Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (Trang 48 - 51)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các số liệu, chỉ tiêu phân tích được so sánh qua các năm, so sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, so sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy được thực trạng và ảnh hưởng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, thống nhất về nội dung kinh tế, đơn vị đo lường và phương pháp tính toán.

Gốc so sánh được lựa chọn là gốc về thời gian hoặc không gian. Nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:

+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thay đổi về nguồn vốn của doanh nghiệp.

+ So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp được hay chưa được.

+ So sánh theo chiều dọc là so sánh bằng số tương đối từng bộ phận với tổng thể, hoặc bộ phận này so với bộ phận khác của tổng thể để xem tỷ trọng của từng bộ phận so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ là so sánh mỗi chỉ tiêu theo thời gian hoặc theo không gian khác nhau có tính chất tương đồng để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.

Trong phạm vi luận văn, kết hợp các hình thức: so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.

Phân tích so sánh bằng số tuyệt đối cho thấy rõ sự biến động về khối lượng, quy mô của các chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phân tích so sánh bằng số tương đối là phân tích tỷ lệ (%) của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc để có thể đánh giá được sự thay đổi về kết cấu của các chỉ tiêu, mối quan hệ, liên kết giữa các chỉ tiêu không giống nhau; thấy được tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cũng như quy mô của các chỉ tiêu. Vì vậy, đề tài nghiên cứu kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối.

2.2.3.2. Phương pháp cân đối

Phương pháp cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng.

Phương pháp cân đối được sử dụng trên cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh.

Khi phân tích hệ thống các chỉ tiêu có quan hệ cân đối với nhau về mặt chỉ tiêu, phải lưu ý khi thay đổi một thành phần hệ thống chỉ tiêu đó sẽ dẫn tới sự thay đổi một hoặc một số thành phần khác nhưng sự thay đổi đó vẫn đảm bảo sự cân bằng của hệ thống.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính.

Phương pháp tỷ lệ giúp cho việc khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.

+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.

+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp.

2.2.3.4. Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu khi chỉ tiêu nghiên cứu có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặc thương. Khi đó để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta tiến hành lần lượt thay thế số kỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số thực tế của nhân tố đó (nhân tố nào đã được thay thế mang giá trị thực tế, còn những nhân tố khác giữ nguyên ở kỳ gốc); sau mỗi lần thay thế phải xác định được kết quả của lần thay thế ấy; chênh lệch giữa kết quả đó với kết quả của lần thay thế ngay trước nó là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích.

Luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp trên nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng để thực hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)