- Thứ nhất, nâng cao chất lượng quản lý điều hành, nâng cao vai trò định
3.3.3.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn để có định hướng về cho vay cá nhân
vay cá nhân
Chiến lược kinh doanh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tài và phát triển của một ngân hàng, chỉ khi xây dựng chiến lược kinh doanh, ngân hàng mới có thể có những bước phát triển thích hợp trong từng thời kỳ. Chiến lược kinh doanh giúp ngân hàng lường trước được những thay đổi của môi trường kinh doanh, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời. Trên cơ sở chiến lược kinh
doanh, ngân hàng xây dựng các chiến lược khác như chiến lược khách hàng, chiến lược quản trị rủi ro, chiến lược quản trị nhân lực,… từ đó tìm ra những khách hàng có tiềm năng, có tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính tốt, góp phần giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng cá nhân.
Tại TMCP Dầu khí Toàn Cầu, công tác thực hiện chiến lược kinh doanh đã dần dần được chú trọng và quan tâm hơn. Ngân hàng đã xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn. Tuy vậy, công tác quản lý, thực hiện kế hoạch của Chi nhánh cũng chưa được thực hiện tốt. Do vậy, Chi nhánh chưa thực sự chủ động trong kinh doanh, thường thụ động, thay đổi theo sự biến động của thị trường.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng trở nên sôi đông và có sự cạnh tranh gay gắt, chính vì vậy Ngân hàng cần xây dựng chiến lược kinh doanh, trong đó xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển lâu dài của mình. Việc lập chiến lược cần được chú trọng nhằm xác định được điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng so với đối thủ cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, công nghệ, sử dụng cân đối và hiệu quả các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh.