5. Bố cục của luận văn
3.3.1. Hiệu quả chung về vốn kinh doanh
Trong 3 năm phân tích, ta thấy VIPASCO đã đạt được doanh thu và lợi nhuận khả quan, cả hai chỉ tiêu này năm 2012 đều có mức tăng cao hơn so với năm 2011, năm 2013 cả hai chỉ tiêu này đều giảm so với năm 2012, do tình hình chung trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, tuy nhiên mức giảm không nhiều. Để có thể đánh giá được một cách chính xác nhất hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty qua các năm cần đi so sánh với các chỉ tiêu khác. Ta có bảng phân tích 3.8.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.8. Bảng phân tích hiệu quả chung về sử dụng vốn kinh doanh của VIPASCO
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM
2011 NĂM 2012 NĂM 2013 SO SÁNH 2012/2011 SO SÁNH 2013/2012 Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) A B 1 2 3 4=2-1 5=(4:1) x100 6=3-2 7=(6:2) x100 1.Doanh thu thuần triệu
đồng 35.466 42.669 42.447 7.203 20,31% -222 -0,52% 2.Vốn kinh doanh bình quân triệu đồng 28.583 29.448 33.951 866 3,03% 4.503 15,29% 3.Vốn chủ sở hữu bình quân triệu đồng 6.327 6.785 7.250 458 7,23% 465 6,85% 4.Lợi nhuận sau
thuế và lãi vay
triệu đồng 232 929 920 698 300,97% -9 -0,97% 5.Tỷ suất LN trên vốn kinh doanh ROA (4/2) % 0,81% 3,16% 2,71% 2,34% 289,19% -0,45% -14,1% 6.Tỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu ROE (4/3) % 3,66% 13,70% 12,69% 10,03% 273,93% -1% -7,32% 7. Hiệu suất sử dụng vốn (1/2) vòng 1,24 1,45 1,25 0,21 16,77% -0,2 -13,71%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 Công ty VIPASCO)
Từ bảng phân tích ta thấy, nếu năm 2012 lợi nhuận tăng đột biến so với năm 2011, dẫn tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (ROA) tăng từ 0,81% lên 3,16%, với tốc độ tăng là 289,19%; thì sang năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh lại giảm so với năm 2012 với mức giảm 14,1%.
Vốn kinh doanh bình quân năm 2012 lại có mức tăng so với năm 2011 không nhiều bằng doanh thu thuần và lợi nhuận, cụ thể số vốn kinh doanh bình quân năm 2012 đạt 29.448 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 866 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 3,03%; Với tốc độ tăng đó nên hiệu quả 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra lợi nhuận cũng tăng, năm 2011 cứ 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,81 đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2012 tăng lên là 3,16 đồng lợi nhuận sau thuế. Vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty đã tăng lên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
so với năm 2011. Tuy nhiên, sang năm 2013 thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm còn 2,71% tức là 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra được 2,72 đồng lợi nhuận.
Vốn chủ sở hữu bình quân của Công ty có mức tăng đều qua các năm, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 458 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,23% và năm 2013 tăng so với năm 2012 là 465 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 6,85%. Với mức tăng này làm cho chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng từ 3,66% năm 2011 lên 13,7% năm 2012 và do lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm so với năm 2012 nên làm cho ROE giảm còn 12,69%. Tỷ suất này Công ty đã duy trì được ở mức trên 10% là rất có hiệu quả vì so với lãi suất tín dụng trên thị trường năm 2012, 2013 thì tỷ suất này cao hơn nên nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vốn.
Như vậy, so sánh hai chỉ tiêu ROA và ROE có thể thấy Công ty đang sử dụng nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu) có hiệu quả (thể hiện ở chỉ tiêu ROE cao) trong khi ROA thấp chứng tỏ hiệu quả của nguồn vốn vay chưa cao trong khi nguồn vốn vay nợ của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.
Đồng thuận với các chỉ tiêu ROA và ROE thì chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (vòng quay vốn kinh doanh) cũng có mức tăng từ 1.24 vòng năm 2011 lên 1.45 vòng năm 2012 và giảm xuống còn 1,25 vòng năm 2013. Điều đó cho thấy năm 2013, Công ty đã sử dụng vốn kinh doanh chưa hiệu quả với việc tăng số vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh thu đạt được lại giảm xuống.
