Kết quả tính tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ lý thuyết của cỏ ở tuổ

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau của cỏ brachiaria decumbens đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông (Trang 59 - 74)

2. Mục tiêu của đề tài

3.2.3. Kết quả tính tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ lý thuyết của cỏ ở tuổ

tuổi cắt khác nhau

Khi gia tăng khoảng cách cắt cỏ thì đồng nghĩa với tỷ lệ các vật chất hữu cơ trong cỏ cũng biến đổi và làm tăng các vật chất khó tiêu hóa trong cỏ. Để thấy được ảnh hưởng của KCC đến tỷ lệ tiêu hóa của cỏ, dựa vào công thức:

Y (%) = 87,6 - 0,81 X (Trong đó: Y là tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ (VCHC); X là tỷ lệ xơ trong VCK), chúng tôi đã tính toán tỷ lệ tiêu hóa của các KCC khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ lý thuyết ở tuổi cắt khác nhau Tuổi cỏ (ngày tuổi) Tỷ lệ tiêu hóa VCHC của cỏ (%)

30 61,4

45 56,1

60 51,9

75 48,8

Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy: Tỷ lệ tiêu hóa VCHC của cỏ giảm đi khi tuổi cỏ tăng lên. Ở 30 ngày tuổi, tỷ lệ tiêu hóa đạt trên 60 %, ở tuổi 45 và 60 ngày đạt trên 50 %, còn ở tuổi cỏ 75 ngày chỉ còn dưới 50 %.

Theo V. D Khong (1995) [51] thì tỷ lệ tiêu hóa của cỏ phụ thuộc vào đối tượng vật nuôi và thường đạt trung bình là 60,8 %, đối chiếu với thông báo này thì kết quả của chúng tôi cao hơn ở tuổi cỏ 30 ngày và thấp hơn ở các tuổi cỏ 45; 60 và 75 ngày. So sánh kết quả của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của 1 số tác giả như Jarige (1978) [49]; P. Pozy và cộng sự (2002) [21] thì tương đương nhau.

Để cỏ có tỷ lệ tiêu hóa VCHC cao thì chỉ nên thu cỏ ở giai đoạn từ 30 đến 45 ngày tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tƣơi trên bò thịt

Thông qua thành phần hoá học, tỷ lệ tiêu hoá của cỏ có thể đánh giá sơ bộ chất lượng cỏ. Còn thông qua thí nghiệm sử dụng cỏ nuôi bò thịt thì, hiệu quả làm tăng khối lượng của bò đối với cỏ là chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất chất lượng của cỏ.

Với lý do nêu trên, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt.

Thí nghiệm với 12 bò thịt, chia làm 2 lô. Nuôi bò bằng cỏ tươi, cho ăn khống chế để bò của các lô được ăn cùng một khối lượng VCK/con/ngày.

Thí nghiệm trong 2 tháng, các chỉ tiêu theo dõi là: (1) khối lượng của bò ở các kỳ cân, (2) tăng khối lượng trung bình của bò ở các giai đoạn; (3) tiêu thụ VCK của cỏ/bò, tiêu tốn VCK/1kg tăng khối lượng và (4) ước tính khả năng sản xuất thịt hơi của cỏ/ha/năm.

3.3.1. Khối lượng bò qua các kỳ cân

Chúng tôi đã tiến hành cân khối lượng theo định kỳ 30 ngày/lần. Kết quả được trình bày tại bảng 3.9

Bảng 3.9: Khối lƣợng trung bình của bò ở các kỳ cân (kg)

TT Chỉ tiêu Lô I (Đối chứng) Lô II (Thí nghiêm) 1 KL bắt đầu TN 103,0  2,54 103,1  2,43 2 KL sau 1 tháng TN 115,4  1,69 117,4  3,01 3 KL sau 2 tháng TN 127,0a 0,95 129,9a 3,38

Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy: Bò ở các lô I, II được cho ăn cỏ khác nhau, khối lượng cỏ tươi khác nhau, nhưng cùng khối lượng VCK đã cho kết quả về khối lượng bò gần như tương đương nhau ở tất cả các chu kỳ cân. Tuy nhiên, so sánh về con số tuyệt đối thì khối lượng của bò lô thí nghiệm ăn cỏ B. decumbens (II) luôn cao hơn ở lô ăn cỏ đối chứng (I).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khối lượng trung bình của bò khi kết thúc thí nghiệm không có sự khác biệt rõ rệt (P>0,05)

3.3.2. Tăng khối lượng trung bình của bò qua các giai đoạn

Kết quả về tăng khối lượng trung bình của bò được chúng tôi trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10: Tăng khối lƣợng trung bình của bò qua các giai đoạn

