3. Tổng quan về ngành dược và thị trường dược phẩm Việt Nam: 1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành dược Việt Nam:
3.3. Cung cầu thị trường dược phẩm trong nước:
a. Cung:
- Giá trị sản xuất trong nước của ngành dược tăng dần qua các năm. Dự kiến giá trị sản xuất thuốc trong nước sẽ đạt con số 1000 triệu USD trong năm 2008. - Thống kê đến thời điểm cuối năm 2007, Việt Nam có khoảng 178 doanh nghiệp có sản xuất dược phẩm, trong đó có 74 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP (31 doanh nghiệp đạt GMP-WHO và 25 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
- Thuốc do các công ty dược trong nước sản xuất chiếm khoảng 60% sản lượng tiêu thụ nhưng chỉ chiếm khoảng 40% về giá trị do phần lớn là các loại thuốc vì đa số các mặt hàng trong nước sản xuất là thuốc thông thường nên giá cả khá rẻ, còn các mặt hàng chuyên khoa đặc trị thì phần lớn vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá cả rất cao.
- Số lượng hoạt chất các DN Việt Nam đăng ký sản xuất cũng đã tăng lên, theo Cục Quản Lý Dược tính đến năm 2007 các DN Việt Nam đã sản xuất tương ứng với 770 hoạt chất so với tổng 1500 hoạt chất đang được đăng ký tại Việt Nam.
b. Cầu:
- Doanh thu tiêu thụ dược phẩm cũng tăng trưởng liên tục qua các năm. - Tiền thuốc bình quân đầu người cũng tăng qua các năm.
- Tuy nhiên, tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn rất thấp so với mức trung bình của thế giới là 40USD/người/năm.
- Thuốc sản xuất trong nước được bệnh nhân sử dụng chiếm 70% thị trường thuốc; ở khối bệnh viện thuốc sản xuất trong nước chiếm hơn 60%.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu:
- Mạng lưới trình dược viên và các bác sĩ kê đơn: Bác sĩ kê đơn chính là người chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc, còn trình dược viên của các hãng dược phẩm là những người tác động đến sự kê đơn của bác sĩ bằng hoa hồng và các hình thức “ lót tay” khác.
- Tâm lý người tiêu dùng: Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới, 45% người tiêu dùng Việt Nam thường mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân, theo lời khuyên của người thân và dược tá bán thuốc. Từ rất lâu nay, người tiêu dùng trong nước đã có tâm lý chuộng và tin tưởng vào các sản phẩm thuốc ngoại hơn các sản phẩm thuốc nội.
- Hệ thống chăm sóc sức khỏe, chất lượng đời sống ngày một nâng cao, người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với các kiến thức về y tế, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh của thị trường, giá trị thuốc sản xuất trong nước tăng nhanh trong tổng giá trị tiền thuốc. Tuy nhiên, thuốc sản xuất trong nước chỉ mới đảm bảo cung ứng được gần 50% nhu cầu sử dụng và vẫn chỉ là những loại thuốc thông thường. Qua đó cho thấy thị trường dược phẩm là một thị trường tiềm năng.