ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ THỐNG KÊ THIỆT HẠ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản prrs ở lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng chống (Trang 52 - 54)

5. THỜI GIAN

3.1.ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ THỐNG KÊ THIỆT HẠ

KINH TẾ DO DỊCH TAI XANH GÂY RA TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010 3.1.1. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chúng tôi đã điều tra tình hình dịch bệnh tai xanh ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.1.

Diễn biến dịch bệnh tai xanh ở tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.1. Diễn biến dịch bệnh PRRS ở đàn lợn tại tỉnh Thái Nguyên năm 2008 đến năm 2010 STT Huyện, thành, thị Ngày đầu phát dịch Ngày cuối phát dịch Ổ dịch Số lợn mắc bệnh (con) Số hộ (hộ) Số xóm (xóm) Số (xã) Năm 2008 3 17/4/2008 2/6/2008 478 88 22 2.523 1 Phú Bình 17/4/2008 2/6/2008 467 79 17 2.456 2 Võ Nhai 27/4/2008 28/4/2008 3 2 1 17 3 Thái Nguyên 6/5/2008 29/5/2008 8 7 4 50 Năm 2010 5 3/4/2010 7/6/2010 439 138 34 3.899 1 Phú Bình 3/4/2010 5/6/2010 237 80 14 2.385 2 Đồng Hỷ 22/4/2010 3/5/2010 12 5 1 131 3 Phú Lƣơng 5/5/2010 7/6/2010 171 35 8 1.199 4 Thái Nguyên 15/5/2010 3/6/2010 16 16 10 156 5 Võ Nhai 14/5/2010 19/5/2010 3 2 1 28

Bảng 3.1 cho thấy: Đợt dich PRRS trên lợn ở tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử vào ngày 17/4/2008, kéo dài trong 45 ngày dịch PRRS ở lợn đã lây lan ra 22 xã thuộc 03 huyện, thành là huyện Phú Bình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huyện Võ Nhai và Thành phố Thái Nguyên, diễn biến dịch rất phức tạp và tốc độ lây lan nhanh chóng. Đến ngày 02/6/2008 dịch bệnh tai xanh trên lợn ở Thái Nuyên đã đƣợc khống chế sau hàng loạt các giả pháp của UBND tinh và các sở, ban nghành khác đặc biệt là vai trò to lớn của Sở NN & PTNT, Chi cục Thú y tinh Thái Nguyên.

Năm 2009 bằng những kinh nghiêm của việc chống dịch, khống chế dịch của năm 2008 và sự vào cuộc của các cấp các nghành thì dịch PRRS trên lợn tại Thái Nuyên đã không sảy ra. Cho đến ngày 3/4/2010 dịch PRRS trên lợn lại quay trở lại đầu tiên cũng xuất hiện ở huyện Phú Bình, rồi lây lan xang huyện Đồng Hỷ (22/4), huyện Phú Lƣơng (5/5), Võ Nhai (14/5) và cuối cùng là Thành phố Thái Nguyên (15/5), đến ngày 7/6/2010 là ngày phát dịch cuối cùng của đợt dịch này.

Kết quả ở bảng cũng cho thấy: Tốc độ lây lan của dịch bệnh là rất lớn và diễn biến phức tạp, vậy nguyên nhân dịch lây lan trên diện rộng là gì? Có phải do virus gây bệnh PRRS có khả năng phát tán cao không? Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [26], virus PRRS có khả năng phát tán thông qua các hình thức nhƣ vận chuyển lợn mang trùng; phát tán trong không khí theo gió (virus có thể đi xã tới 3 km) hoặc nhờ các loài chim hoang dã, côn trùng mang đi xa…Bởi vậy việc khống chế sự lây lan của dịch đã khó khăn lại trở nên khó khăn hơn..

Ngoài ra, trong thời gian đầu xảy ra dịch, ngƣời chăn nuôi lợn chƣa nhận thức rõ tính nguy hiểm và khả năng lây lan nhanh chóng của bệnh. Vì vậy, khi lợn ốm, họ đã không khai báo ngay. Một số hộ còn đem bán chạy lợn bệnh, khiến cho dịch bệnh diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng. Đồng thời, một số cán bộ thú y thiếu trách nhiệm, vì lợi ích kinh tế đã không khai báo về tình hình dịch mà còn tiếp tục chữa trị lợn mắc bệnh để kiếm tiền nên nguồn bệnh vẫn tồn tại và lây lan. Cho đến khi chữa trị không khỏi, lợn chết ngày càng nhiều, dịch lây lan nhiều nơi, các cán bộ này mới báo cáo cho cơ quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thú y biết. Song song với những vấn đề trên thì một số ngƣời buôn bán lợn và ngƣời làm nghề giết mổ lợn lợi dụng việc quản lý chƣa đƣợc chặt chẽ của chính quyền địa phƣơng đã tiếp tay hoặc mang lợn bệnh ra thị trƣờng tiêu thụ, cũng làm cho dịch bệnh đã diễn biến phức tạp lại càng trở lên phức tạp hơn.

Bảng 3.1 cũng cho thấy: Cả hai đợt dịch đều bùng phát ở các hộ chăn nuôi nhỏ vào tháng 4, tháng 5 khi khi thời tiết ấm, đây cũng là thời gian chuẩn bị con giống cho lứa nuôi mới sau mùa đông lạnh giá và cũng là lúc con em nông thôn sau kỳ nghỉ tết đi làm đã có tiền gửi về quê để gia đình tích cóp bằng cách mua lợn về nuôi, vô hình dung đã làm cho thị trƣờng lợn ở nông thôn sôi động do việc mua, bán, vận chuyển. Theo Nguyễn Văn Thanh (2007)[26], virus PRRS bài thải qua nƣớc bọt, tinh dịch…và phát rộng qua quá trình vận chuyển. Vì vậy dịch xẩy ra và phát tán nhanh vào tời điểm này là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, sau khi xác định đƣợc bệnh, cơ quan thú y đã khẩn trƣơng ngăn chặn, khoanh vùng dịch. Chính vì thế, dịch đã phát triển chậm dần và đƣợc dập tắt sau gần 2 tháng (năm 2008) sau 2 tháng (năm 2010).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản prrs ở lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng chống (Trang 52 - 54)