TT Chỉ tiêu Lô I (ĐC) Lô II (TN)

kg/tháng g/ngày kg/ngày g/ngày

1 Tăng KL ở tháng thứ 1 12,4 413 14,3 477 2 Tăng KL ở tháng thứ 2 11,6 387 12,5 417

3 Tăng KL toàn kỳ 24,0 26,8

4 Tăng KL TB/tháng 12,0a 400 13,4a 447

Số liệu bảng 3.10 cho thấy: Các loại cỏ khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới khối lượng bò. Tuy nhiên, ảnh hưởng này không lớn. Tăng khối lượng toàn kỳ (60 ngày) xếp thứ tự lần lượt từ thấp lên cao là lô I (đối chứng) (24,0 kg) và lô II (thí nghiệm) là (26,8 kg). Tăng khối lượng trung bình/tháng của lô I (đối chứng) là 12,0 kg và lô II (thí nghiệm) là 13,4 kg. tăng khối lượng trung bình/tháng giữa các lô không có sự sai khác rõ rệt (P > 0,05). So sánh với kết quả của Mai Anh Khoa, (2000) [15]; Dương Thị Khang, (1998) [13], bò có thẻ tăng khối lượng từ 328 - 340 g /con/ngày thì kết quả của chúng tôi là lớn hơn đôi chút. Nguyễn Văn Thưởng, (2006) [26] thì có thể vỗ béo bò vàng (Việt Nam) tăng từ 11 - 12kg/tháng. Theo Trần Văn Tường và cộng sự, 1999 [36] thì bò laisind F1 có thể tăng khối lượng từ 364 - 447g/con/ngày thì kết quả thu được của chúng tôi là tương đương.

Khi nuôi bò lai sind F1 với cỏ thí nghiệm (khẩu phần ở mức trung bình) thì bò đều khoẻ mạnh, tăng khối lượng tốt. Điều đó chứng tỏ cỏ thí nghiệm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bò thịt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.3. Tiêu thụ VCK/1 bò và tiêu tốn VCK cho 1 kg khối lượng

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng kối lượng qua các kỳ cân phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn (cỏ) và đánh giá giá trị dinh dưỡng của cỏ, đây là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thương phẩm nói riêng. Chỉ tiêu này quyết định hiệu quả kinh tế, bởi thức ăn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành phẩm. Kết quả theo dõi hiệu quả sử dụng thức ăn của bò được thể hiện tại bảng 3.11.

Bảng 3.11: Tiêu thụ cỏ/1 bò và tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lƣợng

TT Chỉ tiêu Lô I

(Đối chứng)

Lô II (Thí nghiệm)

1 Tiêu thụ cỏ tươi toàn kỳ, kg 762 690

2 Tiêu thụ VCK của bò toàn kỳ, kg 147,14 147,04

3 Khối lượng tăng (kg) 24,0 26,8

4 Tiêu tốn cỏ tươi/1kg tăng KL 31,75 25,75 5 Tiêu tốn VCK của cỏ/1kg tăng KL 6,131 5,486

Trong điều kiện bò 9 - 10 tháng tuổi được cho ăn 0,9 - 1,0 kg thức ăn tinh/con/ngày thì cần tiêu tốn thêm một lượng cỏ tươi hoặc VCK của từng loại cỏ thí ghiệm như sau: cỏ đối chứng là 31,75 và 6,131 kg; cỏ thí nghiệm là 25,75 và 5,486kg.

3.4. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt

Cả hai lô được cho ăn khô khống chế để đản bảo bò thu nhận được cùng một khối lượng VCK/con/ngày. Cả hai lô được cho ăn cùng một khối lượng VCK/con/ngày.

Cả hai lô được cho ăn cùng một khối lượng thức ăn tinh/con/ngày, ở tháng thứ nhất là 1,1 kg và tháng thứ 2 là 1,2 kg. Các chỉ tiêu theo dõi là: (1) khối lượng của bò ở các kỳ cân, (2) tăng khối lượng của bò ở các giai đoạn; (3) tiêu thụ VCK/1 bò và tiêu tốn VCKcỏ/kg tăng khối lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4.1. Khối lượng của bò ở các kỳ cân

Chúng tôi đã tiến hành cân khối lượng của bò tại các kỳ cân được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Khối lƣợng của bò ở các kỳ cân

TT Chỉ tiêu Lô I (ĐC) Lô II (TN)

1 Khối lượng bắt đầu thí nghiệm 131,6  1,11 130,8  0,47 2 Khối lượng sau 1 tháng thí nghiệm 142,7  1,05 142,5  0,82 3 Khối lượng sau 2 tháng thí nghiệm 152,9a  1,23 153,1a 1,20

