Cấu trúc ngành và các thành phần tham gia:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Định hướng việc phát triển kênh phân phối cho các công ty ở VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

3. Tổng quan về ngành dược và thị trường dược phẩm Việt Nam: 1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành dược Việt Nam:

3.2.Cấu trúc ngành và các thành phần tham gia:

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm được phân thành 2 loại chính: sản xuất và phân phối thuốc.

- Sản xuất:

Thống kê đến thời điểm cuối năm 2007, Việt Nam có khoảng 178 doanh nghiệp có sản xuất dược phẩm, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. � Pymepharco - Phú Yên

� ICA - Tp.HCM � SPM - Tp.HCM � Đông Nam - Tp.HCM

+ 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

+ 17 công ty sản xuất thuốc trong nước với doanh thu lớn: � Dược Hậu Giang - Tp.Cần Thơ

� Imexpharm - Đồng Tháp � Domesco - Đồng Tháp � Mekophar - Tp.HCM � Vidipha - Tp.HCM � Pharmedic - Tp.HCM � OPC - Tp.HCM � Hataphar - Hà Tây � Pharbaco - Hà Nội � Mediplantex - Hà Nội � Traphaco - Hà Nội � Napharco - Nam Định � Bidiphar - Bình Định � Sanofi Aventis - Pháp � Novartis - Thụy Sĩ

� United Pharma - Phi Luật Tân � Ranbaxy - Ấn Độ

� Sing poong Daewoo - Hàn Quốc � Korea United Pharm - Hàn Quốc � OPV - Mỹ

� Ampharco - Mỹ � Stada - Đức � Roussell - Pháp

� Hasan Dermapharm - Đức

Các nhà máy sản xuất dược phẩm tập trung chủ yếu ở các tỉnh và cái nôi của các nhà máy sản xuất dược phẩm lại ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp với đặc trưng cơ bản là "ngăn sông cấm chợ", như nhiều loại hàng hoá khác, thuốc được bán theo hai giá: giá cung cấp cho công nhân viên chức, và giá cao hơn cho dân. Cơ chế này đã tạo ra nhiều sơ hở

để tiêu cực phát sinh, thuốc không được tự do lưu thông, nơi thừa, nơi thiếu… Tại các tỉnh, thiên tai dịch bệnh xảy ra thường xuyên, thuốc không được lưu thông đến, xảy ra tình trạng khan hiếm buộc các xí nghiệp dược phẩm tỉnh phải mạnh dạn đầu tư sản xuất để cung ứng thuốc cho địa phương mình.

- Phân phối:

Tính đến năm 2007 có khoảng 800 DN có đăng ký chức năng kinh doanh dược phẩm tại thị trường Việt Nam, trong đó có khoảng 370 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện. Hàn Quốc, Ấn Độ và Pháp là những quốc gia có DN đăng ký nhiều nhất.

Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam được phân chia ra làm 2 loại:

+ Các DN tiền thân của nhà nước chuyên làm chức năng nhập khẩu hưởng % và làm thêm các chức năng dịch vụ kho bãi, giao nhận.

+ Các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động tiếp thị và xây dựng các hệ thống phân phối. Các doanh nghiệp này làm dịch vụ nhập khẩu ủy thác nên doanh số báo cáo thường rất lớn, doanh thu trên sổ sách từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ mỗi năm. Tuy nhiên phần doanh số này chủ yếu do các văn phòng đại diện các hãng tại Việt Nam và nhà phân phối của họ quản lý nên các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác chỉ có được vài phần trăm hoa hồng cho doanh số trên (khoảng từ 1%-3%).

Các doanh nghiệp trong loại hình này bao gồm: + 7 công ty trong nước:

� Phyto Pharma (Cty Dược liệu TW2) - Tp.HCM � Coduphar (Cty Dược phẩm TW2) - Tp.HCM � Sapharco (Cty Dược phẩm Tp.HCM) - Tp.HCM � Vimedimex II (Cty XNK Y Dược TW II) - Tp.HCM � Vimedimex I (Cty XNK Y Dược TW I) - Hà Nội � Hapharco (Cty Dược phẩm Hà Nội) - Hà Nội � Dapharco (Cty Dược TBYT Đà Nẵng) - Đà Nẵng

+ 26 văn phòng đại diện các hãng dược quốc tế lớn trực tiếp tiếp thị tại Việt Nam:

� Glaxo Smith Kline - Anh � Astra Zeneca - Anh � Pfizer - Mỹ

� Bristor Mayer Squyp - Mỹ � Merck - Mỹ

� Janssen cilag - Cty con của Johnson & Johnson - Mỹ � Bayer - Đức � Baxter - Mỹ � Boehringe - Đức � Berlin Chemie - Đức � Schering AG - Đức � Roche - Thụy Sĩ � Sandoz - Thụy Sĩ � Pierre Faber - Pháp

� Le Servier - Pháp � Organon - Hà Lan � Solway - Hà Lan

� Gedeon Richter - Hungary � Egis - Hungary

� Medochemie - Kypros � Ebewe - Áo

� Biocheme - Áo � Alcon - Bỉ

� Ciech Polfa - Ba Lan � Ipsen - Pháp

� Konimex - Indonesia

+ Các doanh nghiệp chuyên về phân phối và tiếp thị lớn cho một hay nhiều nhà sản xuất: Đây là những doanh nghiệp thực sự nắm giữ thị trường phân phối cả nước, hệ thống đại lý, khánh hàng và nhân viên thương mại (trình dược viên) của họ đông đảo và mạnh nhất, doanh số của các DN này đạt từ 100 tỷ cho đến hơn 1000 tỷ hàng năm. Lợi nhuận rất lớn, đây cũng chính là lực lượng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến giá thuốc tại Việt Nam, đặc biệt là 3 hãng "đại gia": Zuellig Pharma, Mega Product, Dietherm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

� Zuellig Pharma - Singapore � Mega Product - Thái Lan � Dietherm - Thụy Sĩ

� Tenamid Canada - Canada � Tedis SA - Pháp

� Viễn Đông - Việt Nam � Đông Á - Việt Nam � Đô Thành - Việt Nam � IC - Vietnam - Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Định hướng việc phát triển kênh phân phối cho các công ty ở VIỆT NAM (Trang 33 - 35)