Cá nhân và hộ gia đình 665,000 708,000 6. 47 712,500 0.6 4 3.Phân theo thời hạn
Ngắn hạn 877,850 980,740 11.72 985,240 0.46 Trung hạn 414,567 440,345 6.22 417,760 (5.13) Dài hạn 108,345 106,345 (1.85) 97,000 (8.79) 4. Phân theo TSĐB Có TSĐB 1,400,450 1,526,943 9.03 1,499,400 (1.80) Không có TSĐB 312 487 56.09 600 23.20 5. Phân theo nhóm nợ Nợ nhóm 1 1,375,062 1,344,518 (2.22) 1,206,094 (10.30) Nợ nhóm 2 13,140 88,677 574. 86 96,456 8.7 7 Nợ xấu 12,560 94,235 650. 28 197,450 109.5 3
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của GP.Bank Thăng Long)
Trong cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền, dư nợ vay VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 1,5% trong tổng dư nợ cho vay. Đây chủ yếu là các khoản cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chiết khấu sổ tiết kiệm bằng ngoại tệ. Hoạt động cho vay ngoại tệ chủ yếu là hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, như vậy trong thời gian tới GP.Bank Thăng Long cũng cần phải nỗ lực phát triển kênh cho vay này.
Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại GP.Bank Thăng Long ta có thể thấy, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay tại GP.Bank – Chi nhánh Thăng Long là dư nợ vay của đối tượng TCKT . Dư nợ cho vay với đối tượng này chiếm khoảng 53 % tổng dư nơ cho vay của chi nhánh. Cho vay cá nhân chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn. Cơ cấu cho vay tại GP.Bank – Chi nhánh Thăng Long phân theo thành phần kinh tế được thể hiện trong biểu đồ sau đây
Biểu 2.2: Dư nợ Tín dụng của GP.Bank Thăng Long – Phân theo thành phần kinh tế
Cơ cấu dư nợ vay tại GP.Bank Thăng Long phân theo kỳ hạn nhìn chung có nhiều biến động qua các năm và tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dư nợ cho vay là hơn 60%. Nhìn bảng số liệu và biểu đồ dưới đây, ta có thể thấy, cơ cấu dư nợ vay phân chia theo kỳ hạn vay thay đổi theo xu hướng tăng dần tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn và giảm dần các khoản cho vay có kỳ hạn dài hạn. Số dư cho vay ngắn hạn năm 2010 là hơn 877.850 triệu đồng tăng lên 980.740 triệu đồng vào năm 2011 và tăng lên là 985.240 triệu đồng vào năm 2012. Số dư cho vay trung hạn biến động từ 414.567 triệu đồng vào năm 2010 tăng lên 440.345 triệu đồng đồng năm 2011 và giảm còn 417.760 triệu đồng vào năm 2012. Số dư cho vay dài hạn có sự thay đổi rất ít, với số dư năm 2010 là 108.345 triệu đồng, đến năm 2011 dư nợ dài hạn còn 106.345 triệu đồng và đến năm 2012 chỉ còn lại 97.000 triệu đồng. Những biến động về số dư cho vay theo kỳ hạn như trên đã khiến cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn có những biến động rõ rệt qua các năm như thấy được ở đồ thị dưới đây.
Đây cũng có thể coi là một biến động có chiều hướng tích cực do các khoản vay trung dài hạn thông thường sẽ có mức độ rủi ro cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn. Đến thời điểm năm 2011 và 2012 chi nhánh đã ngừng giải ngân các khoản dài hạn, tập trung vào thu hồi nợ và cho vay ngắn hạn.
Cơ cấu dư nợ cho vay theo tài sản bảo đảm thì cho vay không có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đây chủ yếu là khoản cho vay tín chấp bằng lương của cán bộ công nhân viên GP.Bank.Việc tăng trưởng dư nợ có TSĐB giúp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cho GP.Bank chi nhánh Thăng Long
Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm nợ: Nhìn vào bảng 2.2 cơ cấu dư nợ tín dụng của GP.Bank chi nhánh Thăng Long giai đoạn năm 2010 đến 2012 có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đã liên tục gia tăng. Cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 0.9%, 5,8% và 6,4%.Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2010 là 12.560 triệu đồng, năm 2011 là 94.235 triệu đồng, đã tăng 650% so với năm 2010, năm 2012 là 197.450 triệu đồng tăng 109% so với năm 2011. Nói về số tương đối tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 0.89%, 6,1% và 13,1%. Như vậy việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đồng nghĩa với việc chi nhánh sẽ phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012)
2.1.3.3. Các hoạt động khác
Hoạt động thanh toán trong nước:
Với mạng lưới phòng giao dịch được bố trí hợp lý, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm T24-R9, giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống, thời gian thanh toán được rút ngắn, chất lượng thanh toán được nâng cao, việc kiểm tra giám sát được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện đảm bảo an toàn, chính xác. Hiện tại GP.Bank tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (CITAD) do Ngân hàng Nhà Nước tổ chức đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thu hút được nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân đến mở tài khoản và giao dịch tại GP.Bank chi nhánh Thăng Long, đưa doanh số thanh toán tăng mạnh qua các năm, nhờ đó tăng thu phí dịch vụ cho Ngân hàng.
Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union:
GP.Bank đã là đại lý của tổ chức chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union (WU). Đến nay, GP.Bank có hơn 80 điểm chi trả tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Tất cả các PGD trực thuộc GP.Bank – Chi nhánh Thăng Long đều là điểm giao dịch thực hiện chuyển, nhận Western Union (WU). Hoạt động WU tạo ra hiệu quả cao cho GP.Bank chi nhánh Thăng Long và sự thuận tiện cho khách hàng.
Dịch vụ thẻ:
Sản phẩm thẻ góp phần đáng kể vào doanh thu dịch vụ của chi nhánh. Hiện tại GP.Bank phối hợp với công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink triển khai dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ của GP.Bank. Tiện ích của dịch vụ , thông qua kênh giao dịch trực tuyến internet Banking của GP.Bank khách hàng có thể chuyển tiền mọi lúc, mọi nơi một cách an toàn tuyệt đối mà không cần trực tiếp tới quầy giao dịch. Giao dịch chuyển tiền được xử lý tức thời trên hệ thống chuyên mạch thẻ nên người hưởng tại ngân hàng khác nhận được tiền ngay. Hạn mức sử dụng dịch vụ theo loại thẻ Mai xanh, Mai vàng, Mai bạch kim tương ứng với hạn mức chuyển tiền tối đa theo ngày là 20 triệu, 30 triệu và 50 triệu.
Dịch vụ Ngân hàng điện tử:
Nhằm mục đích giới thiệu cho khách hàng Việt Nam các sản phẩm của một Ngân hàng hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, trong năm 2010, GP.Bank đã chính thức cung cấp các dich vụ Ngân hàng điện tử bao gồm: Internetbanking, Phone banking, GP.mobile, GP.Ecom và GP.MPlus mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích.