- Sức cạnh tranh rất mạnh từ các Ngân hàng thương mại khác
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI GP.BANK CHI NHÁNH THĂNG LONG
3.1.1 Định hướng phát triển chung
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường liên tục rơi vào tình trạng khó khăn, suy thoái. Tỷ lệ lạm phát trong 3 năm trở lại đây có nhiều biến động, đặc biệt là trong năm 2011 lên tới 19%, chỉ số CPI tăng vọt. Các hoạt động tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nặng nề từ cuộc khủng hoảng, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh gần như bị ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp bị giải thể do thiếu vốn sản xuất. Đứng trước bối cảnh đó của đất nước, GP.BANK nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng đã đúc rút ra những cơ hội cũng như thách thức để từ đó có những định hướng phát triển.
Cơ hội:
Mặc dù nền kinh tế đang trong thời kì suy thoái do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhưng nó đang có chiều hướng đi lên do nỗ lực của Chính phủ trong việc tăng trưởng kinh tế cộng với lãi suất cho vay của các ngân hàng đã giảm rất nhiều so với một năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng. Hơn nữa, hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng cũng góp phần mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới có thể hy vọng số lượng khách hàng bán lẻ cũng sẽ tăng.
Các chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng để chống suy thoái như giảm và hoãn thuế, hỗ trợ lãi suất cho vay và nhiều chính sách khác đang tiếp tục được triển khai là cơ hội để các thành phần kinh tế tiếp cận được nguồn vốn rất lớn từ các ngân hàng để khôi phục, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thách thức:
Nền kinh tế còn chưa thoát khỏi khó khăn do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Thị trường có thể còn có biến động khiến các cá nhân và hộ gia đình gặp khó khăn, dè dặt trong tiêu dùng và đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cạnh tranh lớn từ các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần, mạnh hơn về thị phần và/hoặc các nguồn lực hoạt động.
Định hướng phát triển chung của Chi nhánh:
Tập trung huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội khác. Chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn cả nội và ngoại tệ.
Tập trung khai thác và mở rộng cho vay các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả, dự án khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ quy định về vay vốn, chú trọng khai thác đầu tư đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất, tiếp tục tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ 100% khách hàng đang còn dư nợ. Tập trung tìm mọi giải pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
Tập trung triển khai nâng cao chất lượng phục vụ các loại hình dịch vụ, sản phẩm dịch vụ toàn diện có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường.
Tập trung triển khai toàn diện có hiệu quả, chất lượng cao công tác quảng cáo, quảng bá toàn diện, kịp thời các mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, các loại hình dịch vụ, sản phẩn công nghệ hiện đại.
Giải quyết nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 5%
Tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại toàn diện các mặt nghiệp vụ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế,… đặc biệt nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, khả năng ứng dụng, khai thác công nghệ hiện đại.
Trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của GP.Bank, GP.Bank Thăng Long đề ra chiến lược năm 2013 như sau:
đảm bảo an toàn vốn, sử dụng vốn có hiệu quả kinh doanh. Phấn đấu tỷ lệ thu tín dụng, thu ngoài tín dụng đạt mức hoàn thành kế hoạch để nâng cao năng lực tài chính Chi nhánh, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh các năm tiếp theo được ổn định và phát triển. Các chỉ tiêu xây dựng như sau:
• Nguồn vốn huy động (bao gồm cả nội, ngoại tệ quy đổi): 3.500 tỷ đồng • Tổng dư nợ: 2.400 tỷ đồng
• Tỷ lệ nợ xấu:Xử lý nợ xấu đang tồn đọng, đưa nợ xấu về dưới 5%, Nâng cao chất lượng cho vay.