5. Bố cục của luận văn
3.2. Khái quát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ phần dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc
3.2.1. Khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc
3.2.1.1. Khái quát tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn vốn của VIPASCO
CHỈ TIÊU
NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH
2010 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền (Triệu đồng) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) NGUỒN VỐN 32,223 24,942 100 33,954 100 33,948 100 9,012 36.13 -6 -0.02 A.Nợ phải trả 25,899 18,612 74.62 26,715 78.68 26,688 78.61 8,103 43.54 4.06 -27 -0.10 -0.07 1. Nợ ngắn hạn 25,899 18,612 100 26,715 100 26,688 100 8,103 43.54 -27 -0.10 Vay và nợ ngắn hạn 14,364 13,260 71.24 17,406 93.52 18,249 98.05 4,146 31.27 22.28 843 4.84 4.53
Phải trả cho người bán 10,557 4,431 23.81 8,613 46.28 8,022 43.10 4,182 94.38 22.47 -591 -6.86 -3.18
Người mua trả tiền trước 546 408 2.19 -408 -100 -2.19
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 6 33 0.18 366 1.97 294 1.58 333 1009 1.79 -72 -19.67 -0.39
Phải trả nội bộ 219 219 1.18 219 1.18 -219 -100 -1.18
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 207 261 1.40 111 0.60 123 0.66 -150 -57.47 -0.81 12 10.81 0.06
2. Nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở hữu 6,324 6,330 25.38 7,239 21.32 7,260 21.39 909 14.36 -4.06 21 0.29 0.07
1. Vốn chủ sở hữu 6,006 6,006 94.88 6,006 82.97 6,006 82.73 -11.91 -0.24 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 318 324 5.12 1,233 17.03 1,254 17.27 909 280.56 11.91 21 1.70 0.24
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 Công ty VIPASCO)
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2012 đạt 33.954 triệu đồng, và năm 2013 đạt 33.948 triệu, tăng so với năm 2011 là hơn 9.000 triệu đồng (36,1%) chứng tỏ quy mô nguồn tài chính của công ty tăng khá lớn trong năm 2012 và được giữ ổn định trong năm 2013, đây là cơ sở để tài trợ mở rộng quy mô kinh doanh.
Về cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng nợ phải trả luôn lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cuối năm 2011 là 25,38%, cuối năm 2012 là 21,32% và cuối năm 2013 là 21,39%, tỷ trọng nợ năm 2012 và 2013 tăng so với năm 2011 thể hiện mức độ tự chủ về tài chính khá thấp và tự chủ về tài chính giảm, rủi ro tài chính tăng lên cho Công ty.
Về nợ phải trả:
Nợ phải trả cuối năm 2012 tăng 8.103 triệu đồng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng 43,54%, toàn bộ là tăng nợ ngắn hạn, và năm 2013, nợ phải trả có giảm so với năm 2012 nhưng tỷ lệ giảm rất thấp (0,1%). Cơ cấu nợ không có gì thay đổi qua các năm phân tích: Công ty vẫn sử dụng 100% tỷ trọng nợ là nợ ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2011-2013 tăng khá lớn (hơn 43% so với năm 2011), trong đó chủ yếu là tăng các khoản vay nợ ngắn hạn và phải trả người bán.
Vay và nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 4.146 triệu đồng (31,27%) so với năm 2011 và tiếp tục tăng thêm vào năm 2013 là 843 triệu đồng (4,84%) so với năm 2012. Về tỷ trọng giảm từ 71,24% tổng nợ ngắn hạn năm 2011 xuống 65,15% và 68,38% tổng nợ ngắn hạn vào năm 2012, 2013, điều này giúp giảm chi phí sử dụng vốn cho Công ty.
