Sự lƣu hành virus PRR Sở lợn nái và lợn thịt

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản prrs ở lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng chống (Trang 76 - 78)

5. THỜI GIAN

3.3.2. Sự lƣu hành virus PRR Sở lợn nái và lợn thịt

Kết quả xác định tỷ lệ mang virus PRRS ở lợn nái và lợn thịt đƣợc trình bày ở bảng 3.15.

Bảng: 3.15. Biến động tỷ lệ mang virus PRRS ở lợn nái và lợn thịt. TT Loại lợn Số mẫu xét nghiệm Số mẫu (+) tính Tỷ lệ (%) 1 Lợn thịt 27 3 11,11 2 Lợn nái 21 15 71,42 Tính chung 48 18 37,50

Bảng 3.15 cho thấy: kết quả kiểm tra 48 mẫu huyết thanh gồm 27 mẫu của lợn thịt và 21 mẫu của lợn nái, thì tỷ lệ huyết thanh dƣơng tính với PRRS ở lợn nái và lợn thịt trung bình là 37,50%. Trong đó, ở lợn nái có 71,42% mẫu dƣơng tính (trong tổng số 21 mẫu xét nghiệm) còn ở lợn thịt có 11,11% mẫu dƣơng tính (trong tổng số 27 mẫu xét nghiệm). Đây là tỷ lệ khá cao so với một số nghiên cứu khác của Trần Thị Bích Liên và cs (2007) [18]. Để giải quyết đƣợc vấn đề này, trƣớc khi nghiên cứu đƣợc vaxin phòng bệnh PRRS hiệu quả, chúng ta cần giám sát chặt chẽ, phát hiện nhanh, dập dịch kịp thời, triệt để và không ngừng tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức phòng bệnh. Ngoài ra, nhà nƣớc cần đầu tƣ nhiều hơn nữa cho công tác phòng chống dịch, các cơ quan thú y cần chỉ đạo sát sao hơn nữa về việc phòng chống dịch, phát hiện dịch bệnh để xử lí kịp thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên thực tế có thể quan sát thấy ở các trại lợn có xảy ra bệnh PRRS, năng suất nái giảm rõ rệt. Bệnh xảy ra ở các trại trong một thởi gian ngắn, lúc đầu trên lợn nái với các triệu chứng liên quan đến năng suất sinh sản và sau đó trên lợn thịt gây rối loạn hô hấp với tỉ lệ bệnh và tỉ lệ chết cao. Sau đó bệnh chuyển sang tình trạng mãn tính, lợn nái và lợn đục giống mang virus PRRS trong cơ thể và virus nhân lên trong cơ thể những lợn nhiễm và đƣợc bài phải virus ra bên ngoài, lây nhiễm cho lợn con, lợn thịt trong đàn ... gây nên tình trạng nhiễm dai dẳng các virus PRRS trong trại lợn. Nếu kỹ thuật quản lý chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch không tốt, virus PRRS trong trại lợn sẽ gia tăng về số lƣợng gây áp lực về dịch bệnh cao trên đàn lợn ... dẫn đến sụt giảm năng suất chăn nuôi và gia tăng thiệt hại do bệnh tật xảy ra trên đàn lợn ... Ở những lợn đục nhiễm virus PRRS chất lƣợng tinh bị giảm sút, có thể thấy thông qua số lƣợng lợn con đẻ ra giảm ... Lợn con, lợn sau cai sữa và lợn thịt trở nên kém chống chịu các bệnh phụ nhiễm khác và có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả tiêm vắc-xin phóng chống các bệnh nguy hiểm: Dịch tả lợn, tiêu chảy do E.Coli ... hậu quả số lợn con xuất chuồng/ nái giảm. Ở các hộ chăn nuôi, nếu quy trình kiểm soát an toàn sinh học không đƣợc thực hiện tốt, tình trạng nhiễm ghép nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác nhau: Virus dịch tả lợn, Circovirus, vi khuẩn Streptococcus, Salmonella, Pasteurella, ... sẽ làm trầm trọng hơn mức độ bệnh. Hiện trạng ở một số hộ chăn nuôi chủ yếu là các hộ chăn nuôi có vấn đề về kiểm soát an toàn dịch bệnh (giảm số lƣợng lợn sơ sinh còn sống khoẻ mạnh, giảm số lợn con cai sữa, tăng trọng kém ...) mặc dù hiện tƣợng đẻ sớm, sảy thai không biểu hiện ... Số lợn con sơ sinh còn sống trên nái khoảng 6 - 7 con là khá phổ biến.

Lợn không có triệu chứng bệnh nhƣng hàng ngày vẫn bài thải virus ra bên ngoài và gây nhiễm cho những con khác (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2007) [12]. Những lợn có huyết thanh dƣơng tính với virus PRRS mặc dù không có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triệu chứng lâm sàng nhƣng vẫn là nguồn bệnh, đây cũng là mối đe doạ dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi và công tác phòng bệnh không tốt. Đáng lƣu ý là lợn nái thƣờng cho kết quả dƣơng tính nhiều hơn vì chúng có thể nhiễm bệnh trong vòng sáu tháng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản prrs ở lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng chống (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)