Phân giải thức ăn thô trong dạ cỏ

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau của cỏ brachiaria decumbens đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông (Trang 37 - 74)

2. Mục tiêu của đề tài

1.1.3.2. Phân giải thức ăn thô trong dạ cỏ

Thức ăn thô được phân giải bởi VSV dạ cỏ. Các VSV này bám vào các tiểu phần thức ăn và thuỷ phân từng phần cellulose và hemicellulose nhờ các enzym của chúng. Quá trình thuỷ phân này sinh ra các loại đường đơn (glucose, xylose,...). Những đường này là các sản phẩm trung gian và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được lên men tiếp theo bởi các loại VSV dạ cỏ. Quá trình này sinh ra năng lượng dưới dạng ATP và ABBH cho vật chủ. Đó là các axit axetic, propionic và butyric theo một tỷ lệ khoảng 70: 20: 8 cùng với một lượng nhỏ izobutyric, izovaleric và valeric...(tỷ lệ này phụ thuộc vào bản chất của các loại carbohydrate trong khẩu phần) (Nguyễn Xuân Trạch, 2005) [38].

Quá trình phân giải vách tế bào thực vật đòi hỏi VSV dạ cỏ phải bám vào tiểu phần thức ăn để cho các enzyme tiết ra có thể xâm nhập vào bên trong cấu trúc xơ của vách tế bào. Phụ phẩm ngũ cốc và thức ăn thô chất lượng thấp có vách tế bào bị lignin hoá cao rất khó tiêu hoá. Người ta xác định rằng cellulose và hemicellulose ở dạng tinh khiết đều dễ tiêu hoá nhưng khi chúng liên kết với lignin tạo thành các phức chất bền vững thì rất khó tiêu hoá (Kopecny và Wallace 1982) [52]; (McDonald và cộng sự 1995) [56]; (Nguyễn Trọng Tiến và Mai Thị Thơm 1996) [34]; (Nguyễn Trọng Tiến và cộng sự 2001) [35]. Lignin làm giảm thấp tỷ lệ tiêu hóa của carbohydrate do liên kết hydro ở vị trí gấp khúc nên hạn chế hoạt động của enzyme cellulose. Các liên kết hoá học trong các phức hợp đó bền vững trong môi trường pH của dạ cỏ. Hơn nữa lignin còn là hàng rào ngăn chặn về mặt vật lý phía ngoài cản trở VSV dạ cỏ và các enzyme của chúng tiép xúc với cellulose và hemicellulose tạo thành phức chất tế bào. Sự kết hợp chặt chẽ giữa lignin và hemicellulose tạo thành phức chất ligno - hemicellulose không những cản trở sự tiêu hoá hemicellulose về mặt hoá học ở phần ngoài vách tế bào mà còn cản trở rất lớn về mặt vật lý học đối với sự phân giải “Lõi cellulose” ở bên trong. Sự lignin hoá làm cản trở sự tiếp cận trực tiếp của VSV và các enzyme của chúng với cellulose và hemicellulose, các axit phenonic trong vách tế bào cũng có tác dụng ức chế đối với VSV và các enzyme của chúng (McDonald và cộng sự 1995) [56].

Sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men trong dạ cỏ của khẩu phần nhiều xơ là xetat. Khi sinh ra nhiều axit axetic thì cũng sinh ra nhiều hydrogen, từ đó sẽ có nhiều khí methane được tạo ra (Vũ Duy Giảng, 2001) [11]. Khẩu phần giàu tinh bột và đường sẽ sản sinh ra nhiều propionat,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khẩu phần giàu protein thì sinh ra nhiều axit butyric và chỉ đạo ra một lượng không lớn axit axetic và axit propionic. Tốc độ sản sinh ABBH và sinh khối VSV có liên quan đến tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá trong dạ cỏ mà VSV thu nhận được. Hàm lượng các ABBH sản sinh ra trong dạ cỏ tuỳ thuộc vào cơ cấu khẩu phần và loài gia súc nhai lại.

Ngoài ABBH, lên men dạ cỏ còn sản sinh khối lượng lớn các chất khí, nếu coi tổng khối lượng khí sinh ra là 100% thì tỷ lệ các loại khí như sau: 32% methane, 56% CO2, 8,5% N2 và 3,5% O2 (McDonald và cộng sự 1995) [56].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Cỏ Brachiaria decumben

- Bò thịt địa phương (bò lai sindhi F1), tuổi từ 8 - 12 tháng tuổi

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu:

+ Trung tâm Thực hành Thực nghiệm trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

+ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Miền Núi. - Thời gian nghiên cứu:

+ Từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp.

