Giải pháp cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Định hướng việc phát triển kênh phân phối cho các công ty ở VIỆT NAM (Trang 58 - 61)

4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối dược phẩm Hasan:

4.2.Giải pháp cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực:

* Giải pháp 1: Công tác dầu tư và xây dựng dội ngũ nhân viên chuyên trách trong công ty:

Bất kì một doanh nghiệp nào muốn thành công trên thị trường ngày nay đều phải đáp ứng hay thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và quy luật của thị trường. Và nhu cầu của khách hàng thì luôn luôn thay đổi do tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Mặt khác trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay cường độ cạnh tranh ngày càng gay gắt công ty phải có chiến lược kinh doanh hợp lý. Yêu cầu của chiến lược là phải đề ra các sản phẩm phù hợp cùng với chính sách giá cả, phân phối và những hoạt động xúc tiến luôn đi sát với tình hình thị trường cũng như khách hàng. Một sự chậm trễ trong công tác thu thập thông tin hay một sự sai lệch chiến lược cũng có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Marketing sẽ là một phương tiện giúp nâng cao địa vị công ty trên thị trường, đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa công ty và khách hàng. Do vậy sự phối hợp của nhân viên phòng kinh doanh trong công ty đã giúp cho công tác dần dần được cải thiện. Tuy nhiên với cơ cấu nhân sự của phòng, việc kiêm nhiệm cho tất cả các hoạt động kinh doanh là quá tải và điều này làm cho hoạt động phân phối của công ty không thể đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy cần củng cố để có một bộ phận marketing chuyên biệt có chức năng và nhiệm vụ cụ thể để hoạt động narketing đạt được hiệu quả cao và mang tính độc lập hơn.

Công ty cần phát triển việc đào tạo đội ngũ trình dược viên năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp. Các trình dược viên phải biết cách thăm dò, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng; trình dược viên phải biết khéo léo truyền đạt những thông tin về sản phẩm, chính sách của công ty cho khách hàng. Bên cạnh đó trình dược viên cần biết làm công việc điều nghiên, báo cáo thị trường, báo cáo về giao dịch, biết cách phân tích dữ liệu về tiêu thụ, đo lường tiềm năng thị trường, thu thập tin tức thị trường và triển khai những chiến lược cùng kế hoạch marketing.

* Giải pháp 2: Hoàn thiện bộ máy tổ chức và chính sách phát triển nguồn nhân lực của công ty:

Công ty nên xem xét lại việc tổ chức bộ máy quản lý trên nguyên tắc đảm bảo tính gọn nhẹ nhưng nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, luôn đảm bảo an toàn về vốn và hiệu quả kinh doanh.

Công ty tiếp tục thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ đương nhiệm. Tổ chức và gởi người theo học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, cập nhật kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên.

Tăng cường đội ngũ cán bộ nghiên cứu chiến lược đầu tư phát triển trong kinh doanh.

# Về công tác tuyển dụng:

Công ty nên mở rộng, đa dạng hóa nguồn tuyển dụng. Công ty có thể đăng thông báo tuyển dụng thông qua các báo, các trường đào tạo, trên internet,... từ đó có thể khai thác, sử dụng đúng người, đúng việc đảm bảo mục tiêu của công ty.

Các ứng viên tham gia tuyển dụng cho dù là từ bên ngoài hay là con em cán bộ, nhân viên công ty thì cũng cần phải có đủ bằng cấp, trình độ chuyên môn, kỹ năng phù hợp với công việc và phải qua phỏng vấn lựa chọn.

Các đơn vị có nhu cầu thêm nhân sự nên kết hợp với bộ phận tuyển dụng chuẩn bị từ khâu đăng tuyển dụng, nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn sơ bộ, kiểm tra trắc nghiệm, xác minh điều tra, khám sức khỏe, ra quyết định tuyển dụng.

Khi thực hiện tốt các yêu cầu này thì công ty mới có thể đánh giá khách quan, trung thực và tuyển dụng được ứng viên giỏi cho việc phát triển công ty trong hiện tại cũng như trong tương lai sau này.

