Hoàn thiện chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu – chi nhánh thăng long (Trang 97 - 103)

- Thứ nhất, nâng cao chất lượng quản lý điều hành, nâng cao vai trò định

3.3.3.2 Hoàn thiện chính sách tín dụng

Song song với việc tăng trưởng tín dụng, muốn hoạt động tín dụng phát triển hiệu quả, Ngân hàng cũng cần xây dựng các chính sách phù hợp với điều kiện hiện tại của từng chi nhánh nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Đa dạng hóa các hình thức cho vay: đa dạng hóa các hình thức cho vay sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nền kinh tế, mặt khác cũng giúp ngân hàng lựa chọn khách hàng và phân tán rủi ro tín dụng. Việc có quá ít khách hàng vay vốn sẽ khiến ngân hàng ưu ái cho một vài khách hàng lớn đang có giao dịch bất chấp những quy định về phân tán rủi ro khiến nguy cơ sụp đổ cùng với thất bại của khách hàng cũng tăng theo.

Xây dựng, ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể: Ngân hàng nên xây dựng, ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của mỗi cán bộ trong bộ phận

cho vay KHCN trên cơ sở các quy định đã ban hành. Các bộ phận này có thể hoạt động độc lập và phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng.

Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay KHCN: hồ sơ vay vốn của khách hàng chính là tài liệu đầu tiên cung cấp thông tin cho ngân hàng. Bộ hồ sơ đó phải trải qua một quá trình xem xét, thẩm định kĩ càng rồi mới quyết định cho vay, lãi suất vay, thời hạn vay, phương thức thanh toán nợ vay,… Quá trình đó có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả cho vay. Để tăng hiệu quả của công tác này, việc nắm rõ tình hình thực tế của khách hàng là hết sức cần thiết, nó giúp ngân hàng đưa ra những quyết định hợp lý. Các thông tin có độ chính xác cao từ thẩm định dự án sẽ giúp giảm thiểu các sai sót, thiếu chính xác trong quá trình phân tích tín dụng.

Các chính sách, quy định, quy trình, các tiêu thức tín dụng phải được xây dựngmột cách rõ ràng, khoa học và thường xuyên được cập nhật cho phù hợp với thực tế hoạt động và các quy định, thông tư ban hành của Ngân hàng Nhà nước:

+ Xây dựng chính sách cho vay đối với KHCN: thể hiện quy định cho vay đối với KHCN của ngân hàng và phải được in thành văn bản. Chính sách cho vay đúng đắn là cơ sở để quản lý cho vay có hiệu quả. Chính sách này phải được cập nhật thường xuyên nhằm phù hợp với thực tại, đảm bảo xử lý thống nhất và đồng bộ trong toàn hệ thống của ngân hàng.

+ Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng: quy trình này và quy chế cho vay là cơ sở thu hồi nợ cho vay đối với KHCN.

Thẩm định thông tin về KHCN: thẩm định uy tín khách hàng phải được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ tín dụng. Việc đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đặc biệt là những khách hàng mới quan hệ lần đầu, có được chính xác hay không sẽ có vai trò quyết định đến hiệu quả khoản cho vay đó. Vì vậy Chi nhánh phải tự xây dựng cho mình hệ thống cơ sở dữ liệu đủ lớn để phòng ngừa rủi ro tín dụng.

nhanh chóng, Ngân hàng cần yêu cầu các chi nhánh phân loại từng đối tượng khách hàng, từ đó có các biện pháp thu hồi đối với từng nhóm khách hàng nợ tồn đọng riêng. Cách này giúp các chi nhánh tiết kiệm được chi phí trong việc thu hồi nợ và quản lý có hệ thống và chặt chẽ đối với khách hàng có nợ tồn đọng đối với ngân hàng. Từ đó có lộ trình xử lý thu hồi nợ hợp lý với mức độ và giải pháp mạnh dần từ thấp đến cao.

Nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng: các cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, tránh trường hợp không quản lý được tình hình sử dụng vốn theo phương án khách hàng đã xin vay.

