Tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại GP.Bank chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu – chi nhánh thăng long (Trang 49 - 56)

2.2.1.Chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhân tại GP.Bank Thăng Long

2.2.3.Tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại GP.Bank chi nhánh Thăng Long

nhánh Thăng Long

Bảng 2.3: Tổng dư nợ cho vay KHCN

Năm Dư nợ (Tỷ đồng)

Số tăng tuyệt đối (Tỷ đồng)

Tỷ lệ tăng tương đối (%)

2010 665

2012 712.5 4.5 0,64

(Nguồn: Báo cáo phòng HTTD- GP.Bank Thăng Long năm 2010-2012)

Nhìn vào bảng tăng trưởng trên ta thấy, nếu như năm 2010 con số dư nợ là 665 tỷ đồng thì đến năm 2011 đã tăng lên là 708 tỷ đồng (tăng 43 tỷ đồng, tương đương 6,47% so với năm 2010). Đến năm 2012 là 712,5 tỷ đồng, tuy nhiên tăng không nhiều so với năm 2011, tăng 4,5 tỷ đồng, tương đương 0,64% so với năm 2011. Sự tăng trưởng về dư nợ này được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5: dư nợ cho vay KHCN qua các năm

So với năm 2011 thì tăng trưởng tín dụng cho vay KHCN năm 2012 tăng không nhiều và chỉ tăng có 4.5 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 tình hình thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đóng băng. Nhu cầu vay khách hàng cá nhân chủ yếu là vay tiêu dùng, vay hộ kinh doanh nhỏ lẻ chính vì vậy con số tăng trưởng tín dụng là không đang kể.

Bảng 2.4: Hiệu suất sử dụng vốn cá nhân

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ cá nhân 665 708 712,5

Tổng NV huy động cá nhân 2071 2383 2547

Hiệu suất sử dụng vốn cá nhân

(%) 32.11 29.7 27.97

(Nguồn: Báo cáo phòng HTTD- GP.Bank Thăng Long năm 2010-2012)

Ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cá nhân của chi nhánh tương đối thấp. Điều này cho thấy việc cho vay của chi nhánh chưa mở rộng so với số vốn huy động được. Tỷ lệ này còn giảm xuống từ năm 2010 là 32,11%, năm 2011 là 29,7% và đến năm 2012 là 27,97%. Hiệu suất sử dụng vốn này giảm đi do năm 2012 kinh tế suy thoái, chi nhánh tăng được nguồn huy động nhưng không phát triển nhiều được cho vay.

2.2.3.2 Cơ cấu tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân theo kỳ hạn

Cơ cấu tỷ trọng cho vay KHCN theo kỳ hạn được thể hiện trong bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.5: Cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ ngắn hạn cá nhân/Tổng

dư nợ cá nhân 548 82,4 588 81,8 590 82,8

Dư nợ trung, dài hạn cá

(Nguồn: Báo cáo phòng HTTD - GP.Bank Thăng Long năm 2011-2012)

Khi xem xét dư nợ theo thời gian, năm 2010 dư nợ ngắn hạn là 548 tỷ chiếm 82,4%, đến năm 2011 là 81,8%, và năm 2012 là 82,8%. Điều đó cho thấy khách hàng vẫn tập trung vay vốn ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và dễ dàng cho việc thay đổi kế hoạch đầu tư. Mặt khác, với bất kỳ một NHTM nào, yếu tố vay vốn nhanh là cần thiết, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao là tốt, nhu cầu thị trường ngày càng phong phú đa dạng nên cho phép các khách hàng có thể thực hiện được đồng thời nhiều kế hoạch đầu tư. Từ đó cung cấp nhiều sản phẩm cùng lúc cho thị trường, vì thế dư nợ cho vay ngắn hạn với khách hàng luôn tăng qua các năm. Ngược lại, dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dư nợ cá nhân. Năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt chiếm 17,6%, 18,2% và 17,2%. Điều này chứng tỏ Chi nhánh chỉ chú trọng vào cho vay ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân theo kỳ hạn

2.2.3.3 Cơ cấu tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích vay

Bảng 2.6: Cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN theo mục đích vay

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Cho vay sửa chữa và mua nhà 342. 430 51. 49 373.54 52. 76 340.42 47. 78 Cho vay mua ô tô

83. 580 12. 57 96.4 13. 62 97.5 13. 68 Cho vay hộ kinh doanh

cá thể 142. 700 21. 46 165.5 23. 38 191.2 26. 84 Cho vay KD chứng khoán 21. 300 3. 20 18 2. 54 10.2 1. 43 Cho vay thấu chi

2. 450 0. 37 2.2 0. 31 3.89 0. 55 Cho vay CBNV và tổ chức 0.312 0.05 0.487 0.07 0.316 0.04 Khác (cầm cố,CK GTCG; khác) 72.228 10.86 51.873 7.33 68.974 9.68 Tổng 665.000 100.00 708 100.00 712.5 100.00

(Nguồn: Báo cáo Phòng HTTD - GP.Bank Thăng Long năm 2010-2012)

Nhìn vào bảng 2.6 cho thấy, về cơ bản cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh không có sự thay đổi nhiều qua 3 năm, không có sự thay đổi nào mang tính đột biến. Các sản phẩm cho vay mà Chi nhánh cung cấp chủ yếu tập trung vào những nhu cầu tương đối lớn: Sửa chữa, xây dựng và mua nhà, kinh doanh hộ cá thể, cho vay mua ô tô và cho vay khác.