# Về công tác đào tạo và phát triển:

Hằng năm công ty nên đánh giá lại trình độ của nhân viên theo tiêu chuẩn đã đặt ra sau đó phân loại nhân viên để có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên mà từ đó đưa ra chương trình đào tạo cho phù hợp, bổ sung những kiến thức và phát huy kiến thức sở trường của nhân viên.

Căn cứ vào khối lượng công việc và yêu cầu của công việc mà công ty đưa ra số lượng nhân viên, bộ phận cần đào tạo, lựa chọn nội dung và thời gian đào tạo cho phù hợp với công việc. Điều này rất quan trọng đối với công tác đào tạo giúp cho công việc đào tạo hoàn thành tốt đẹp hơn.

Ngoài ra việc đào tạo phát triển còn nên thông qua các khóa học và hội thảo, đào tạo qua công việc, qua việc hướng dẫn kèm cặp giữa người quản lí và nhân viên, cũng như giữa các nhân viên với nhau.

Muốn công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển được hoàn thiện thì công ty lập kế hoạch đào tạo bên ngoài cũng như trong nội bộ để có đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi, có trình độ luôn bắt kịp với sự thay đổi của xã hội, đồng thời làm tăng năng suất lao động, giảm được hao phí và sức lực, duy trì khả năng làm việc dài hơn, tận dụng triệt để nguồn lực của công ty từ đó giúp công ty gia tăng lợi nhuận và thu nhập bình quân của nhân viên theo đó cũng tăng lên.

* Giải pháp 3: Công tác quản lý kênh phân phối:

Yêu cầu về công tác quản lý công nợ, quản lý tiền hàng được công ty đặt lên hàng đầu và đặc biệc quan tâm. Từng cán bộ, công nhân viên quán triệt các quy định về quản lý công nợ của công ty, tuân thủ các nguyên tắc quản lý tiền hàng, tài sản ...

Công tác kiểm tra, đối chiếu công nợ với khách hàng phải được làm thường xuyên kết hợp kiểm tra đột xuất nhằm xác định chính xác công nợ từng thời điểm, đồng thời cũng nắm được tình hình tài chính của khách hàng. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng nợ khó đòi.

Khai thác tối đa hiệu quả sử dụng mạng nội bộ bao gồm các bước: phổ cập hóa tin học cho cán bộ chủ chốt, tăng cường công tác điều hành quản lý hoạt động qua mạng.

KẾT LUẬN

Không có một lý thuyết nào hoặc mô hình kinh tế nào là khuôn mẫu dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp. Để kinh doanh đạt hiệu quả tốt thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố của môi trường kinh tế ,chính trị ,xã hội…trong đó có những yếu tố có thể lượng hóa dự đoán và được ứng dụng vào mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhưng có yếu tố rất nhỏ không lượng hóa và dự đoán dược. Các yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nền kinh tế nước ta đã hội nhập vào nền kinh tế của thế giới. Điều này chi phối đáng kể đến sự vận động và phát triển nhu cầu ,cho nên vấn đề marketing ngày càng thể hiện vai trò quan trọng có tính chất sống còn của doanh nghiệp.

Nghiên cứu định hướng thực hiện các chiến lược phân phối phù hợp với đặc điểm của công ty là yêu cầu hết sức cần thiết, phục vụ cho lợi ích phát triển lâu dài của công ty.Một chiến lược phân phối đúng đắn, công tác phân phối toàn diện ,cùng với đội ngủ nhân viên năng động, sáng tạo, có tinh thần đoàn kết, một lực lượng nhân viên có tay nghề cao là điều hết sức thuận lợi cho việc phát triển công ty .

Những kiến nghị trên cũng không nằm ngoài mục đích là góp phần giúp công ty có thể đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.Với điều kiện hiện nay, để thực hiện được những kiến nghị trên cũng không phải quá khó đối với công ty. Nếu thực hiện thì hiệu quả mang lại có thể góp phần đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, tăng doanh số bán và thị phần được mở rộng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Định hướng việc phát triển kênh phân phối cho các công ty ở VIỆT NAM (Trang 58 - 61)