Đầu tư nước ngoài:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Định hướng việc phát triển kênh phân phối cho các công ty ở VIỆT NAM (Trang 41 - 42)

3. Tổng quan về ngành dược và thị trường dược phẩm Việt Nam: 1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành dược Việt Nam:

3.11.Đầu tư nước ngoài:

Với quy mô dân số trên 85 triệu dân, lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nguồn nguyên liệu đa dạng và dồi dào cho chế biến và sản xuất dược phẩm, Việt Nam đang là mảnh đất đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược.

Sau 1 năm Việt Nam gia nhập WTO, số doanh nghiệp dược nước ngoài đăng ký hoạt động đã tăng thêm 58 doanh nghiệp so với năm 2006, nâng tổng số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại nước ta lên 370 doanh nghiệp.

Doanh thu dược phẩm của các nhà máy có vốn đầu tư nươc ngoài chiếm 34,5% tổng doanh thu của các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP trên toàn quốc và chiếm khoảng 29,7% tổng doanh thu sản phẩm dược sản xuất trong nước. Các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đóng góp tích cực trong hoạt động sản xuất dược phẩm tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đầu tư vào các dây chuyền sản xuất các mặt hàng đòi hỏi công nghệ hiện đại mà các nhà máy trong nước chưa sản xuất được.

Ấn Độ là nước có số doanh nghiệp dược hoạt động nhiều nhất tại Việt Nam với 67 doanh nghiệp, tiếp đến là Hàn Quốc (38 doanh nghiệp), Pháp (26 doanh nghiệp), Trung Quốc (22 doanh nghiệp), Đức (16 doanh nghiệp)...

Có khoảng 46 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 111,6 triệu USD và phần lớn các nhà máy dược có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào sản xuất thuốc viên, thuốc kem, dịch truyền, thuốc tiêm,… Tuy nhiên, quy mô đầu tư của các dự án này còn nhỏ so với nhu cầu của thị trường. Nguyên nhân là do trong quy định về đầu tư và sản xuất vẫn còn tồn tại một số rào cản đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam. Cụ thể Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Nghị định 72 cũng như những văn bản chính thức trong khuôn khổ những thoả thuận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và gần đây nhất là QĐ 10/2007/QĐ-BTM qui định các công ty dược nước ngoài không thể thành lập công ty trước ngày 1/1/2009, trừ khi họ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam hoặc thành lập liên doanh với Cty Dược Việt Nam. Các Cty Dược nước ngoài chỉ có thể lập văn phòng đại diện và hoạt động thương mại phải thông qua pháp nhân khác là một Cty dược phẩm nội địa. Và như vậy, các công ty nước ngoài phải ràng buộc vào công ty Việt Nam này trong việc nhập khẩu, phân phối hoặc bán các sản phẩm của mình.

Khi Việt Nam gia nhập WTO, kể từ ngày 1/1/2009, các doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của các doanh nghiệp dược nước ngoài tại Việt Nam sẽ được trực tiếp nhập khẩu dược phẩm nhưng không được tham gia phân phối trực tiếp dược phẩm tại Việt Nam. Các loại thuốc do doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu trực tiếp sẽ được bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng phân phối. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dược phẩm trong nước.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Định hướng việc phát triển kênh phân phối cho các công ty ở VIỆT NAM (Trang 41 - 42)