3.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định thể hiện khả năng hoạt động của Công ty trong dài hạn. Một Công ty có VCĐ lớn cho thấy được quy mô và triển vọng phát triển trong tương lai, song nếu số vốn lớn mà tổ chức không hợp lý, đầu tư quá nhiều, dàn trải thì lại làm giảm đi nguồn cung VLĐ, ảnh hưởng đến hoạt động sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xuất kinh doanh trong năm. Để tìm hiểu xem Công ty có sử dụng VCĐ hiệu quả không, ta đi phân tích một số chỉ tiêu quan trọng.
Bảng 3.9. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của VIPASCO
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 SO SÁNH 2012/2011 SO SÁNH 2013/2012 Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) A B 1 2 3 4=2-1 5=(4:1) x100 6=3-2 7=(6:2) x100 1.Doanh thu thuần triệu
đồng 35.466 42.669 42.447 7.203 20,31 -222 -0,52 2.Vốn cố định bình quân triệu đồng 5.279 5.451 5.556 173 3,27 105 1,93 3.Giá trị TSCĐ bình quân triệu đồng 5.279 5.451 5.556 173 3,27 105 1,93 4.Lợi nhuận sau
thuế triệu đồng 232 929 920 698 300,97 -9 -0,97 5.Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1/2) lần 6,72 7,83 7,64 1,11 16,50 -0,19 -2,40
6. Tỷ suất lợi nhuận
vốn cố định (4/2) % 4,39 17,05 16,56 12,66 288,28 -0,48 -2,84
7. Hiệu suất sử
dụng TSCĐ (1/3) Lần 6,72 7,83 7,64 1,11 16,50 -0,19 -2,40
8. Hệ số đảm nhiệm
VCĐ (2/1) Lần 0,15 0,13 0,13 -0,02 -14,16 0,00 2,46
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 Công ty VIPASCO)
Qua Bảng phân tích 3.9, ta thấy: VCĐ bình quân năm 2013 tăng so với năm 2012 là 105 triệu đồng (1,93%). Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 173 triệu đồng (3,27%). Do doanh thu năm 2012 tăng 20,31% so với năm 2011 nên hiệu suất sử dụng VCĐ cũng tăng so với năm 2011 từ 6,72 lên 7,83 lần, trong khi mức giảm doanh thu năm 2013 so với năm 2012 thấp hơn mức tăng của VCĐ nên hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 0,19 lần (2,4%) so với năm 2012. Xét đến khả năng tạo ra 1đồng doanh thu và lợi nhuận thì trong năm 2013 cứ một đồng VCĐ thì tạo ra 7,64 đồng doanh thu và 0,16 đồng lợi nhuận, thấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hơn so với năm 2012 (0,17 đồng lợi nhuận) nhưng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2011 (0,04 đồng lợi nhuận). Như vậy, hiệu suất đầu tư VCĐ của Công ty là tương đối tốt.
- Xét đến hiệu suất sử dụng TSCĐ, ta thấy do VCĐ của Công ty toàn bộ là TSCĐ nên hiệu suất sử dụng TSCĐ cũng chính là hiệu suất sử dụng VCĐ. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty là rất tốt và nó cũng cho thấy quá trình đầu tư đã dần đem lại lợi nhuận khi đầu tư ít mà lợi nhuận lại tăng lên (năm 2012 tài sản cố định tăng 3,27% so với năm 2011 nhưng lợi nhuận lại tăng tới 300,97%) và nó cũng cho thấy Công ty cần phải mạnh dạn đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến để đem lại năng suất cao hơn máy móc cũ.
Như vậy qua phân tích ở trên, ta thấy VCĐ của Công ty được phát huy tối đa hiệu quả và giúp cho tỷ lệ lợi nhuận trên 1 đồng VCĐ tương đối tốt. Trong năm tiếp theo Công ty cần tiếp tục theo hướng đầu tư có hiệu quả, không cần dàn trải mà chỉ cần đi sâu về chất lượng. Đầu tư VCĐ là một đầu tư rất quan trọng liên quan đến tương lai phát triển của Công ty, nếu đầu tư không đúng hướng, phù hợp có thể khiến cho Công ty vừa bị mất vốn mà sản phẩm lại không chiếm lĩnh được thị trường, Công ty cũng cần phải chú ý thường đầu tư tài sản ban đầu có thể thu được lợi nhuận rất nhanh nhưng khi máy móc bị hỏng có thể dẫn tới tình trạng sửa chữa tốn kém hoặc thậm chí không sửa được dẫn đến tiền mất mà không đem lại lợi ích nên khâu điều hành là không thể xem thường.
