5. Bố cục của luận văn
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nhà đầu tư quốc tế có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Về lựa chọn hình thức huy động vốn: Trên thị trường có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, việc lựa chọn hình thức huy động phù hợp có ý nghĩa quyết định đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tiến hành lựa chọn hình thức huy động vốn doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng, tính toán chi phí để trả cho khoản huy động, tận dụng triệt để huy động từ các nguồn cũ gần địa bàn kinh doanh, song song với việc tìm kiếm nguồn huy động mới. Vấn để mấu chốt ở đây là doanh nghiệp cần linh hoạt, nắm bắt được cơ hội để có được hình thức huy động vốn cho hợp lý nhất.
Cần có chiến lược kinh doanh hợp lý, chú trọng đến mục tiêu dài hạn. Nếu không có được chiến lược kinh doanh phù hợp thì nguồn vốn huy động được sẽ không được sử dụng có hiệu quả, tình trạng lãng phí hay ứ đọng vốn có thể xảy ra. Do đó, trong quá trình kinh doanh cần có tầm nhìn chiến lược, quan tâm đến lợi ích trung và dài hạn, nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty, đưa hoạt động huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà đầu tư tiềm năng. Đây là bài học về tầm nhìn dài hạn về mối quan hệ với nhà đầu tư vốn cho doanh nghiệp Việt Nam, cần phải tìm hiểu, xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà đầu tư một cách thông minh nhằm tạo ra được niềm tin tưởng, ấn tượng tốt đẹp nơi nhà đầu tư vốn để có thể huy động được lượng vốn cần thiết cho kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình để có được những biện pháp huy động và sử dụng vốn phù hợp nhất. Dựa trên cơ sở những kinh nghiệm từ những công ty, doanh nghiệp đi trước rút ra những bài học tốt nhất để phát triển doanh nghiệp mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra
Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng được nội dung nghiên cứu của đề tài, cần trả lời được các câu hỏi:
- Những tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp?
- Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc như thế nào?
- Làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Trong khuôn khổ luận văn sử dụng các dữ liệu thứ cấp.
Nguồn dữ liệu được thu thập từ Công ty Cổ phần dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, gồm: các báo cáo chính, Báo cáo quản trị, các tài liệu kế toán, bảng công khai một số chỉ tiêu tài chính... của Công ty.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Sau khi thu thập, số liệu nghiên cứu được tổng hợp và trình bày trên bảng (biểu) số liệu thống kê.
Các chỉ tiêu nghiên cứu và số liệu về các chỉ tiêu được trình bày và sắp xếp vào bảng (biểu) thống kê theo hệ thống hai chiều trên các hàng và cột phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài để có thể sử dụng các phương pháp phân tích nhằm nêu lên bản chất của vấn đề nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các số liệu, chỉ tiêu phân tích được so sánh qua các năm, so sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, so sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy được thực trạng và ảnh hưởng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, thống nhất về nội dung kinh tế, đơn vị đo lường và phương pháp tính toán.
Gốc so sánh được lựa chọn là gốc về thời gian hoặc không gian. Nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:
+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thay đổi về nguồn vốn của doanh nghiệp.
+ So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp được hay chưa được.
+ So sánh theo chiều dọc là so sánh bằng số tương đối từng bộ phận với tổng thể, hoặc bộ phận này so với bộ phận khác của tổng thể để xem tỷ trọng của từng bộ phận so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ là so sánh mỗi chỉ tiêu theo thời gian hoặc theo không gian khác nhau có tính chất tương đồng để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.
Trong phạm vi luận văn, kết hợp các hình thức: so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.
Phân tích so sánh bằng số tuyệt đối cho thấy rõ sự biến động về khối lượng, quy mô của các chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phân tích so sánh bằng số tương đối là phân tích tỷ lệ (%) của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc để có thể đánh giá được sự thay đổi về kết cấu của các chỉ tiêu, mối quan hệ, liên kết giữa các chỉ tiêu không giống nhau; thấy được tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cũng như quy mô của các chỉ tiêu. Vì vậy, đề tài nghiên cứu kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối.
2.2.3.2. Phương pháp cân đối
Phương pháp cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng.
Phương pháp cân đối được sử dụng trên cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh.
Khi phân tích hệ thống các chỉ tiêu có quan hệ cân đối với nhau về mặt chỉ tiêu, phải lưu ý khi thay đổi một thành phần hệ thống chỉ tiêu đó sẽ dẫn tới sự thay đổi một hoặc một số thành phần khác nhưng sự thay đổi đó vẫn đảm bảo sự cân bằng của hệ thống.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính.
Phương pháp tỷ lệ giúp cho việc khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.
+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp.