Biểu 2.7: Cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN theo mục đích vay

(Nguồn: Báo cáo Phòng HTTD - GP.Bank Thăng Long năm 2011-2012)

Tỷ trọng cho vay liên quan đến mua nhà có xu hướng giảm dần qua các năm tương ứng với tỷ lệ số lượng khách hàng vay bất động sản trong tổng số khách hàng cá nhân cũng giảm sút như đã phân tích ở phần trên. Phần lớn các trường hợp cho vay bất động sản đều có bảo đảm bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay. Vì thế loại hình cho vay này phụ thuộc rất nhiều vào thị trường bất động sản. Thị trường này biến động nhiều dẫn đến tình trạng hầu hết những người đầu cơ vào thị trường này đã rời bỏ thị trường do tình trạng đóng băng kéo dài, tình trạng ứ đọng vốn, nợ nần Ngân hàng ngày càng tăng. Điều này khiến rủi ro đối với cho vay sản phẩm này tăng cao. Vì vậy chi nhánh đã thận trọng hơn trong quyết đinh xét duyệt và cho vay

Tỷ trọng cho vay mua ô tô đều tăng qua các năm và tăng với tỷ lệ tương đối ổn định, nhưng tỷ lệ tăng còn ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân là do rất nhiều hãng xe nổi tiếng: Ford, Toyota, Mitsubishi, Mercedes… đã trở thành quen thuộc với thị trường Việt Nam tạo nên cung về sản phẩm ô tô. Đồng thời sự phát triển tầng lớp thu nhập cao và ổn định tại Việt Nam hình thành lên cung yếu tố cầu về mua sắm.

Chính vì vậy đây sẽ là một sản phẩm mang đến thu nhập ổn định cho chi nhánh. Có thể thấy tỷ trọng về sản phẩm này ở chi nhánh tương đối cao khoảng 13% trong tổng dư nợ cho vay cá nhân. Điều đó cho thấy chính sách thu hút khách hàng, năng lực tiếp thị của đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh tương đối tốt.

Dư nợ cho vay chứng khoán giảm từ 3% năm 2010 xuống 2% năm 2011 và năm 2012 khoản dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán còn 1%.thể hiện sự nhạy bén, nhận định đúng của chi nhánh về thị trường chứng khoán Việt Nam, rút lui kịp thời khi thị trường đi xuống. Ban lãnh đạo GP.Bank cũng như của Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo giảm tỷ lệ cho vay chứng khoán trong tổng dư nợ, lựa chọn các chứng khoán có sự ổn định, biến động thấp, kèm theo đó là tỷ lệ đòn bẩy cho vay giảm.

Nhằm phục vụ tốt nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, Chi nhánh đã tăng cường cho vay ngắn hạn hộ kinh doanh cá thể, giúp tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng, theo đó dư nợ cho vay hộ kinh doanh cá thể tăng dần qua các năm, năm 2010 dư nợ cho vay hộ kinh doanh cá thể là hơn 142 tỷ, tương ứng 21% đến năm 2012 là hơn 191 tỷ, tương ứng 26% trong tổng dư nợ cho vay hộ cá thể. Việc tăng trưởng dư nợ của hộ kinh doanh cá thể do chi nhánh tập trung vào các hộ kinh doanh cá thể làm ăn có hiệu quả, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, mặt hàng kinh doanh tốt.

Cho vay cán bộ công nhân viên được Chi nhánh hạn chế tối đa. Các khoản cho vay cán bộ nhân viên của chi nhánh là các khoản cho vay không có tài sản bảo đảm. Các khoản vay này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay cá nhân của chi nhánh.

Các khoản cho vay khác chiếm khoảng 10% trong tổng dư nợ cá nhân, đây là các khoản cho vay chiết khấu giấy tờ có giá, vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay điện tử…

Cho vay du học mặc dù đã được Hội sở chính ban hành sản phẩm nhưng chưa phát sinh dư nợ do Chi nhánh chưa có biện pháp marketing, chưa chủ động trong việc hợp tác với các công ty du học

2.2.3.4 Cơ cấu tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân theo tài sản bảo đảm

Tỷ trọng cho vay không có tài sản bảo đảm chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Cụ thể:

Bảng 2.7: Cơ cấu tỷ trọng cho vay KHCN theo tài sản bảo đảm

Cho vay theo TSDB

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giátrị Tỷ trọng (%) Giátrị Tỷ trọng (%) Dư nợ KHCN có tài sản 665 100 708 99.9 712 99.9 Dư nợ KHCN ko có tài sản 0.31 0.05 0.49 0.07 0.6 0.08 Tổng hợp dư nợ CVKHCN 665 100 708 100 713 100

(Nguồn: Báo cáo Phòng HTTD - GP.Bank Thăng Long năm 2011-2012)

Tỷ trọng cho vay không có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cá nhân. Cho vay không có tài sản đảm bảo chủ yếu rơi vào trường hợp cho vay cán bộ công nhân viên với mục đích vay tiêu dùng, giá trị món vay nhỏ.Trong các năm gần đây, phòng cho vay KHCN đã hạn chế đối tượng khách hàng này, các khoản vay mới phát sinh chủ yếu là của các cán bộ nhân viên của GP.Bank

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu – chi nhánh thăng long (Trang 49 - 56)