Xây dựng một hệ thống những chỉ tiêu đánh giá KHCN: việc xây dựng được khung chỉ tiêu đánh giá KHCN sẽ giúp cán bộ tín dụng có cơ sở để nhận xét và đánh giá khách hàng tốt hơn, đồng thời công tác kiểm soát nghiệp vụ cũng có nhiều thuận lợi hơn.

Thực hiện bảo hiểm tín dụng: việc bảo hiểm các khoản tín dụng cần được thực hiện cho cả các khoản tiền gửi và tiền vay. Về bảo hiểm tiền gửi đang được các chi nhánh thực hiện theo Nghị định 100/CP ngày 18.12.1993 của Chính phủ. Tuy nhiên việc bảo hiểm tiền vay đến nay vẫn chưa được thực hiện do chưa có chủ trương định hướng của Chính phủ và cũng chưa có tổ chức bảo hiểm nào nhận bảo hiểm cho các khoản tiền vay.

Chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật khởi tố những khách hàng cố tình trốn tránh, không thiện chí trả nợ mặc dù có nguồn thu: khi việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn, nhất là đối với những khách hàng có nguồn thu nhưng không trả nợ cho Ngân hàng, hoặc có thái độ trây ì, trốn tránh, không thiện chí trả nợ thì Ngân hàng phải yêu cầu các chi nhánh đưa ra cơ quan pháp luật như toàn án, viện kiểm sát để xử lý. Biện pháp này không những một phần giúp ngân hàng thu hồi được nợ, nó còn là công cụ để cho các khách hàng khác vay vốn khác có trách nhiệm trả nợ khi có nguồn thu nếu không muốn dính đến pháp luật. Tuy nhiên, đây là một biện pháp khá nhạy cảm và tốn kém, nên Ngân hàng cần cân nhắc trong

việc ra quyết định có chuyển hồ sơ lên các cơ quan có thẩm quyền hay không.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã đề ra hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại GP.Bank chi nhánh Thăng Long. Để thực hiện được hệ thống giải pháp đó cần sự điều hành đúng đắn của ban lãnh đạo chi nhánh, cần sự đầu tư của GP.Bank vào môi trường công nghệ, đào tạo nhân lực, phát triển sản phẩm…, hơn hết là sự đoàn kết, quyết tâm của toàn thể cán bộ, công nhân viên của GP.Bank. Ngoài ra, còn cần sự hỗ trợ của GP.Bank cũng như NHNN hay các ban ngành địa phương để tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh để phát triển hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.

KẾT LUẬN

Thị trường cho vay KHCN tại Việt nam là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức. Do đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN là một hướng đi đúng và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc đẩy mạnh hoạt động này cũng sẽ giúp các NHTM có thêm nguồn thu, nhất là khi môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt hơn. Các KHCN cũng sẽ được hưởng lợi nếu ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động này vì họ sẽ có tiền để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh của họ. Còn đối với nền kinh tế: nền kinh tế sẽ phát triển hơn khi nhu cầu mua hàng của người dân được đáp ứng nhanh hơn, cuộc sống của người dân cũng sẽ trở nên đầy đủ hơn, ngân hàng sẽ thực sự trở thành trung gian tài chính quan trọng không chỉ của các doanh nghiệp mà còn là của cả người dân.

Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN thì việc tạo ra một quy trình cho vay thông thoáng là quan trọng hàng đầu đối với mỗi ngân hàng, ngoài ra ngân hàng cũng cần đa dạng hoá các sản phẩm cho vay KHCN, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, thực hiện marketing đối với các sản phẩm này và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất của ngân hàng.

Mới bắt tay vào thực hiện, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Thăng Long nói riêng không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, những vướng mắc, khó khăn ban đầu. Nhưng có như vậy, các ngân hàng mới thấy được sự cần thiết phải nỗ lực, phải chuẩn bị về mọi mặt, về nguồn nhân lực, về công nghệ, về nguồn vốn, về cơ sở vật chất để có thể cạnh tranh một cách mạnh mẽ và hiệu quả trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Đức Hưởng – Phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt và tập thể cán bộ Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Thăng Long đã hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.

Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, nên những phân tích mà em đưa ra chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự góp ý, nhận xét của thầy cô, các cán bộ, nhân viên ngân hàng, những người quan tâm đến hoạt động Cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu – chi nhánh thăng long (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w