2.2.3.4. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu khi chỉ tiêu nghiên cứu có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặc thương. Khi đó để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta tiến hành lần lượt thay thế số kỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số thực tế của nhân tố đó (nhân tố nào đã được thay thế mang giá trị thực tế, còn những nhân tố khác giữ nguyên ở kỳ gốc); sau mỗi lần thay thế phải xác định được kết quả của lần thay thế ấy; chênh lệch giữa kết quả đó với kết quả của lần thay thế ngay trước nó là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích.
Luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp trên nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng để thực hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh phúc, đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng các chỉ tiêu phân tích:
2.3.1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả chung sử dụng vốn
(1) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh. (2) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(3) Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.
2.3.2. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
(1) Hiệu suất sử dụng vốn cố định. (2) Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. (3) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định. (4) Hệ số đảm nhiệm vốn cố định.
2.3.3. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
a. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất
(1) Vòng quay vốn lưu động (Hiệu suất sử dụng vốn lưu động) (2) Kỳ luân chuyển vốn lưu động
(3) Mức tiết kiệm vốn lưu động (4) Tỷ suất lợi nhuận/vốn lưu động (5) Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
b. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu thanh toán
(1) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (2) Hệ số thanh toán nhanh
(3) Hệ số thanh toán tức thời
c. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu dự trữ
(1) Số vòng quay hàng tồn kho
(2) Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho (3) Vòng quay các khoản phải thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VĨNH PHÚC
3.1. Tổng quan về công ty cổ phần dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn vĩnh phúc nông thôn vĩnh phúc
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc
3.1.1.1. Giới thiệu Công ty
- Tên gọi: Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc
- Tên viết tắt: VIPASCO
- Địa chỉ: 17 Trần phú - Liên Bảo - Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc - Mã số thuế: 2500155942
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 173000241 ngày 27/5/2005 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp.
3.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1993, là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 727/QĐ-UB ngày 25/7/1993 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú với tên gọi là Công ty Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phú với chức năng thực hiện cung ứng dịch vụ và vật tư phục vụ cho sản xuất và phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phú.
Năm 2002, Công ty đổi tên thành Công ty Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc theo quyết định số 775/QĐ-UB ngày 15/3/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc để phù hợp với việc tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập năm 1997.
Năm 2005, theo chủ trương chuyển đổi Công ty nhà nước sang Công ty cổ phần của Đảng và Nhà nước, Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định số 1450/QĐ-UB ngày 27/05/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thành Công ty Cổ phần dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc (VIPASCO) cho tới nay.
Tính tới năm 2013 Công ty đã xây dựng được 01 chi nhánh tại Hà Nội, 01 xí nghiệp sản xuất bao bì, 8 trạm vật tư và 88 đại lý thuộc trung tâm các huyện, xã trong địa bàn toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Từ năm 1997 cho tới nay, quy mô của Công ty đã được mở rộng hơn:
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của VIPASCO trong giai đoạn 2011-2013
ST T Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SO SÁNH 2012/2011 2013/2012 Chênh lệch % Chênh lệch % A B 1 2 3 4 5=3-2 6=(5:2) x100 7=4-3 8=(7:3) x100 1 Doanh thu thuần Triệu
đồng 35,466 42,669 42,447 7,203 20.31% -222 -0.52%
2 Tổng số lao động Người 153 165 180 12 7.84% 15 9.09%
3 Tổng quỹ lương Triệu
đồng 5,923 6,955 6,792 1,032 17.43% -164 -2.35% 4 Thu nhập bình quân (triệu đồng/người/năm) Triệu đồng 39 42 38 3 8.89% -4 -10.49% 5 Vốn lưu động Triệu đồng 19,758 28,236 28,554 8,478 42.91% 318 1.13% 6 Vốn cố định Triệu đồng 5,184 5,718 5,394 534 10.30% -324 -5.67%
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế toán Tài chính của VIPASCO)
Để có được những kết quả trên Công ty phải trải qua không ít những khó khăn và sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết của các cán bộ và nhân viên trong Công ty, đồng thời bám sát nhu cầu sử dụng của bà con nông dân trong quá trình sản xuất, đặc biệt là đối với một số xã đặc biệt khó khăn Công ty vẫn thực hiện bán trả chậm cho bà con và thực hiện các chính sách ưu đãi với những khách hàng mua hàng hóa với số lượng nhiều và thanh toán ngay. Công ty còn cử cán bộ kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tới tận nơi để hướng dẫn bà con gieo trồng đúng kỹ thuật cho năng suất cao tạo niềm tin cho bà con nông dân; tích cực quảng cáo, tiếp thị dễ hiểu nhằm hướng dẫn bà con tin tưởng và mua sản phẩm của Công ty; mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh… Do đó, những năm gần đây Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh như: Tổng lượng bán ra càng nhiều, thu nhập của người lao động ngày càng tăng, lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động của Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc
3.1.2.1. Chức năng của Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển