5. THỜI GIAN
3.3.3. Nguy cơ mắc bệnh PRR Sở một số loại lợn
Theo kết quả bảng 3.15 thì cả 2 loại lợn trên đều có khả năng bị mắc bệnh. Để so sánh nguy cơ mắc bệnh của 2 loại lợn trên, chúng tôi dựa vào kết quả xét nghiệm mẫu máu, áp dụng công thức tính 2 thực nghiệm và tính nguy cơ tƣơng đối RR. Kết quả tính đƣợc trình bày ở bảng 3.16.
Bảng 3.16. So sánh nguy cơ mắc bệnh PRRS ở một số loại lợn.
Loại lợn so sánh Số mẫu dƣơng tính (mẫu) Sỗ mẫu âm tính (mẫu) Tổng số mẫu xét nghiệm (mẫu) 2 TN RR Lợn nái 15 a 6 b 21 a+ b 4,75 6,42 Lợn thịt 3 c 24 d 27 c+d Tính chung 18 a+c 30 b+d 48 a+b+c+d Ta có: - 2 TN = 4,75 Ứng với độ tự do = (2-1)(2-1) thì có 3 giá trị là 3,8.6,6.10,8. 2
TN > . Điều này có nghĩa xác suất xuất hiện giá trị 2
TN = 0,47 hoàn toàn ngẫu nhiên. Tức là tỷ lệ mẫu dƣơng tính của các loại lợn có sự sai khác nhau rõ rệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- RR>1 tức là khả năng mang virrus PRRS của lợn nái là cao hơn lợn thịt là 6,42 lần.
Kết quả ở bảng trên, phù hơp với báo cáo của Cục Thú y (2008) [5], trong nhiều năm qua có một tỷ lệ nhất định lợn giống có huyết thanh dƣơng tính với PRRS là một kết quả khiến cho các nhà chuyện môn cần chủ động hơn nữa trong việc ngăn chặn, khống chế và dập dịch tai xanh trên đàn lợn của địa phƣơng mình. Đồng thời kết quả bảng 3.16 cũng hoàn toàn phù hợp với kết luận của Nguyễn Bá Hiên, cs (2007) [18] là PRRS chỉ gây bệnh cho lợn, lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhƣng lợn nái mang thai thƣờng mẫn cảm hơn cả.
Từ kết quả bảng trên cũng cho thấy: lợn nái có tỷ lệ mang trùng lớn hơn lợn thịt và tỷ lệ mang trùng ở lownjnais còn lớn hơn khi Nguyễn Văn Thanh, (2007) [26], khảng định trong các con đƣờng lây nhiễm của virus PRRS, có thể nói lây nhiễm qua thụ tinh nhân tạo là nguy hiểm hơn cả. Bởi vì, hiện nay trong chăn nuôi lợn, công tác kiểm dịch đối với tinh dịch, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển tinh dịch còn rất nhiều bất cập. Ngƣời ta có thể cấm mua bán, vận chuyển lợn bị dịch nhƣng chƣa có văn bản nào đề cập tới việc cấm vận chuyển tinh dịch ra ngoài vùng có dịch. Ngoài ra, một số lợn đực giống có sức đề kháng tốt, nhiễm virus ở thể mang trùng, không có biểu hiện bệnh, nếu không kiểm tra tinh dịch mà chỉ dựa trên lâm sàng sẽ không phát hiện đƣợc con bị bệnh để loại ra.
Sự lây lan của bệnh do các nhân tố khác nhƣ do tiếp xúc, do hô hấp, do mẹ truyền sang con … chỉ trong một phạm vi hẹp, còn sự lây lan bệnh qua con đƣờng vận chuyển tinh dịch lại xảy ra trên một phạm vi lớn có thể tới vài trăm km trong một thời gian ngắn. Một lợn đực giống bị nhiễm bệnh thì chỉ trong một lần khai thác tinh nhân tạo đã lây bệnh cho 40 – 50 con lợn nái. Hiện tại, hàng ngày có một số lƣợng hàng mấy nghìn liều tinh dịch lợn đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lƣu thông tự do trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, nếu nguồn tinh dịch này không đƣợc kiểm tra chặt chẽ và bị nhiễm virus PRRS thì chỉ trong một ngày đã có hàng nghìn con lợn nái bị nhiễm, hậu quả sẽ vô cùng to lớn và gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch. Vì thế, đây cũng là một nguyên nhân làm cho tỷ lệ mang trùng ở lợn nái cao hơn các loại lợn khác.
Mặt khác, theo Văn Đăng Kỳ và cs ( 2007) [9] cho biết: virus tồn tại lâu và âm thầm trong cơ thể vật chủ. Lợn bị bệnh hoặc mang trùng sẽ phát tán virus PRRS ra bên ngoài qua dịch mũi, nƣớc bọt, sữa, phân, nƣớc tiểu, tinh dịch… Virus có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển lợn mang trùng, theo gió (có thể đi xa tới 3 km), bụi, bọt nƣớc, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim. Đây là mối nguy hiểm rất lớn luôn theo sát ngƣời chăn nuôi, nếu không có những biện pháp đối phó phù hợp thì hậu quả sẽ nặng nề.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khảng định: lợn nái tơ đã bị bệnh PRRS sẽ không bị bệnh trở lại và sẽ cho năng suất sinh sản bình thƣờng nếu đƣợc chăm sóc tốt và các biện pháp an toàn phòng chống dịch đƣợc thực hiện đầy đủ. Những lợn nái này sẽ góp phần làm giảm sự nhân lên và bài thải virus PRRS và nhờ đó giúp hạn chế những thiệt hại do virus PRRS gây ra. Đây là điều quan trọng cần chú ý khi xây dựng các biện pháp kiểm soát bệnh PRRS ở các địa phƣơng lợn đã có bệnh PRRS. Một sai lầm phổ biến của ngƣời chăn nuôi là thƣờng loại thải những nái tơ khi chúng bị sảy thai hay có vấn đề liên quan đến sinh sản vì cho rằng chúng kém chất lƣợng. Thực tế, nếu hiện tƣợng sảy thai, ví dụ là do virus PRRS, thì những lợn nái này chính là nguồn miễn dịch cho đàn lợn, giúp ổn định tình trạng bệnh PRRS. Những lợn nái tơ đã bị bệnh PRRS sẽ không bị bệnh trở lại và sẽ cho năng suất sinh sản bình thƣờng nếu đƣợc chăm sóc tốt và các biện pháp an toàn phòng chống dịch đƣợc thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện đầy đủ. Những lợn nái này sẽ góp phần làm giảm sự nhân lên và bài thải virus PRRS và nhờ đó giúp hạn chế những thiệt hại do virus PRRS gây ra.
Nhƣ vậy, ta cần làm tốt khâu chăm sóc và quản lí, phòng bệnh ở tất cả các loại lợn, đặc biệt là cần quan tâm nhiều hơn tới lợn nái để góp phần làm giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh PRRS trên đàn lợn.