XUẤT VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản prrs ở lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng chống (Trang 86 - 89)

5. THỜI GIAN

3.4. XUẤT VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH

3.4.1. Biện pháp phòng khi chƣa có dịch

* Đối với hộ chăn nuôi: Cần làm chặt chẽ một số vấn đề sau:

- Con giống:

+ Nhập con giống phải rõ nguồn gốc từ nơi an toàn dịch.

+ Tiêm phòng đầy đủ 4 bệnh đỏ cho lợn. Nếu có điều kiện có thể tiêm phòng bệnh PRRS theo khuyến cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, theo hƣớng dẫn của Chi cục thú y tỉnh.

+ Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 3-4 tuần, không có dấu hiệu bệnh mới cho nhập đàn.

- Tăng cƣờng sức đề kháng cho vật nuôi:

+ Thức ăn và nƣớc uống phải cung cấp đảm bảo cả về số lƣợng và chất lƣợng.

+ Bổ sung sắt cho lợn con.

+ Bổ sung vitamin ABDE và chất khoáng cho vật nuôi. - Vệ sinh chuồng trại:

+ Chuồng trại phải làm nơi cao ráo, sạch sẽ, dễ thoát nƣớc, đúng quy cách, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

+ Thƣờng xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân đem ủ, rác và thức ăn thừa phải chôn hoặc đốt.

+ Định kỳ phun khử trùng tiêu độc 7-10 ngày/lần. Một số hoá chất thƣờng dùng nhƣ: Benkocid, HanIodin, Cloramin B, Phoocmol.

+ Máng ăn, máng uống phải cọ rửa sạch sẽ, sát trùng, phơi nắng trƣớc khi sử dụng.

+ Khơi thông và thƣờng xuyên tiêu độc cống rãnh thoát nƣớc. - Kiểm soát dịch bệnh, ngăn ngừa lây lan:

+ Với lợn thịt thực hiện “cùng xuất, cùng nhập” để trống chuồng ít nhất 10 ngày, sát trùng và quét vôi diệt mầm bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Có hố sát trùng trƣớc khi ra vào khu chăn nuôi. + Có khu cách ly lợn mới nhập và cách ly lợn ốm. + Xử lí xác lợn bệnh chết theo quy định.

+ Hạn chế ngƣời tham quan khu chăn nuôi.

+ Khi xuất nhập lợn cần thực hiện kiểm dịch thú y nghiêm ngặt.

- Tiêm phòng vacxin cho lợn theo hƣớng dẫn của cơ quan chuyên môn. Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2007) [12] cho biết, hiện tại vacxin phòng bệnh PRRS đang đƣợc sử dụng ở các địa phƣơng gồm các loại vacxin sau: Đó là vacxin BSL-PS 100 và vacxin BSK-PS 100.

 Vacxin BSL-PS 100 :

Đây là loại vacxin PRRS nhƣợc độc đông khô thế hệ mới, có nguồn gốc từ chủng JKL-100 thuộc dòng Châu Mỹ. Mỗi liều chứa ít nhất 105.0 TCID50. Vacxin này chỉ đƣợc pha với dung dịch pha chuyên biệt, sử dụng tiêm bắp với liều 2ml/con, miễn dịch chắc chắn tiêm một tuần và kéo dài 4 tháng.

+ Lợn con: Ở đàn lợn không có dịch, tiêm một lần lúc 3 tuần tuổi, với đàn lợn có dịch tiêm phong một lần lúc 3 tuần tuổi và tiêm nhắc lại lúc 6 tuần tuổi.

+ Lợn nái hậu bị và nái sinh sản: tiêm trƣớc khi cai sữa cho con hoặc trƣớc lúc phối giống, nếu trại có dịch thì tiêm ngay cho nái ở 70 ngày của kỳ thai.

+ Lợn đực: Tiêm chủng lúc 18 tuần tuổi và tái chủng hàng năm.

 Vacxin BSK-PS 100:

Vacxin BSK-PS 100 là vacxin vô hoạt chứa virus PRRS chủng Châu Âu. Mỗi liều chứa ít nhất 107.5 TCID50. Vacxin an toàn và gây miễn dịch tốt. Liều lƣợng tiêm bắp 2ml/liều.

+ Lợn con: Tiêm lúc 3-6 tuần tuổi

+ Nái hậu bị: Tiêm lúc 18 tuần tuổi, tiêm nhắc lại sau 3-4 tuần + Nái sinh sản: Tiềm 3-4 tuần trƣớc khi phối giống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đực giống: tiêm lúc 18 tuần tuổi, cứ 6 tháng tái chủng 1 lần.

Ngoài ra, Sergi Bruguera (2007) [40] cũng giới thiệu một loại vaxin PRRS có hiệu quả cao và an toàn, nhƣng hiện chƣa đƣợc sử dụng tại Việt Nam đó là vacxin Amervac- PRRS.

 Vacxin Amervac- PRRS:

Theo Sergi Bruguera (2007) [40] đã nghiên cứu hiệu quả của vacxin Amervac- PRRS và cho biêt, vacxin này có khả năng bảo vệ lớn với tất cả các chủng Châu Âu, Châu Mỹ. Vacxin này dạng đông khô, nhƣợc độc, chứa virus PRRS dòng Châu Âu VP046BIS. Mỗi liều vacxin chứa ít nhất 105.0 TCID50. Liều lƣợng và lịch tiêm phòng.

Tiêm bắp liều 2ml/con không kể lứa tuổi, giới tính, khối lƣợng.

+ Lợn con: tiêm 1 lần vào lúc 3-4 tuần tuổi, khả năng bảo hộ tới 5 tháng tuổi. + Nại hậu bị: Tiêm một lần ở thời điểm 5 tuần trƣớc khi phối giống. + Đực giống: Tiềm một lần lúc 5 tuần tuổi, sau đó 6 tháng tái chủng 1 lần. + Nái sinh sản: Tiêm một liều sau khi sinh 12-15 ngày.

* Đối với các ban ngành liên quan

- Chính quyền cơ sở và nhân viên thú y địa phƣơng cần giám sát, phát hiện nhanh ổ dịch, xử lí kịp thời ổ dịch khi còn ở diện hẹp, cần thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp phòng chống dịch.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nhanh chóng định chủng virus để khuyến các hộ chăn nuôi tiêm đúng loại vaxin. Đồng thời cần có các văn bản hƣớng dẫn kịp thời, hỗ trợ kinh phí nhiều hơn cho công tác phòng chống dịch và nghiên cứu cách xử lí tiêu huỷ lợn bệnh đảm bảo vệ sinh, không ô nhiễm môi trƣờng.

Thông tin tuyên truyền kịp thời, sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân và cấp chính quyền cơ sở về dịch bệnh PRRS để nâng cao ý thức áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản prrs ở lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng chống (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)