Phải trả người bán năm 2012 tăng cả số lượng 4.182 triệu đồng (94,38%) và tỷ trọng tăng 8,43% so với năm 2011, có thể giúp Công ty chiếm dụng được nguồn vốn với chi phí thấp, đây cũng là khoản vay dựa vào tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chấp, không cần tài sản đảm báo, đồng thời việc thương lượng với nhà cung cấp trong trường hợp cần giãn nợ hay trả chậm cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Công ty cũng cần xem xét rõ nguồn gốc và chất lượng của hàng hóa nhận về, tránh tình trạng nhập hàng tồn kém phẩm chất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của Công ty. Sang năm 2013, khoản phải trả người bán có giảm 591 triệu (6,86%) so với năm 2012, tuy nhiên đánh giá trong cả giai đoạn 2011-2013 thì vẫn có sự gia tăng đáng kể.
Tỷ trọng nợ phải trả trong 3 năm phân tích là khá cao, Công ty cần thường xuyên theo dõi các khoản công nợ để thanh toán kịp thời khi đến hạn. Mặt khác, Công ty cần các biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động tiết kiệm hơn để giảm áp lực cho nguồn tài trợ.
Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 909 triệu đồng (14,36%) so với năm 2011 và năm 2013 tăng 21 triệu (0,29%) so với năm 2012. Mức tăng này là nhỏ nếu xét trong tổng biến động nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng giảm từ 25,38% năm 2011 xuống còn 21,32% và 21,39% vào năm 2012, 2013. Như vậy, khả năng tự chủ về tài chính của Công ty giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong tổng vốn chủ sở hữu thì bản thân vốn chủ sở hữu chiếm tỷ 100%.
Như vậy, Quy mô nguồn vốn của Công ty tăng lên và tập trung huy động các khoản vay nợ ngắn hạn, chiếm dụng của nhà cung cấp. Điều này làm tăng áp lực thanh toán nợ trong ngắn hạn, hệ số nợ cao làm tăng rủi ro tài chính và giảm khả năng vay nợ trong tương lai. Quy mô vốn chủ sở hữu tăng nhẹ nhưng cũng thể hiện được ảnh hưởng tích cực từ kết quả sản xuất của Công ty.
3.2.1.2. Khái quát tình hình phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh (Thực trạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.3. Tài sản và cơ cấu tài sản của VIPASCO
CHỈ TIÊU
NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH
2010 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền (Triệu đồng) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) TÀI SẢN 32,223 24,942 100 33,954 100 33,948 100 9,012 36.13 -6 -0.02 A. Tài sản ngắn hạn 26,850 19,758 79.22 28,236 83.16 28,554 84.11 8,478 42.91 3.94 318 1.13 0.95
1. Tiền, các khoản tương đương tiền 8,532 183 0.93 528 1.87 1,103 3.86 345 188.52 0.94 575 108.90 1.99
Tiền mặt 63 34.43 138 26.14 465 42.16 75 119.05 -8.29 327 236.96 16.02
Tiền gửi ngân hàng 120 65.57 390 73.86 638 57.84 270 225.00 8.29 248 63.59 -16.02
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 3,633 7,980 40.39 10,917 38.66 11,559 40.48 2,937 36.80 -1.73 642 5.88 1.82
Phải thu của khách hàng 3,540 7,326 91.80 10,824 99.15 11,466 99.20 3,498 47.75 7.34 642 5.93 0.05
Trả trước cho người bán 93 654 8.20 93 0.85 93 0.80 -561 -85.78 -7.34 -0.05
4. Hàng tồn kho 13,212 8,886 44.97 13,899 49.22 13,926 48.77 5,013 56.41 4.25 27 0.19 -0.45 5. TS ngắn hạn khác 1,473 2,709 13.71 2,892 10.24 1,966 6.89 183 6.76 -3.47 -926 -32.02 -3.36
Chi phí trả trước ngắn hạn 861 1,983 73.20 1,398 48.34 1,330 67.65 -585 -29.50 -24.86 -68 -4.86 19.31
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 498 492 18.16 780 26.97 636 32.35 288 58.54 8.81 -144 -18.46 5.38
Tài sản ngắn hạn khác 114 234 8.64 714 24.69 480 205.13 16.05 -714 -100 -24.69
B. Tài sản dài hạn 5,373 5,184 20.78 5,718 16.84 5,394 15.89 534 10.30 -3.94 -324 -5.67 -0.95
1. TSCĐ 5,373 5,184 100 5,718 100 5,394 100 534 10.30 -324 -5.67
Tài sản cố định hữu hình 4,269 4,080 78.70 4,614 80.69 4,290 79.53 534 13.09 1.99 -324 -7.02 -1.16