Nghiên cứu các khoảng cách khác nhau là 30, 45, 60, 75 ngày đối với giống cỏ Brachiaria decumben

. Từ năng suất và chất lượng cỏ ở các khoảng cách cắt, xác định khoảng cách cắt thích hợp để sử dụng cỏ ở dạng tươi và phơi khô dự trữ.

- Xác định ảnh hưởng của thời điểm thu cắt đến thành phần hóa học của cỏ khô.

Cỏ tươi và khô được phân tích để xác định thành phần hóa học của cỏ. - Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được sử dụng và tỷ

lệ tiêu hoá cỏ lý thuyết.

Xác định khối lượng cỏ ăn được 1 bò/ngày, tỷ lệ cỏ được sử dụng ở các tuổi cỏ (khoảng cách cắt) khác nhau và tính tỷ lệ tiêu hoá vật chất hữu cơ lý thuyết của cỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt.

Thí nghiệm sử dụng cỏ tươi và cỏ khô nuôi bò thịt nhằm đánh giá chất lượng cỏ thông qua hiệu suất sản suất thịt hơi của cỏ trên bò thịt.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp với cỏ B.decumbens

* Phương pháp thí nghiệm:

Thí nghiệm với 4 khoảng cách cắt là: 30, 45, 60 và 75 ngày

Mỗi khoảng cách cắt (KCC) được bố trí thí nghiệm trên diện tích 10 m2 và nhắc lại 3 lần (3 x 10 = 30 m2), các ô thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

Thí nghiệm trong 2 năm (2007 và 2008)

Mốc thời gian của khoảng cách cắt của lứa đầu tiên được tính từ sau khi trồng 15 ngày (30 + 15), (60 + 15), (75 + 15). Các lứa tiếp theo, cắt đúng theo KCC đã nêu ở trên (30, 45, 60 và 75 ngày), cắt cách mặt đất 5 - 7 cm.

* Lượng phân bón cho cỏ thí nghiệm:

- Bón phân chuồng 15 tấn/ha, vôi bột 1tấn/ha ở năm thứ nhất và phân chuồng 5 tấn/ha, vôi bột 0,5 tấn/ha ở năm thứ 2.

- Bón 30kg N, 7,5kg P2O5, 11kg K2O/ha sau khi trồng 15 ngày và sau mỗi lứa cắt.

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Năng suất cỏ ở các khoảng cách cắt khác nhau

- Thành phần hoá học của cỏ: VCK, CP, lipit thô, xơ thô, DXKN, khoáng tổng số.

- Sản lượng cỏ tươi, VCHC, VCHC được sử dụng và VCHC tiêu hoá. * Phương pháp theo dõi các chi tiêu (xem tại mục 2.4.5)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2. Phương pháp xác định thành phần hóa học của cỏ

Phân tích thành phần hóa học của cỏ Brachiaria decumbens bao gồm: hàm lượng VCK, prorein thô, lipit thô, khoáng tổng số, xơ thô tại phòng Thí nghiệm Trung tâm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

* Phương pháp xác định vật chất khô

Việc xác định độ ẩm của thức ăn gia súc được tiến hành theo TCVN 4326 – 2001 (ISO 6496: 1999) [30].

* Phương pháp xác định hàm lượng protein thô

Hàm lượng protein trong thức ăn gia súc được tiến hành TCVN 4328 – 2001 (ISO 5983: 1997) [31].

* Phương pháp xác định lipit

Hàm lượng lipit trong thức ăn gia súc được tiến hành theo TCVN- 4331-2001(ISO 6492: 1999) [32].

* Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số

Hàm lượng khoáng tổng số được tiến hành theo TCVN – 4327: 1993 [33].

* Phương pháp xác định hàm lượng xơ tổng số

Hàm lượng xơ tổng số được phân tích trên máy ANKOM.

* Phương pháp xác định hàm lượng dẫn xuất không chứa nitơ (DXKN)

DXKN (%) = 100% - (H2O,% + Protein,% + Lipit,% + Xơ thô,% + Khoáng tổng số,%)

2.4.3. Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày

Xác định khối lƣợng cỏ tƣơi ăn đƣợc trong một ngày đêm

Xác định khối lượng cỏ tươi ăn được/1 bò/1 ngày đối với cỏ B.decumbens.

Cỏ được thí nghiệm trên 6 bò 9 tháng tuôi, cho ăn 12 giờ/ngày (từ 7 giờ sáng đến 19 giờ tối, cho ăn tự do theo nhu cầu, không cho ăn thức ăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tinh). Thí nghiệm chia thành 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 3 ngày; mỗi đợt thí nghiệm cho bò ăn ở một tuổi cắt, đợt 1 ở tuổi cỏ 30 ngày, đợt 2 là cỏ 45 ngày, đợt 3 là cỏ 60 ngày và đợt 4 là cỏ 75 ngày. Bò được nhốt riêng từng con để cho ăn tách cân lượng thức ăn cho ăn và thức ăn thừa để tính lượng thức ăn được trong ngày/con ; tính trung bình khối lượng cỏ ăn được của 1 bò/ngày.