3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng VLĐ của VIPASCO, sau đây, ta sẽ đi phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh: Khâu sản xuất, Khâu thanh toán và Khâu dự trữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.10. Phân tích Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong khâu sản xuất của VIPASCO CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 SO SÁNH 2012/2011 SO SÁNH 2013/2012 Chênh lệch % Chênh lệch % A B 1 2 3 4=2-1 5=(4:1) x100 6=3-2 7=(6:2) x100 1.Doanh thu thuần triệu
đồng 35,466 42,669 42,447 7,203 20.31 -222 -0.52 2.Vốn lưu động bình
quân
triệu
đồng 23,304 23,997 28,395 693 2.97 4,398 18.33 3.Thời gian của kỳ
phân tích Ngày 360 360 360 4. Lợi nhuận sau thuế triệu
đồng 232 929 920 698 300.97 -9 -0.97 5.Vòng quay vốn lưu động (1/2) Vòng 1.52 1.78 1.49 0.26 16.84 -0.28 -15.93 6.Kỳ luân chuyển vốn lưu động (3/5) Ngày 237 202 241 -34 -14.41 38 18.95 7. Mức tiết kiệm vốn lưu động triệu đồng -4,040 4,523 -4,040 8,563 -211.95 8. Tỷ suất lợi nhuận/vốn lưu động (4/2) % 0.99 3.87 3.24 2.88 289.39 -0.63 -16.31 9.Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (2/1) Lần 0.66 0.56 0.67 -0.09 -14.41 0.11 18.95
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 Công ty VIPASCO)
Qua Bảng 3.10 ta thấy: tỷ lệ tăng của 3 chỉ tiêu: doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, VLĐ bình quân năm 2012 so với năm 2011 lần lượt là 20,31%, 300,97%, 2,97%; Như vậy, sự thay đổi tỷ lệ tăng doanh thu và VLĐ là theo cùng chiều và tỷ lệ tăng lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng doanh thu và VLĐ bình quân, điều đó cho thấy việc sử dụng VLĐ nếu tính theo thu nhập thực nhận năm 2012 rất hiệu quả. Tuy nhiên, sang năm 2013 thì mặc dù VLĐ bình quân tăng lên so với năm 2012 nhưng doanh thu và lợi nhuận lại giảm. Theo đó thì số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vòng quay VLĐ cũng tăng từ 1,52 vòng năm 2011 lên 1,78 vòng năm 2012 và giảm còn 1,49 vòng năm 2013 và để hoàn thành một vòng quay năm 2011 cần 237 ngày, năm 2012 là 202 ngày, năm 2013 lại cần tới 241 ngày. Trong đó, có hai nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của VLĐ là doanh thu thuần và VLĐ bình quân. Các nhân tố tác động qua các năm qua bảng tóm tắt 3.11.
Bảng 3.11. Bảng tóm tắt các nhân tố ảnh hƣởng đến vòng quay vốn lƣu động của VIPASCO
CHỈ TIÊU NĂM 2012
(vòng)
NĂM 2013 (vòng)
Biến động của vòng quay VLĐ so với năm trước 0.26 -0.28
Ảnh hưởng của Doanh thu thuần 0.30 -0.01
Ảnh hưởng của VLĐ bình quân -0.04 -0.27
Tổng hợp ảnh hưởng 0.26 -0.28
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 Công ty VIPASCO và bảng 3.10)
Qua bảng 3.11 nhận thấy: Trong điều kiện VLĐ bình quân không đổi năm sau so với năm trước thì sự tăng trưởng của doanh thu thuần đã góp phần làm tăng số vòng quay VLĐ và ngược lại hay doanh thu thuần có ảnh hưởng cùng chiều với số vòng quay VLĐ. Còn khi doanh thu không đổi năm sau so với năm trước, VLĐ tăng sẽ làm giảm số vòng quay của VLĐ hay số dư bình quân về VLĐ có ảnh hưởng ngược chiều với số vòng quay VLĐ. Nhìn vào số liệu trên, có thể nói số vòng quay VLĐ năm 2012 tăng so với năm 2011 chủ yếu là do ảnh hưởng của doanh thu thuần, năm 2013 giảm so với năm 2012 chủ yếu là do ảnh hưởng của VLĐ bình quân.