Nguyên giá 8,790 8,994 9,891 9,930 897 9.97 39 0.39
Giá trị hao mòn lũy kế (4,521) -4,914 -5,277 -5,640 -363 7.39 -363 6.88
Tài sản cố định vô hình 1,104 1,104 21.30 1,104 19.31 1,104 20.47 -1.99 1.16
Nguyên giá 1,116 1,116 1,116 1,116
Giá trị hao mòn lũy kế (12) -12 -12 -12
2. Đầu tư dài hạn
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 Công ty VIPASCO)
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo bảng 3.3, ta thấy rằng tổng tài sản của Công ty năm 2012 tăng 9.012 triệu đồng (mức tăng trưởng 36,13%) so với năm 2011, trong đó chủ yếu là tăng tài sản ngắn hạn. Tuy năm 2013, tổng tài sản có giảm 6 triệu (0,02%) so với năm 2012 nhưng mức giảm này là không đáng kể. Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi theo xu hướng tăng thêm đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng từ 79,22% tổng tài sản lên 83,16% và 84,11% tổng tài sản năm 2012, 2013. Điều đó cho thấy trong 3 năm 2011- 2013 thì quy mô tài sản đang được mở rộng, đây là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty. Xem xét từng loại tài sản, ta thấy:
Tài sản ngắn hạn (Vốn lƣu động):
VIPASCO có tài sản ngắn hạn khá lớn, chiếm khoảng 80% tổng tài sản, do đó việc quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý rất quan trọng.
Ta thấy tổng VLĐ tại thời điểm 31/12/2012 tăng 8.478 triệu (42,91%) so với thời điểm 31/12/2011, chủ yếu là do tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. Còn tại thời điểm 31/12/2013 thì tổng VLĐ chỉ tăng 318 triệu (1,13%) so với thời điểm 31/12/2012 chủ yếu là do tăng tiền và các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu.
- Đối với tiền và các khoản tương đương tiền:
Qua 3 năm phân tích, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng tài sản và có tăng lên qua các năm: năm 2012 tăng 345 triệu (188,52%) so với năm 2011, và năm 2013 tăng 575 triệu đồng (108,9%) so với năm 2012. Lượng tiền mặt trong Công ty chiếm tỷ lệ thấp trong vốn bằng tiền trong cả 3 năm phân tích, đó là do Công ty thực hiện chính sách hạn chế tiền mặt tồn quỹ, chỉ giữ lại ở mức thấp nhất để đáp ứng những nhu cầu thanh toán mà không thể chi trả qua ngân hàng. Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong vốn bằng tiền của Công ty giúp Công ty không để tiền bị ứ đọng và có thể dùng ngay khi cần, tăng hiệu suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vốn bằng tiền của Công ty. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản ngắn hạn chỉ chiếm dưới 4%, với một doanh nghiệp tập trung vào vay nợ và khoản chiếm dụng vốn tăng lên như VIPASCO thì khả năng thanh toán nhanh thấp do tiền dự trữ thấp là một yếu tố cần xem xét.
- Đối với các khoản phải thu ngắn hạn:
Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn qua các năm 2011,2012,2013 có tỷ trọng so với tổng giá trị tài sản ngắn hạn khá cao (năm 2011 là 40,39%, năm 2012 là 38,66% và năm 2013 là 40,48%). Khoản phải thu khách hàng (chiếm đa số trong các khoản phải thu ngắn hạn) tăng qua các năm: Tại thời điểm 31/12/2012 chỉ tiêu này tăng 3.498 triệu đồng (47,75%) so với cuối năm 2011 và đến 31/12/2013 khoản phải thu khách hàng của Công ty tăng 642 triệu đồng (5,93%) so với cuối năm 2012. Về tỷ trọng so với tổng tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu khách hàng cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Các khoản phải thu khách hàng tăng lên qua các năm cho thấy Công ty điều chỉnh vốn chiếm dụng theo xu hướng tăng cường chính sách tín dụng thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, điều này là phù hợp trong bối cảnh áp lực cạnh tranh tăng lên. Tuy nhiên, với một lượng lớn các khoản phải thu khách hàng thì Công ty cũng cần các biện pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ phải thu và hạn chế việc bị khách hàng chiếm dụng vốn, tránh rủi ro mất vốn trong khâu này.
