Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau của cỏ brachiaria decumbens đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông (Trang 44 - 47)

2. Mục tiêu của đề tài

2.4.5. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt

Thí nghiệm đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên gia súc (bò) là công đoạn cuối cùng trong việc đánh giá, giá trị thức ăn của cỏ. Sức khoẻ và sản phẩm (thịt, sữa…) được sản xuất ra khi sử dụng cỏ đến chăn nuôi gia súc, là chỉ tiêu đánh giá cỏ toàn diện và chính xác nhất.

Mục đích thí nghiệm: Thông qua kết quả tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn xanh của bò thịt để đánh giá được hiệu quả chăn nuôi của bò (hay đánh giá chất lượng của cỏ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tƣơi trên bò thịt

* Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được thực hiện đối với 12 bò lai sindhi, đời F1, 9 tháng tuổi chia làm 2 lô (lô đối chứng, lô thí nghiêm) mỗi lô 6 con, đồng đều về khối lượng trung bình và tỷ lệ đực/cái giữa các lô. Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 2 tháng. Khối lượng trung bình lúc bắt đầu thí nghiệm của bò lô đối chứng là 103,0  2,54 kg, của lô thí nghiệm là 103,1  2,43 kg.

* Thức ăn của bò lô thí nghiệm được cho ăn cỏ B.decumbens, còn bò của lô đối chứng ăn cỏ P.atratum.

Bò của lô thí nghiệm và đối chứng được cho ăn cùng khối lượng VCK của cỏ/con/ngày nhưng khác nhau về khối lượng cỏ tuơi/con/ngày (vì các cỏ có tỷ lệ VCK khác nhau, nên cỏ nào có tỷ lệ VCK thấp thì phải cho ăn khối lượng cỏ tươi hơn và ngược lại). Khối lượng VCK/con/ngày của các lô được tính theo lô thí nghiệm.

Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu

Lô I (Đối chứng) Lô II (Thí nghiệm 1)

Cỏ tƣơi VCK Cỏ tƣơi VCK

KL cỏ/con/ngày

- Tháng thứ nhất 12,2 2,35 11,0 2,35

- Tháng thứ hai 13,2 2,55 12,0 2,55

Bò của tất cả các lô đều cho ăn cùng một lượng thức ăn tinh hỗn hợp/con/ngày. Tháng thứ 1 là 0,9 kg/con/ngày và tháng thứ 2 là 1,0 kg/con/ngày. Một kg thức ăn tinh hỗn hợp có chứa 3867 kcal năng lượng thô và 19,45g protein thô.

* Các chỉ tiêu theo dõi

+ Khối lượng và tăng khối lượng của bò qua các tháng thí nghiệm + Tiêu thụ cỏ tươi, VCK/bò và tiêu tốn VCK của cỏ/kg tăng khối lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khả năng sản xuất khối lượng thịt hơi/ha/năm của giống cỏ thí nghiệm. * Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu (xem tại mục 2.4.5)

Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt

Bò ở lô thí nghiệm sử dụng cỏ khô B. decumbens và cỏ đối chứng xử dụng cỏ Ghi nê ở dạng cỏ khô nuôi bò thịt.

* Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm với 12 bò thị lai sindhi F1, 11 tháng tuổi, chia làm 2 lô (lô I và lô II), mỗi lô 6 con, đồng đều về tính biệt và khối lượng trung bình giữa các lô. Khối lượng trung bình lúc bắt đầu thí nghiệm của bò lô I là 131,6  1,11 kg, còn của lô II là 130,8 0,47 kg. Thí nghiệm được thực hiện trong hai tháng.

Bò được ăn cùng một khối lượng cỏ B.decumbens khô/con/ngày và cũng là khối lượng VCK/con/ngày.

Cả 2 nhóm bò thí nghiệm đều được cho ăn cùng một lượng thức ăn hỗn hợp tinh/con/ngày; ở tháng thí nghiệm thứ nhất là 1,1 kg và ở tháng thí nghiệm thứ hai là 1,2 kg. Trong 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp chứa 3886 Kcal năng lượng thô và 19,45g protein thô.

Bảng 2.2: Công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu Lô I

(Đối chứng)

Lô II (Thí nghiệm)

Khối lượng cỏ khô/con/ngày

- Tháng thứ nhất 3,1 3,1

- Tháng thứ hai 3,3 3,3

KL VCK của cỏ/con/ngày

- Tháng thứ nhất 2,61 2,61

- Tháng thứ hai 2,78 2,78

Cho bò ăn cỏ khô mỗi ngày 3 lần vào các thời điểm sáng, đầu chiều, tối và ăn thức ăn tinh và đầu buổi chiều và đầu buổi tối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảo đảm cho bò ăn hết khẩu phần ăn hàng ngày

Cân khối lượng bò hàng tháng, trước và sau khi thí nghiệm vào buổi sáng trước khi cho bò ăn.

Thí nghiệm được tiến hành trong vòng 2 tháng không kể số ngày bò được làm quen với thức ăn thí nghiệm.

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Khối lượng và tăng khối lượng trung bình của bò trong thời gian thí nghiệm.

- Tiêu thụ VCK của cỏ/1 bò và tiêu tốn thức ăn (cỏ khô, VCK của cỏ) cho 1 kg tăng khối lượng.

* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu (xem mục 2.4.5).

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau của cỏ brachiaria decumbens đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông (Trang 44 - 47)