Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (Trang 100 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

4.2.2.1. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định của công ty đã hao mòn tương đối (55%), trong khi lượng đầu tư tăng thêm cho bộ phận này năm 2013 là rất ít. Vì thế, để tránh tình trạng khai thác quá mức năng lực hoạt động của TSCĐ, công ty cần có kế hoạch theo dõi chặt chẽ nhằm khai thác tối đa năng lực của hệ thống TSCĐ này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà không tốn kém thêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều chi phí. Công ty cũng đã hệ thống hóa các TSCĐ, dán nhãn mã thẻ TSCĐ và tiến hành kiểm kê hàng năm. Bên cạnh đó, công ty nên tiến hành đánh giá, kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của các tài sản có giá trị lớn hàng năm để xác định giá trị thực còn lại của TSCĐ để có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên làm tăng năng lực hoạt động của các tài sản này. Việc xem xét lại danh mục tài sản giúp người quản lý có thể phân tích đánh giá việc đầu tư danh mục nào là hợp lý, có hiệu quả, danh mục nào không để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Công ty cũng cần chú trọng nâng cao hiệu quả công suất TSCĐ kết hợp với việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên theo danh mục TSCĐ, có sổ theo dõi việc bảo trì, bảo dưỡng để nâng cao tuổi thọ của tài sản, tránh những rủi ro khi tài sản hoạt động.Việc theo dõi tình trạng vận hành của TSCĐ cần được tiến hành thường xuyên, sát sao để đảm bảo tài sản hoạt động đúng mục đích và hiệu quả, tận dụng tối đa công suất thiết kế và tuân thủ theo đúng quy trình công nghệ.

Công ty cần bố trí người thích hợp quản lý và vận hành TSCĐ để vừa khai thác được năng lực của TSCĐ, vừa tránh được những tổn thất, hư hao do sử dụng sai quy cách, phát huy tối đa hiệu quả làm việc của con người cũng như máy móc. Đồng thời việc nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp vận hành máy móc cũng hết sức quan trọng, góp phần nâng cao năng suất lao động, kéo dài chu kỳ sống của TSCĐ, để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.

4.2.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư đổi mới tài sản cố định

Công ty cần kiểm kê thường xuyên, kiểm kê định kỳ để phát hiện những TSCĐ chưa sử dụng hoặc sử dụng quá ít nhằm khai thác tốt hơn những tài sản này. Trường hợp các TSCĐ dư thừa hoặc không còn sử dụng được phải tiến hành thanh lý để thu hồi VCĐ dùng cho việc đầu tư mới những TSCĐ cần thiết hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong trường hợp cần thiết đầu tư, đổi mới thiết bị, công ty cần cân nhắc kỹ trước khi đầu tư, tránh tình trạng đầu tư vào những tài sản đã lạc hậu, công nghệ thấp dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời đánh giá hiệu quả đầu tư mang lại để đảm bảo tăng cường TSCĐ đúng chỗ và kịp thời. Khi đầu tư mới TSCĐ cần chú trọng mua sắm những tài sản có chu kỳ sống cao, công nghệ hiện đại. Công ty cũng cần lựa chọn đối tác cung cấp máy móc có uy tín, đã qua thẩm định chất lượng. Khi mua máy móc, cần bố trí cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, ý thức để giám sát hoặc thuê tư vấn để tránh mua phải những thiết bị không đủ chất lượng, lỗi thời.

Khi đầu tư TSCĐ, công ty cần lựa chọn nguồn vốn tài trợ để có thể vừa phát huy quyền tự chủ tài chính, vừa phân tán bớt rủi ro cho các chủ thể kinh tế khác. Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ nên dùng từ quỹ khấu hao, nguồn vốn dài hạn, tránh đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn không phù hợp với thời hạn sử dụng của TSCĐ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (Trang 100 - 102)