Các khoản trả trước tiền hàng cho người bán: Đây chính là khoản tiền mà Công ty bị người bán chiếm dụng, đầu năm 2012 số tiền này là 654 triệu đồng, chỉ chiếm 8,2% tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn, nhưng đến cuối năm 2012 đã giảm xuống còn 93 triệu đồng (chiếm 0,85% tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn) và cuối năm 2013, khoản tiền này không tăng thêm so với cuối năm 2012 (chiếm 0,8% tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn). Như vậy, khoản tiền bị người bán chiếm dụng có xu hướng giảm giúp tránh gây ứ đọng vốn và rủi ro mất vốn trong khâu này cho Công ty và có thể nói Công ty đã quản lý khoản mục này tương đối tốt và có hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đối với hàng tồn kho:
Tại thời điểm 31/12/2011, hàng tồn kho của Công ty có giá trị 8.886 triệu đồng ngàn đồng, chiếm 44,97% tổng giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty, cuối năm 2012, hàng tồn kho của Công ty tăng lên là 13.899 triệu đồng, chiếm 49,22% tổng giá trị tài sản ngắn hạn (tăng 5.013 triệu đồng tương ứng 56,41% so với năm 2011); Cuối năm 2013 giá trị hàng tồn kho là 13.926 triệu đồng, chiếm 48,7% tổng giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty (tăng 0,19% so với năm 2012). Hàng tồn kho tăng chủ yếu là thành phẩm (thuốc bảo vệ thực vật) đang chờ tiêu thụ do khả năng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường các tỉnh miền núi phía Bắc giảm bởi lẽ ở thị trường này, các sản phẩm cùng loại nhập về từ Trung Quốc tại thị trường này có giá rẻ hơn. Mức hàng tồn kho cao cũng đồng nghĩa với việc Công ty phải tiêu tốn một phần lớn chi phí lưu kho, bảo quản. Lượng tiền vốn nằm đọng trong hàng hóa dự trữ mà không thể đem đi đầu tư sinh lời sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn về vấn đề bảo toàn vốn. Vì vậy, công tác tiêu thụ sản phẩm tại thị trường này cần được xem xét lại để tránh ứ đọng, lãng phí vốn.
- Đối với các tài sản ngắn hạn khác:
Các khoản này năm 2012 có mức tăng nhẹ so với năm 2011 (6,76%), và giảm tương đối lớn vào năm 2013 (32,02% so với năm 2012). Trong đó, khoản chi phí trả trước ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn có xu hướng giảm dần.
Tóm lại, từ những phân tích ở trên, cho thấy tình hình tài sản ngắn hạn của Công ty: giá trị tài sản ngắn hạn trong các năm qua đều có xu hướng tăng lên, lượng vốn tập trung chủ yếu ở hàng tồn kho, các khoản phải thu khách hàng của công ty. Điều này ảnh hưởng tới việc quay vòng vốn và rủi ro trong thu hồi vốn của doanh nghiệp. Các khoản phải thu lớn làm xuất hiện các rủi ro về thu hồi công nợ, chi phí cơ hội của khoản tín dụng cung cấp.
Tài sản dài hạn (Vốn cố định):
Tài sản cố định năm 2012 tăng 534 triệu đồng (10,3%) so với năm 2011 và giảm vào năm 2013 là 324 triệu đồng (5,67%) so với năm 2012. Tuy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiên, tỷ trọng vẫn đảm bảo tuyệt đối 100% tài sản dài hạn chứng tỏ vốn dài hạn tập trung đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, các khoản đầu tư, bị chiếm dụng không có. Trong tài sản cố định:
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cả 3 năm phân tích. Năm 2012 chiếm 80,69% tổng tài sản dài hạn, Công ty đã