Hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng cá nhân trước khi cho vay

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu – chi nhánh thăng long (Trang 76 - 78)

- Sức cạnh tranh rất mạnh từ các Ngân hàng thương mại khác

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI GP.BANK CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.2.2 Hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng cá nhân trước khi cho vay

Trong cơ chế thị trường hiện nay, cũng như các doanh nghiệp khác, các TCTD cạnh tranh nhau quyết liệt, hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Song, lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại song song, mà mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng là rất cao, do đó làm thế nào để vừa có lợi nhuận, vừa hạn chế thấp rủi ro là vấn đề cần được giải quyết hài hòa.

Giai đoạn thẩm định hồ sơ để ra quyết định cho vay có thể coi là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong cả quá trình cấp tín dụng. Ở giai đoạn này, một nhận định, đánh giá sai lầm về tình hình tài chính của khách hàng sẽ đưa đến những quyết định cấp tín dụng thiếu chính xác, gây ra rủi ro cho Ngân hàng. Do đó, nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng là một trong những vấn đề cần được đặt ra hàng đầu với GP.Bank Thăng Long. Việc thẩm định cần phải tập chung vào hai vấn đề chính:

+ Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng, về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và đặc biệt là tư cách đạo đức. Bởi lẽ khi KHCN có tư cách đạo đức tốt, họ sẽ sẵn lòng trong việc trả nợ, cung cấp thông tin cho ngân

hàng, dù gặp hoàn cảnh khó khăn cũng luôn cố gắng đề hoàn thành nghĩa vụ tín dụng dù có phải bán tài sản của mình để trả nợ cho ngân hàng.

+ Thẩm định năng lực tài chính, phương án sử dụng vốn của khách hàng. Khách hàng có năng lực tài chính tốt, thu nhập cao, ổn định sẽ đảm bảo nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng, đồng thời ngân hàng cũng giám sát mục đích sử dụng vốn thông qua phương án sử dụng vốn. Phương án sử dụng vốn khả thi, có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, đời sống là cơ sở để ngân hàng quyết định cho vay

Để công tác thẩm định có chất lượng cao đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt. Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ này là yếu tố tiên quyết, có vai trò quyết định đến chất lượng của công tác thẩm định và quyết định cho vay. Do đó, thường xuyên có kế hoạch gửi cán bộ quan hệ tín dụng tại Chi nhánh tham gia các khỏa học nghiệp vụ được tổ chức trên toàn hệ thống. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận giữa các cán bộ thẩm định trong Chi nhánh để cùng trao đổi kinh nghiệm, kiến thức nghiệp vụ cũng như nâng cao kỹ năng trong công tác thẩm định. Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định sẽ là tiền đề căn bản để thực hiện nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng vay vì ngoài những nội dung phải thẩm định đối với khách hàng vay theo quy trình, các nội dung cần thẩm định khác có được đánh giá đầy đủ và toàn diện hay không đều phụ thuộc trình độ và kỹ năng của người cán bộ thẩm định

Không nên coi tài sản thế chấp là chỗ dựa an toàn cho số tiền cho vay ra. Tài sản thế chấp là cơ sở để ngân hàng thu hồi nợ khi người vay không trả được nợ, nhưng để thanh lý tài sản, thu hồi nợ là một công việc hết sức khó khăn, và thu nợ bằng tài sản không phải là giải pháp tốt mà chỉ là giải pháp tình thế bắt buộc. Vì vậy, đối với các món vay có tài sản đảm bảo cũng cần phải thực hiện một cách nghiêm ngặt như cho vay không có tài sản đảm bảo. Việc lựa chọn tài sản đảm bảo cũng phải là những tài sản có tính thị trường, dễ mua bán, chuyển nhượng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu – chi nhánh thăng long (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w