Môi trường pháp lý chưa đồng bộ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu – chi nhánh thăng long (Trang 68 - 70)

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trên thế giới phát triển là do các nước này đã xây dựng được một hệ thống Luật pháp đồng bộ và rõ ràng. Ở Việt Nam môi trường pháp luật còn chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh gây rủi ro đối cho Ngân hàng. Ví dụ như:

+ Khó khăn vướng mắc trong việc nhận TSĐB nợ vay: Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 quy định về đảm bảo tiền vay của các TCTD: TSĐB nợ vay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký hợp đồng đảm bảo. Do đó, đối với tài sản hình thành trong tương lai thì không xác định được giá trị tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng vì khi đó tài sản chưa hình thành. Điều này gây trở ngại về việc tiếp cận vốn vay cho những khách hàng mua nhà của các dự án hình thành trong tương lai, hoặc mua ô tô trả góp mà dùng chính tài sản đó làm tài sản thế chấp.

+ Trong việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ: Thời gian đăng ký trong 7 ngày và cung cấp thông tin sau 3 ngày đối với các đăng ký giao dịch đảm bảo. Trong nhiều trường hợp khách hàng có nhu cầu giải ngân sớm, với thời hạn, thủ tục đăng ký Ngân hàng trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ tín dụng của Ngân hàng với khách hàng, làm mất đi cơ hội kinh doanh cho Ngân hàng.

+ Việc triển khai thực hiện các nội dung về đăng ký giao dịch bảo đảm tuân thủ theo Bộ luật Dân sự, Nghị định 163/2006/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của các cơ quan ban ngành liên quan chưa được thực hiện đồng bộ, thống nhất. Tại một số nơi khi thực hiện đăng ký thế chấp, bão lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không chứng thực kết quả thẩm tra với hợp đồng thế chấp, bảo lãnh.

+ Việc phát mại tài sản thế đòi hỏi khá nhiều thủ tục, thời gian và chi phí mà Ngân hàng phải chịu rủi ro rất nhiều.

+ Thêm vào đó vấn đề tố tụng trước toà hiện nay còn kéo dài và qua nhiều giai đoạn, dễ dàng tạo điều kiện cho con nợ có ý đồ, đồng thời gây thiệt hại cho

Ngân hàng. Thời gian tố tụng kể từ khi khởi kiện cho đến khi quyết định của toà án có hiệu lực thi hành rồi cho đến khi phát mại được tài sản thu hồi nợ thường kéo dài gần một năm, chưa kể trường hợp có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điều 38 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án. Tình trạng này đã làm cho Ngân hàng chịu đọng vốn trong lúc Ngân hàng phải chịu lãi suất huy động cho người gửi. Đây là thiệt hại lớn cho Ngân hàng chưa kể chi phí phát sinh trong thủ tục tố tụng.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu – chi nhánh thăng long (Trang 68 - 70)