Xác định tỷ lệ đƣợc sử dụng

Tỷ lệ cỏ được sử dụng đặc biệt có ý nghĩa với đánh giá cỏ ở các KCC khác nhau. Vì cỏ non (KCC ngắn) và cỏ già (KCC dài) có tỷ lệ cỏ được sử dụng hoàn toàn khác nhau ; cỏ non được gia súc ăn hầu hết cả gốc lẫn ngọn, cỏ già sẽ bị gia súc bỏ lại phần gốc, vì nó thô, cứng, cỏ có nhiều lông ở phần bẹ lá gốc nên ráp.

Thí nghiệm được xác định tỷ lệ cỏ được sử dụng đối với 1 giống cỏ thí nghiệm là B.decumbens.

Cỏ được thí nghiệm trên 6 bò. Bò được nuôi nhốt riêng từng con. Mỗi cỏ được thí nghiệm 4 đợt, ứng với 4 KCC (hay ứng với 4 tuổi cỏ: 30, 45, 60, 75 ngày) mỗi đợt kéo dài 3 ngày. Cho bò ăn cỏ tự do. Trước khi cân khối lượng cỏ bị bò bỏ lại không ăn, chọn loại ra những cỏ bò chưa ăn tới (cây cỏ còn nguyên vẹn). Cân khối lượng cỏ trước khi cho ăn, khối lượng những cây cỏ còn nguyên vẹn bò chưa ăn tới và khối lượng cỏ bò ăn dơ dang bỏ lại (thường là gốc cỏ) sau khi bò đã dừng ăn được 60 phút.

Tỷ lệ cỏ được sử dụng (%) =

KL cỏ cho ăn TT (kg) - KL cỏ bò ăn

DDBL (kg) x 100

KL cỏ cho ăn thực tế

Ghi chú: KL: Khối lượng; TT; Thực tế; DDBL: dở dang bỏ lại

- Khối lượng cỏ cho ăn thực tế là khối lượng cỏ cân trước khi cho ăn đã trừ đi khối lượng những cây cỏ còn nguyên vẹn bò không ăn tới sau khi bò đã dừng ăn được 60 phút.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ cỏ bò sử dụng được tính tròn số đến hàng đơn vị (Ví dụ: 91,7 % làm tròn là 92 %).

Tính tỷ lệ hoá vật chất hữu cơ lý thuyết của cỏ

Tỷ lệ tiêu hoá VCHC lý thuyết của cỏ được tính theo công thức của Axelson (Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc [9]).

Y (%) = 87,6 - 0,81X

Trong đó: Y: Là tỷ lệ tiêu hoá vật chất hữu cơ (VCHC), (%) X: Là tỷ lệ xơ trong VCK, (%)

Lưu ý: Trong luận văn này có một chỉ tiêu đánh giá cỏ là sản lượng VCHC tiêu hoá được của cỏ/ha/năm. Để tính được chỉ tiêu này trước tiên phải tính được sản lượng VCHC của cỏ/ha/năm.

Sản lượng VCHC của cỏ (tấn/ha/năm) = SL cỏ tươi (tấn/ha/năm) x [tỷ lệ VCK (%) - tỷ lệ khoáng tổng số (%)].

Sản lượng VCHC tiêu hoá được (tấn/ha/năm) = SL VCHC (tấn/ha/năm) x tỷ lệ tiêu hoá VCHC (%).

2.4.4. Thời điểm thu cắt và thành phần hóa học của cỏ sau khi phơi.

Vào tháng 9 - 11 dương lịch vào những ngày trời nắng tiến hành thu cắt khoảng cách cắt là 30, 45, 60 và 75 ngày. Sau đó phơi cỏ khô trong 3 ngày khi độ ẩm còn 14 - 16 % độ ẩm sau đó tiến hành phân tích để xác định thành phần hóc học của cỏ khô.

2.4.5. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt

Thí nghiệm đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên gia súc (bò) là công đoạn cuối cùng trong việc đánh giá, giá trị thức ăn của cỏ. Sức khoẻ và sản phẩm (thịt, sữa…) được sản xuất ra khi sử dụng cỏ đến chăn nuôi gia súc, là chỉ tiêu đánh giá cỏ toàn diện và chính xác nhất.

