảm từ 9,20 % xuống còn 8,45 % trong VCK tương ứng với KCC 30 ngày đến 75 ngày/lứa cắt. Các chất khoáng cũng được vận chuyển ngược xuống phần gốc và rễ cùng với các chất dinh dưỡng khác để chuẩn bị cho chu kỳ tái sinh tiếp theo.
3.2. Xác định khối lƣợng cỏ ăn đƣợc/bò/ngày.