Hệ thống phân phối:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Định hướng việc phát triển kênh phân phối cho các công ty ở VIỆT NAM (Trang 39 - 41)

3. Tổng quan về ngành dược và thị trường dược phẩm Việt Nam: 1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành dược Việt Nam:

3.8.Hệ thống phân phối:

* Thị trường nội địa:

Sản phẩm tân dược được phân phối thông qua các chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của các công ty dược phẩm, các bệnh viện trên toàn quốc.

Sản phẩm đông dược được phân phối thông qua hệ thống gồm 45 viện y học dân tộc, 242 bệnh viện đa khoa có khoa y học dân tộc, 4000 tổ chẩn trị, 30% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và trên 1000 cơ sở y học cổ truyền tư nhân.

* Thị trường xuất khẩu:

Thị trường xuất khẩu truyền thống của các công ty dược phẩm Việt Nam là Nga, các nước SGN và Đông Âu. Trong tương lai, chiến lược lâu dài của ngành dược Việt Nam là mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc,

Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, các nước trong cộng đồng Châu Âu và Châu Phi.

Nhìn chung, hệ thống lưu thông, phân phối thuốc đã phát triển rộng khắp, đảm bảo đưa thuốc đến tận tay người dân. Trung bình một điểm bán lẻ phục vụ 2000 người dân.

Đến nay mạng lưới cung ứng thuốc của Việt Nam đã có 178 doanh nghiệp (DN) sản xuất thuốc hóa dược, 84 DN sản xuất thuốc từ dược liệu, 89 DN xuất nhập khẩu thuốc, 900 DN bán buôn thuốc và hơn 41.000 cơ sở bán lẻ, trong đó có khoảng 8.000 nhà thuốc. Tại các thành phố lớn, thì số lượng các nhà thuốc tư nhân chiếm áp đảo. Chỉ riêng tại TP. Hồ Chí Minh đã có khoảng 3000 nhà thuốc tư nhân và Hà Nội khoảng 1000 nhà thuốc tư nhân. Phần còn lại nằm tại các thành phố, thị xã trung tâm các tỉnh. Tại các thị trấn huyện ở các tỉnh có rất ít nhà thuốc, trung bình mỗi thị trấn có khoảng 1 đến 2 nhà thuốc như vậy. So sánh chủng loại và số lượng thuốc, thì tại các nhà thuốc tư nhân có số lượng, chủng loại nhiều gấp bội so với các quầy thuốc tại các vùng nông thôn, tỉnh lẻ. Các nhà thuốc tư nhân tại thành thị ngoài các mặt hàng thông thường, thường có thêm một số loại thuốc đặc trị, ngoại nhập mà các quầy thuốc ở vùng nông thôn không có bán.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong số 8.000 nhà thuốc (riêng Hà Nội và TPHCM chiếm tới 60%) thì chỉ có 7 nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt phân phối thuốc (GPP); vai trò và trách nhiệm của dược sĩ ở các nhà thuốc chưa được đề cao; còn quá ít nhà thuốc có các tài liệu về hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

Khi Việt Nam gia nhập WTO, mở cửa thị trường dược phẩm, hệ thống phân phối thuốc chữa bệnh tại Việt Nam có nguy cơ bị thao túng bởi các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài. Kể từ ngày 1/1/2009, các doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của các doanh nghiệp dược nước ngoài tại Việt Nam sẽ được trực tiếp nhập khẩu dược phẩm. Họ sẽ xuất hiện với phương thức kinh doanh chuỗi nhà thuốc – đây là mô hình quá quen thuộc ở nước ngoài nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

Do vậy, ngành dược Việt Nam đã xác định phát triển và duy trì hoạt động của chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn GPP (Good Pharmacy Practice - thực hành nhà thuốc tốt) như một giải pháp giúp nâng cao tính cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập. Từ tháng 1-2007, Bộ Y tế đã ban hành chuẩn GPP nhằm mục đích hướng đến việc bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho người dân. Những nhà thuốc áp dụng chuẩn GPP sẽ phải bán đơn thuốc theo toa, thuốc phải có xuất xứ, hóa đơn, chứng từ rõ ràng và có người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề dược theo quy định. Thêm vào đó, nhà thuốc cũng phải đáp ứng những yêu cầu như diện tích tối thiểu là 10m2, có khu vực bảo quản và trưng bày chuyên biệt, điều kiện bảo quản duy trì dưới 30 độ C, độ ẩm không vượt quá 75%... Theo lộ trình triển khai, đến ngày 1-1- 2011, tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc phải đạt tiêu chuẩn GPP. Để thực hiện chỉ tiêu này, từ đầu tháng 7-2007, Bộ Y tế đã quyết định thí điểm GPP tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng và Cần Thơ cho các bệnh viện, doanh nghiệp và hộ kinh doanh gia đình.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Định hướng việc phát triển kênh phân phối cho các công ty ở VIỆT NAM (Trang 39 - 41)