Số liệu bảng 3.12 cho thấy: Bò ở 2 lô khác nhau được cho ăn cỏ khác nhau ở dạng khô, nhưng được cho ăn cùng khối lượng VCK/con/ngày đã có khối lượng rung bình ở các kỳ cân gần tương đương nhau. Khối lượng trung bình của cả 2 lô không có sự sai khác nhau rõ rệt (P>0,05). Theo các kết quả điều tra và nuôi thí nghiệm bò laisind của các tác giả Đinh Văn Cải (2006) [8]; Mai Anh Khoa, (2000) [15]; Dương Thị Khang , (1998) [13]; Phạm Văn Quyết, (2002) [24]; Trần Văn Tường, (1999) [36]; Lê Viết Ly, (1995) [16] thì khối lượng bò lúc 12 tháng tuổi dao động từ 120 đến 167 kg, đa số có khối lượng khoảng 140 kg; kết quả của chúng tôi nằm trong khoảng dao động này.

3.4.2. Tăng khối lượng của bò ở các giai đoạn

Kết quả theo dõi về tăng khối lượng bò khi cho ăn cỏ thí nghiệm và cỏ đối chứng, khô được trình bày tại bảng 3.13.

Bảng 3.13: Tăng khối lƣợng của bò ở các giai đoạn

TT Chỉ tiêu Lô I (ĐC) Lô II (TN)

Kg/tháng g/con/ngày Kg/tháng g/con/ngày 1 Tăng KL ở tháng TN thứ 1 11,2 373 11,7 390 2 Tăng KL ở tháng TN thứ 2 10,3 343 10,6 353

3 Tăng KL toàn kỳ 21,5 22,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả tại bảng 3.13 cho thấy: Khi sử dụng cỏ khô thì tăng khối lượng ở các tháng thí nghiệm và toàn kỳ của bò được cho ăn cỏ thí nghiệm cao hơn không rõ rệt so với bò được ăn cỏ đối chứng. Lô đối chứng ăn cỏ khô tăng được là 10,75 kg/tháng; Lô thí nghiệm ăn cỏ khô tăng được là 11,15 kg/tháng. Tuy nhiên, so sánh thống kê về khối lượng tăng trung bình của 2 lô thì không có sự sai khác nhau rõ rệt (P>0,05). So sánh với kết quả của Bùi Văn Chính và cộng sự, (2001) [4]; Nguyễn Văn Thưởng, (1995) [26]; thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi đạt được là tương đ ương.

Như vậy, khi sử dụng cỏ B.decumbens ở dạng khô để chăn nuôi bò thịt, bò đều khoẻ mạnh và tăng khối lượng tốt. Điều đó khẳng định cỏ nói trên ở dạng tươi hay ở dạng cỏ khô đều đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bò thịt.

3.4.3. Tiêu thụ VCK/1 bò, tiêu tốn thức ăn của bò ăn khô

Trong điều kiện bò thịt khoảng một năm tuổi được cho ăn 1,1 - 1,2 kg thức ăn tinh/con/ngày và cho ăn cỏ khô theo định mức tiêu chuẩn thì khối lượng VCK của cỏ cần tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng như sau (bảng 3.14).

Bảng 3.14: Tiêu thụ thức ăn, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng

TT Chỉ tiêu Lô I (ĐC) Lô II (TN)

1 Tiêu thụ VCK của cỏ toàn kỳ, kg/con 166,0 166,6

2 Tăng KL toàn kỳ, kg/con 21,5 22,3

3 Tiêu tốn VCK của cỏ kg/1kg tăng KL 7,716 7,473 Kết quả tại bảng 3.14 cho thấy: Bò của 2 lô tiêu thụ cùng một khối lượng VCK trong toàn kỳ (166,0 và 166,6kg), nhưng tăng khối lượng toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kỳ của lô I thấp hơn đôi chút so với lô II . Do đó, tiêu tốn VCK/1kg tăng khối lượng cũng có sự khác nhau đôi chút giữa hai lô, tiêu thụ VCK/1kg tăng khối lượng cũng có sự khác nhau đôi chút giữa hai lô.

3.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm (3.3 và 3.4)

Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt đều cho thấy:

Khi nuôi bò thịt bằng cỏ B.decumbens ở dạng tươi và khô thì bò đều sinh trưởng và tăng khối lượng tốt, tăng khối lượng của bò thí nghiệm là tương đương so với tăng khối lượng của bò điều tra. Từ đó cho thấy cỏ thí nghiệm có chất lượng tốt, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu làm thức ăn cho bò thịt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1/ Khi tăng KCC từ 30 - 45 - 60 - 75 ngày đối với cỏ B.decumbens thì sản lượng cỏ tươi, VCHC đều tăng dần và đạt cao nhất ở KCC 75 ngày hoặc 60 ngày. Đặc biệt, sản lượng VCHC tiêu hoá được đều đạt cao nhất ở KCC 45 ngày. Vì vậy, nên thu hoạch cỏ ở KCC 45 ngày và tối đa là 60 ngày.