Mục đích thí nghiệm: Thông qua kết quả tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn xanh của bò thịt để đánh giá được hiệu quả chăn nuôi của bò (hay đánh giá chất lượng của cỏ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tƣơi trên bò thịt

* Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được thực hiện đối với 12 bò lai sindhi, đời F1, 9 tháng tuổi chia làm 2 lô (lô đối chứng, lô thí nghiêm) mỗi lô 6 con, đồng đều về khối lượng trung bình và tỷ lệ đực/cái giữa các lô. Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 2 tháng. Khối lượng trung bình lúc bắt đầu thí nghiệm của bò lô đối chứng là 103,0  2,54 kg, của lô thí nghiệm là 103,1  2,43 kg.

* Thức ăn của bò lô thí nghiệm được cho ăn cỏ B.decumbens, còn bò của lô đối chứng ăn cỏ P.atratum.

Bò của lô thí nghiệm và đối chứng được cho ăn cùng khối lượng VCK của cỏ/con/ngày nhưng khác nhau về khối lượng cỏ tuơi/con/ngày (vì các cỏ có tỷ lệ VCK khác nhau, nên cỏ nào có tỷ lệ VCK thấp thì phải cho ăn khối lượng cỏ tươi hơn và ngược lại). Khối lượng VCK/con/ngày của các lô được tính theo lô thí nghiệm.

Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu

Lô I (Đối chứng) Lô II (Thí nghiệm 1)

Cỏ tƣơi VCK Cỏ tƣơi VCK

KL cỏ/con/ngày

- Tháng thứ nhất 12,2 2,35 11,0 2,35

- Tháng thứ hai 13,2 2,55 12,0 2,55

Bò của tất cả các lô đều cho ăn cùng một lượng thức ăn tinh hỗn hợp/con/ngày. Tháng thứ 1 là 0,9 kg/con/ngày và tháng thứ 2 là 1,0 kg/con/ngày. Một kg thức ăn tinh hỗn hợp có chứa 3867 kcal năng lượng thô và 19,45g protein thô.

* Các chỉ tiêu theo dõi

+ Khối lượng và tăng khối lượng của bò qua các tháng thí nghiệm + Tiêu thụ cỏ tươi, VCK/bò và tiêu tốn VCK của cỏ/kg tăng khối lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khả năng sản xuất khối lượng thịt hơi/ha/năm của giống cỏ thí nghiệm. * Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu (xem tại mục 2.4.5)

Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt

Bò ở lô thí nghiệm sử dụng cỏ khô B. decumbens và cỏ đối chứng xử dụng cỏ Ghi nê ở dạng cỏ khô nuôi bò thịt.

* Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm với 12 bò thị lai sindhi F1, 11 tháng tuổi, chia làm 2 lô (lô I và lô II), mỗi lô 6 con, đồng đều về tính biệt và khối lượng trung bình giữa các lô. Khối lượng trung bình lúc bắt đầu thí nghiệm của bò lô I là 131,6  1,11 kg, còn của lô II là 130,8 0,47 kg. Thí nghiệm được thực hiện trong hai tháng.

Bò được ăn cùng một khối lượng cỏ B.decumbens khô/con/ngày và cũng là khối lượng VCK/con/ngày.

Cả 2 nhóm bò thí nghiệm đều được cho ăn cùng một lượng thức ăn hỗn hợp tinh/con/ngày; ở tháng thí nghiệm thứ nhất là 1,1 kg và ở tháng thí nghiệm thứ hai là 1,2 kg. Trong 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp chứa 3886 Kcal năng lượng thô và 19,45g protein thô.

Bảng 2.2: Công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu Lô I

(Đối chứng)

Lô II (Thí nghiệm)

Khối lượng cỏ khô/con/ngày

- Tháng thứ nhất 3,1 3,1

- Tháng thứ hai 3,3 3,3

KL VCK của cỏ/con/ngày

- Tháng thứ nhất 2,61 2,61

- Tháng thứ hai 2,78 2,78

Cho bò ăn cỏ khô mỗi ngày 3 lần vào các thời điểm sáng, đầu chiều, tối và ăn thức ăn tinh và đầu buổi chiều và đầu buổi tối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảo đảm cho bò ăn hết khẩu phần ăn hàng ngày

Cân khối lượng bò hàng tháng, trước và sau khi thí nghiệm vào buổi sáng trước khi cho bò ăn.

Thí nghiệm được tiến hành trong vòng 2 tháng không kể số ngày bò được làm quen với thức ăn thí nghiệm.

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Khối lượng và tăng khối lượng trung bình của bò trong thời gian thí nghiệm.

- Tiêu thụ VCK của cỏ/1 bò và tiêu tốn thức ăn (cỏ khô, VCK của cỏ) cho 1 kg tăng khối lượng.

* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu (xem mục 2.4.5).

2.4.6. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

* Theo dõi năng suất và sản lượng cỏ

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau của cỏ brachiaria decumbens đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông (Trang 37 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)