2. Mục tiêu của đề tài
2.4.1. Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp với cỏ B.decumbens
* Phương pháp thí nghiệm:
Thí nghiệm với 4 khoảng cách cắt là: 30, 45, 60 và 75 ngày
Mỗi khoảng cách cắt (KCC) được bố trí thí nghiệm trên diện tích 10 m2 và nhắc lại 3 lần (3 x 10 = 30 m2), các ô thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.
Thí nghiệm trong 2 năm (2007 và 2008)
Mốc thời gian của khoảng cách cắt của lứa đầu tiên được tính từ sau khi trồng 15 ngày (30 + 15), (60 + 15), (75 + 15). Các lứa tiếp theo, cắt đúng theo KCC đã nêu ở trên (30, 45, 60 và 75 ngày), cắt cách mặt đất 5 - 7 cm.
* Lượng phân bón cho cỏ thí nghiệm:
- Bón phân chuồng 15 tấn/ha, vôi bột 1tấn/ha ở năm thứ nhất và phân chuồng 5 tấn/ha, vôi bột 0,5 tấn/ha ở năm thứ 2.
- Bón 30kg N, 7,5kg P2O5, 11kg K2O/ha sau khi trồng 15 ngày và sau mỗi lứa cắt.
* Các chỉ tiêu theo dõi
- Năng suất cỏ ở các khoảng cách cắt khác nhau
- Thành phần hoá học của cỏ: VCK, CP, lipit thô, xơ thô, DXKN, khoáng tổng số.
- Sản lượng cỏ tươi, VCHC, VCHC được sử dụng và VCHC tiêu hoá. * Phương pháp theo dõi các chi tiêu (xem tại mục 2.4.5)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.4.2. Phương pháp xác định thành phần hóa học của cỏ
Phân tích thành phần hóa học của cỏ Brachiaria decumbens bao gồm: hàm lượng VCK, prorein thô, lipit thô, khoáng tổng số, xơ thô tại phòng Thí nghiệm Trung tâm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
* Phương pháp xác định vật chất khô
Việc xác định độ ẩm của thức ăn gia súc được tiến hành theo TCVN 4326 – 2001 (ISO 6496: 1999) [30].
* Phương pháp xác định hàm lượng protein thô
Hàm lượng protein trong thức ăn gia súc được tiến hành TCVN 4328 – 2001 (ISO 5983: 1997) [31].
* Phương pháp xác định lipit
Hàm lượng lipit trong thức ăn gia súc được tiến hành theo TCVN- 4331-2001(ISO 6492: 1999) [32].
* Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số
Hàm lượng khoáng tổng số được tiến hành theo TCVN – 4327: 1993 [33].
* Phương pháp xác định hàm lượng xơ tổng số
Hàm lượng xơ tổng số được phân tích trên máy ANKOM.
* Phương pháp xác định hàm lượng dẫn xuất không chứa nitơ (DXKN)
DXKN (%) = 100% - (H2O,% + Protein,% + Lipit,% + Xơ thô,% + Khoáng tổng số,%)