2/ Khi khoảng cách cắt cỏ (tuổi cỏ) tăng sẽ làm giảm khả năng thu nhận cỏ tươi cũng như VCK/bỏ/ngày, giảm tỷ lệ cỏ được sử dụng và giảm tỷ lệ tiêu hoá VCHC lý thuyết của cỏ.

3/ Trong mùa có thời tiết không thuận lợi cho cây thức ăn xanh phát triển, thì thức ăn dự trữ là vô cùng cần thiết, để cung cấp thức ăn cho con vật trong suốt mùa khan hiếm thức ăn.

4/ Có thể phơi khô thức ăn để dự trữ. Trong khi phơi nếu thời tiết thuận lợi, giá trị dinh dưỡng của cỏ khô có thể thấp hơn so với thức ăn xanh từ 5 - 10%. Tuổi cây cỏ càng cao giá trị dinh dưỡng của cỏ khô càng có xu hướng giảm.

5/ Khi sử dụng cỏ B.decumbens (ở dạng tươi và khô) để nuôi bò thịt thì bò đều khoẻ mạnh và tăng trọng tốt. Điều này chứng tỏ, các cỏ này đều có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bò thịt.

2. Tồn tại

Do kinh phí và thời gian có hạn nên chưa tiến hành các thí nghiệm sử dụng cỏ khô bằng các phương pháp chế biến khác nhau.

Do số lượng bò thí nghiệm chưa nhiều, số liệu lặp lại còn ít, nên kết quả nghiên cứu chưa thể phản ánh toàn diện đối với sinh trưởng và các chỉ tiêu kinh tế khác.

3. Đề nghị

Khuyến cáo sử dụng cỏ B.decumbens ở dạng tươi và khô để chăn nuôi bò thịt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suất cao. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr.86.

2. Đinh Văn Bình, Nguyễn Thị Mùi (2000), Trồng cây thức ăn gia súc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr.73-74.

3. Đinh Văn Cải (2006), nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm nâng cao khả năng sản xuất bò thịt ở Việt Nam, Tổng kết đề tài, chương trình

giống cây trồng vật nuôi giai đoạn 2002 - 2005.

4. Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly (2001), Kết quả nghiên cứu chế biến nâng cao giá trị dinh dưỡng của một số phụ phẩm nông nghiệp quan trọng ở Việt Nam cho trâu bò, Hội thảo về dinh dưỡng gia súc nhai lại, Hà Nội,

tr.31- 41.

5. Vũ Chí Cương, Trần Quốc Việt, Nguyễn Xuân Hòa, Chu Mạnh Thắng (2004), Đánh giá hiệu quả sử dụng cỏ khô alfalfa nhập từ Hoa Kỳ qua khả năng cho sữa của đàn bò lai hướng sữa nuôi ở Hà Nội và vùng phụ cận, báo cáo KH- Chăn nuôi thú y, phần dinh dưỡng và thức ăn vật

nuôi, Nxb Nông nghiệp, 12/ 2004, tr.55-62.

6. Thái Đình Dong, (1979), Đồng cỏ nhiệt đới. Nxb Nông nghiệp, tr

129-135.

7. Tô Du (2005), Kỹ thuật mới nuôi bò thịt năng suất cao, Nxb Lao

Động Xã Hội, tr.81-82, 103.

8. Chu Anh Dũng, Lê Xuân Cương, Đinh Văn Cải, Vương Ngọc Long, Đặng Phước Chung, Phạm Hồ Hải (1999), Ảnh hưởng của năng lượng, cỏ xanh và thể trạng lên khả năng sinh sản của bò sữa, Báo cáo

khoa học Chăn nuôi thú y 1998- 1999, Phần dinh dưỡng và thức ăn, Hà Nội, tr.81-89.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần Trang Nhung (2002),

Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc, NXB Nông nghiệp, tr.8 – 49.

11. Vũ Duy Giảng (2001). Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc

(dùng cho cao học). NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 2001.

12. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bá, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí Cương, Nguyễn Hữu Văn (2008). Dinh dưỡng và thức ăn cho bò. NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 2008.

13. Dương Thị Khang, (1998), Điều tra, đánh giá, khả năng sinh trưởng, sinh sản và sức sản xuất thịt của bò lai F1 (Đực Redsinhi x Cái địa phương) và bò địa phương tại tỉnh Quảng Nam.

14. Trương Tấn Khanh (2003), Đánh giá hiện trạng đồng cỏ tự nhiên

và nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật nhằm cải thiện nguồn thức ăn

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau của cỏ brachiaria decumbens đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông (Trang 59 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)