Tỷ lệ lợn chết và tiêu huỷ trong đàn có dịch và trong số lợn bị bệnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản prrs ở lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng chống (Trang 59 - 61)

5. THỜI GIAN

3.2.2.Tỷ lệ lợn chết và tiêu huỷ trong đàn có dịch và trong số lợn bị bệnh

* Tỷ lệ chết và tiêu huỷ trong đàn có dịch

Cùng với tỷ lệ lợn bệnh thì tỷ lệ lợn chết và tiêu huỷ trong đàn cũng phản ánh mức độ nguy hiểm của dịch của bệnh. Chúng tôi đã thu thập số liệu từ 1142 đàn lợn bệnh của 5 địa phƣơng qua 2 đợt dịch để xác định tỷ lệ lợn chết và tiêu hủy trong đàn. Kết quả trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tỷ lệ lợn chết và tiêu huỷ trong đàn bị dịch. Địa điểm (huyện) Số đàn lợn (đàn) Tổng số lợn (con) Số lợn chết và tiêu huỷ (con) Tỷ lệ (%) Phú Bình 922 32.648 4.133 12,56 Đồng Hỷ 12 255 90 35,29 Phú Lƣơng 171 3.267 957 29,29 Thái Nguyên 29 764 206 26,96 Võ Nhai 8 74 45 60,81 Tính chung 1.142 37.008 5.431 14,67

`Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Tỷ lệ lợn chết và tiêu huỷ do bệnh PRRS ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008 đến năm 2010 trung bình là 14,67%, trong đó thấp nhất là ở Phú Bình (12,56%) và cao nhất là Võ Nhai 60,81%. Sở dĩ, ở Phú Bình kết quả thầp nhƣ vậy là do dịch xảy ra trên diện rộng trong khi đó lực lƣợng ở các chốt kiểm dịch mỏng nên các lái buôn đã lợi dụng điều này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bắt tay với các hộ chăn nuôi tìm cách đƣa lợn bệnh ra ngoài tiêu thụ. Còn với các hộ dân, đau sót vì lợn bệnh đã lấy đi của họ những dự định, những kế hoạch sắp tới nên đã có tâm lý đƣợc đồng nào hay đồng đó và họ đã không ngần ngại bắt tay với lái buôn để đƣa lợn bệnh đi tiêu thụ.

Bên cạnh đó Phú Bình còn giáp danh với Bắc Giang, một tỉnh thuận tiện về giao thông có nhiều đầu mối đến các địa phƣơng khác, ở đây có rất nhiều điểm thu gom lợn bệnh, sản phẩm của lợn bệnh. Còn với những nhà buôn thì chỉ cần vận chuyến ra khỏi địa phận Phú Bình là yên tâm có lợi nhuận cao, nên họ đã bất chấp tất cả dù biết rằng việc chống dịch và dập dịch là rất khó khăn vất vả.

Trong các theo dõi của chúng tôi, thì việc bán chạy lợn ốm là việc làm phổ biến của các chủ hộ chăn nuôi thuộc cả 5 địa phƣơng mà không có cách nào giải quyết triệt để đƣợc việc này. Mặc dù đã có sự vào cuộc rất tích cực của chính quyền địa phƣơng và cơ quan chuyên môn, tuy nhiên do lực lƣợng mỏng mà dịch bệnh lại xảy ra trên diện rộng nên việc quản lý và giám sát là rất khó khăn. Ngoài ra cán bộ thú y cơ sở thì chỉ miệt mài tiêm chích hành nghề kiếm tiền. Chủ chăn nuôi có lợn ốm sợ lỗ nên bán chạy một cách tự do. Chính vì thế chúng tôi không có số liệu chính xác về tỷ lệ chết do bệnh PRRS. Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của Lê Văn Năm (2007) [22]. Mặt khác, một phần do cơ chế hỗ trợ của nhà nƣớc đối với những hộ có lợn bị tiêu huỷ do bị nhiễm bệnh tai xanh chỉ bằng 70% giá thị trƣờng tại thời điểm khảo sát, giá này quá thấp nên thực tế đã không thoả mãn với chi phí của ngƣời dân bỏ ra đầu tƣ chăn nuôi lợn.

* Tỷ lệ lợn chết và tiêu huỷ trong tổng số lợn bị bệnh.

Qua bảng 3.5 cho thấy: Tỷ lệ lợn chết và tiêu hủy trong đàn khá cao 84,56%, biến động từ 68,70% đến 100,00%. Kết quả này khảng định: Một là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tính chất nguy hiểm của bệnh khi đã xảy ra trên đàn lợn. Hai là khảng định quyết tâm khống chế dịch của các cấp các nghành ở địa phƣơng.

Bảng 3.5. Tỷ lệ lợn chết và tiêu huỷ trong tổng số lợn bị bệnh. Địa điểm (huyện, thành) Số đàn lợn (đàn) Số lợn bệnh (con) Số lợn chết và tiêu huỷ (con) Tỷ lệ (%) Phú Bình 922 4.841 4.133 85,37 Đồng Hỷ 12 131 90 68,70 Phú Lƣơng 171 1.199 957 78,81 Thái Nuyên 29 206 206 100,00 Võ Nhai 8 45 45 100,00 Tính chung 1.142 6.422 5.431 84,56

Ngoài ra, chúng ta còn thấy rằng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, đại thực bào đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đáp ứng miễn dịch cả không đặc hiệu và đặc hiệu, đây là loại tế bào trình diện kháng nguyên thiết yếu, mở đầu cho quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Khi tế bào đại thực bào bị virus phá huỷ, các phản ứng miễn dịch không xảy ra đƣợc, lợn nhiễm bệnh rơi vào trạng thái suy giảm miễn dịch và dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát, điều này có thể thấy rõ ở những đàn lợn vỗ béo chuẩn bị giết thịt, khi bị nhiễm virút PRRS sẽ có sự tăng đột biến về tỷ lệ viêm phổi kế phát do những vi khuẩn vốn sẵn có trong đƣờng hô hấp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ chết trong đàn cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản prrs ở lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng chống (Trang 59 - 61)