2. Mục tiêu của đề tài
3.1.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng suất cỏ B.decumbens
3.1.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng suất cỏ B. decumbens. decumbens.
* Năng suất cỏ ở các lứa cắt năm thứ nhất
Chúng tôi đã theo dõi năng suất của cỏ B. decumbens ở năm thứ nhất, kết quả được trình bày tại bảng 3.1.
Năng suất trung bình/lứa (tạ/ha/lứa) của các KCC 30, 45, 60 và 75 ngày lần lượt là 52,15; 94,89; 128,61 và 173,33 tạ/ha/lứa. Năng suất trung bình/lứa của các KCC khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05 đến P < 0,0001.
Bảng 3.1: Năng suất cỏ B. decumbens ở các KCC khác nhau ở năm 1 (tạ/ha/lứa)
Lứa cắt Khoảng cách cắt và năng suất cỏ
30 ngày 45 ngày 60 ngày 75 ngày
1 68,89 120,00 162,78 205,00 2 71,10 123,89 176,67 202,22 3 70,00 121,11 122,22 112,78 4 67,78 67,22 52,78 5 57,22 42,22 6 41,67 7 27,78 8 12,78 NSTB (1) 52,15a 94,89b 128,61c 173,33d SL (2) 41,722a 47,444b 51,444c 52,000c
(Cùng hàng ngang các số có chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thông kê)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (1) NSTB: Năng suất trung bình; (2) SL: Sản lượng cỏ. Sản lượng được tính bằng cách cộng năng suất các lứa cắt trong năm và quy ra tấn/ha/năm.
Khi tăng KCC có sản lượng của cỏ tăng, KCC tăng 30 đến 60 ngày thì sản lượng đã tăng từ 41,222 đến 51,444 tấn/ha/năm, sau đó hầu như không tăng ở KCC 75 ngày.
So sánh thống kê cho thấy: Sản lượng của cỏ B. decumbens ở các KCC khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05 – 0,001, trừ năng suất của hai KCC 60 và 75 ngày là không có sự sai khác nhau rõ rệt (P < 0,05).
* Năng suất cỏ ở các lứa cắt năm thứ hai
Chúng tôi đã tiến hành theo dõi năng suất của cỏ ở năm thứ hai, kết quả được thể hiện qua bảng 3.2.
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy: Năng suất trung bình/lứa tăng lên khi tuổi thu hoạch của cỏ tăng. Năng suất trung bình/lứa của các KCC 30, 45, 60 và 75 ngày lần lượt là 45,78; 79,72; 114,72; và 139,11 tạ/ha/lứa. Khi phân tích thống kê cho thấy: Năng suất trung bình/lứa của các KCC khác nhau thì có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05 đến P , 0,001.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2: Năng suất cỏ B. decumbens ở các KCC khác nhau ở năm 2 (tạ/ha/lứa)
Lứa cắt Khoảng cách cắt và năng suất cỏ
30 ngày 45 ngày 60 ngày 75 ngày
1 12,22 16,11 25,56 32,22 2 18,89 36,67 108,33 148,89 3 37,22 86,11 175,00 210,00 4 56,11 127,22 178,33 207,22 5 73,89 132,22 133,89 97,23 6 76,11 128,89 67,22 7 77,78 65,00 8 75,00 45,56 9 51,11 10 38,89 11 20,00 12 12,22 NSTB(1) 45,78a 79,72b 114,72c 139,11d SL (2) 54,944a 63,778b 68,833c 69,556d
(Cùng hàng ngang các số có chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê)
(1) NSTB: Năng suất trung bình; (2) SL: Sản lượng cỏ. Sản lượng được tính bằng cách cộng năng suất các lứa cắt trong năm và quy ra tấn/ha/năm
Sản lượng cỏ tươi cũng tăng theo tuổi thu hoạch của cỏ. Sản lượng cỏ tươi ở các KCC 30 – 45 – 60 và 75 ngày lần lượt là 54,944; 63,778; 68,833
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và 69,556 tấn/ha/năm. Sản lượng cỏ B. decumbens do tác giả Trương Tấn Khanh, (2003)[14] công bố (68,42 tấn/ha) thì tương đương với sản lượng cỏ của chúng tôi ở tuổi cắt 60 ngày (68,833 tấn/ha). Sản lượng cỏ tươi của các KCC khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05 đến P < 0,001, trừ sản lượng của các KCC 60 và 75 ngày không có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05. Khi tăng tuổi cắt cỏ từ 30 lên 45 ngày, sản lượng cỏ tăng thêm là 8,84 tấn/ha/năm, từ 45 lên 60 ngày, tăng thêm 5,05 tấn/ha/năm, còn từ 60 lên 75 ngày, chỉ tăng thêm 0,72 tấn/ha/năm.
Qua thí nghiệm chúng tôi thấy: Sản lượng của cỏ B. decumbens ở các KCC khác nhau đạt cao ở KCC 60 ngày, ở KCC 75 ngày, sản lượng tăng thêm không đáng kể. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào sản lượng cỏ tươi thì nên cắt cỏ B. decumbens ở 60 ngày tuổi.