Sự lƣu hành virus PRR Sở lợn giữa vùng ổ dịch cũ và vùng chƣa có dịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản prrs ở lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng chống (Trang 81 - 82)

5. THỜI GIAN

3.3.4.Sự lƣu hành virus PRR Sở lợn giữa vùng ổ dịch cũ và vùng chƣa có dịch

có dịch

Năm 2008 đợt dịch PRRS trên lợn ở tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử vào ngày 17/4/2008, kéo dài trong 45 ngày dịch PRRS ở lợn đã lây lan ra 22 xã thuộc 03 huyện, thành là huyện Phú Bình, huyện Võ Nhai và Thành phố Thái Nguyên, diễn biến rất phức tạp và tốc độ lây lan nhanh chóng. Đến ngày 02/6/2008 dịch bệnh tai xanh trên lợn ở Thái Nguyên đã đƣợc khống chế sau hàng loạt các giải pháp của UBND tinh và các sở, ban ngành khác đặc biệt là vai trò to lớn của Sở NN & PTNT và Chi cục Thú y Thái nguyên. Cũng thời điểm đó, sau một năm dịch không xảy ra, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu huyết thanh của vùng ổ dịch cũ và vùng không có dịch để kiểm tra, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.17.

Bảng 3.17: Biến động tỷ lệ lƣu hành virus PRRS ở lợn giữa vùng ổ dịch cũ và vùng chƣa có dịch. Chỉ tiêu Số mẫu xét nghiệm (mẫu) Số mẫu (+) tính Tỷ lệ (%) Vùng ổ dịch cũ 33 9 27,27 Vùng chƣa có dịch 15 9 60,00 Tính chung 48 18 37,50

Qua bảng trên cho thấy: tỷ lệ huyết thanh lợn dƣơng tính với virus PRRS trung bình là 37,50%. Đồng thời kết quả bảng 3.17 cũng khảng định tỷ lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huyết thanh lợn dƣơng tính với virus PRRS giữa vùng chƣa có dịch và vùng ổ dịch cũ là khác nhau. Vùng chƣa có dịch xảy ra trong quá khứ là 9/15 mẫu dƣơng tính (60,00%), còn vùng đã xảy ra dịch năm trƣớc thì số mẫu dƣơng tính là 9/23 (27,27%). Điều này khảng định rằng mầm bệnh tai xanh luôn tiềm ẩn trong đàn lợn tại tỉnh Thái Nguyên, sẵn xàng bùng phát bất cứ lúc nào. Nếu chúng ta không chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, tăng cƣờng chế độ dinh dƣỡng, mua lợn giống từ những cơ sở đảm bảo, thiết lập hệ thống chuồng nuôi cách ly ít nhất 8 tuần, hạn chế khách tham quan, sử dụng bảo hộ lao động, không mƣợn dụng cụ chăn nuôi của các trại khác, thực hiện “cùng nhập, cùng xuất” lợn và để trống chuồng, thƣờng xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi, trộn kháng sinh định kỳ trong thức ăn tăng sức đề kháng và phòng các bệnh kế phát.

Cũng từ kết quả bảng trên cho thấy: ngƣời chăn nuôi Thái Nguyên đã phải oằn mình chống chọi với “cơn bão dịch tai xanh” xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 2008, họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn, đã chủ động học cách đối phó với dịch bệnh, đã áp dụng vào chăn nuôi ở gia đình mình những quy trình chăn nuôi bài bản hơn…nhờ vậy mà tỷ lệ lƣu hành virút PRRS ở lợn vùng ổ dịch cũ có thấp hơn. Bên cạnh đó, một số ngƣời chăn nuôi lợn trƣớc đây đã chăn nuôi hoặc chăn nuôi nhiều thì qua đợt dịch 2008 họ đã bỏ hẳn chăn nuôi lợn hoặc giảm đi nhiều, nên cũng phần nào làm cho tỷ lệ lƣu hành virus PRRS vùng ổ dịch cũ thấp hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản prrs ở lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng chống (Trang 81 - 82)