Năm 2012, với việc tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của VLĐ nên hàm lượng VLĐ trên doanh thu cũng giảm theo. Cụ thể, năm 2011 để đạt được 1 đồng doanh thu thuần thì cần 0.66 đồng vốn lưu động; năm 2012 chỉ cần 0,56 đồng VLĐ. Vậy lượng VLĐ tiết kiệm được cho một đồng doanh thu thuần năm 2012 giảm 0.1 đồng so với năm 2011, hay trong năm 2012 Công ty đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiết kiệm được 4.040 triệu đồng VLĐ. Tuy nhiên, năm 2013 do vòng quay VLĐ giảm nên Công ty lại phải bỏ thêm một lượng VLĐ là 4.523 triệu đồng.
Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ trong 3 năm phân tích đã tăng lên đáng kể, trong 2 năm 2012, 2013 cứ 100 đồng VLĐ tạo ra được hơn 3 đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm 2011 thì kết quả này đã được cải thiện lớn, tuy nhiên với một doanh nghiệp sử dụng tới gần 80% nguồn vốn ngắn hạn (chủ yếu là vốn vay nợ ngân hàng) thì khả năng sinh lời như vậy vẫn chưa tương xứng và chính sách tài trợ vốn của Công ty có thể đe dọa khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu cũng như an ninh tài chính của Công ty trong tương lai.
Qua phân tích trên có thể thấy trong năm 2013 hoạt động điều phối sản xuất của Công ty chưa hiệu quả. Lượng VLĐ được sử dụng tăng cao nhưng số vòng quay VLĐ giảm, hay số ngày luân chuyển vốn tăng lên. Đây là những tín hiệu đáng lo ngại.
3.3.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu thanh toán
Bảng 3.12. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong khâu thanh toán của VIPASCO CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 SO SÁNH 2012/2011 SO SÁNH 2013/2012 Chênh lệch % Chênh lệch % A B 1 2 3 4=2-1 5=(4:1) x 100 6=3-2 7=(6:2) x 100 1. Tài sản ngắn hạn triệu đồng 19.758 28.236 28.554 8.478 42,91 318 1,13 2.Hàng tồn kho triệu đồng 8.886 13.899 13.926 5.013 56,41 27 0,19 3. Tiền và các khoản
tương đương tiền
triệu
đồng 183 528 1.103 345 188,52 575 108,90 4. Nợ ngắn hạn triệu
đồng 18.612 26.715 26.688 8.103 43,54 -27 -0,10
5.Hệ số thanh toán hiện
thời (1/4) Lần 1,06 1,06 1,07 0,00 -0,44 0,01 1,23
6. Hệ số thanh toán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
7.Hệ số thanh toán tức
thời (3/4) Lần 0,01 0,02 0,04 0,01 101,01 0,02 109,11
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 Công ty VIPASCO)
Qua bảng phân tích 3.12, ta thấy: Hệ số thanh toán hiện thời trong cả 3 năm phân tích hầu như không thay đổi, duy trì ở mức 1,06 do tài sản ngắn hạn và nợ phải trả có tốc độ tăng như nhau (không chênh lệch nhiều). Điều đó có nghĩa là tất cả các khoản huy động từ bên ngoài (nợ ngắn hạn) đều có tài sản ngắn hạn đảm bảo.
Hệ số thanh toán nhanh cũng được Công ty duy trì qua các năm, không có biến động lớn (từ 0,54 đến 0,58). Tuy nhiên, hệ số này cả 3 năm phân tích đều nhỏ hơn 1. Tình hình này phản ánh hiện tượng một phần nợ ngắn hạn hiện nay đang được sử dụng và nằm đọng trong lượng hàng tồn kho lớn, điều đó có nghĩa là việc sử dụng tài sản của Công ty không hiệu quả vì bộ phận hàng tồn kho không vận động, không sinh lời.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên chỉ tiêu này của Công ty cả 3 năm phân tích đều nhỏ hơn 1 (rất thấp) cho thấy các khoản tiền và tương đương tiền không đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Thông thường chỉ tiêu này thường không quá cao vì không ai lại dự trữ toàn bộ tiền mặt để chuẩn bị thanh toán các khoản nợ, song với hệ số dưới 0,1 thì lại quá thấp, Công ty cần phải để ý đến chỉ tiêu này vì nếu quá nhỏ sẽ không đủ để chi tiêu cho những hoạt động tối thiểu hàng ngày.
Như vậy, các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty cho thấy việc sử dụng tài sản chưa hiệu quả, với hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán