Xu hướng vận động của các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 50 - 53)

- Truyền thông “lấn sân” viễn thông kế hoạch truy cập Internet qua mạng

3.1.2.Xu hướng vận động của các đối thủ cạnh tranh

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

3.1.2.Xu hướng vận động của các đối thủ cạnh tranh

Trước sự cạnh tranh quyết liệt trên lĩnh vực thông tin di động, EVN telecom đã chuyển từ thế tấn công vào thị trường thông tin di động sang mảng điện thoại vô tuyến cố định. Trong sự cạnh tranh dịch vụ vô tuyến điện, EVN đang tỏ ra có ưu thế ở vùng nông thôn vì băng tần thấp có khả năng phủ sóng rộng. Trong khi đó EVN telecom đang bị can nhiễu rất nhiều tại các khu đô thị. Vấn đề này sẽ là mối lo ngại lâu dài của EVN ảnh hưởng đến việc cạnh tranh của mạng này khi các thuê bao tại vùng đô thị liên tục bị rớt cuộc gọi. EVN sẽ mở rộng việc thử nghiệm mạng dịch vụ điện thoại công nghệ CDMA ra 64 tỉnh/ thành phố. Cùng với các dịch vụ trên, EVN Telecom cũng đang thử nghiệm dịch vụ truy cập internet tốc độ cao qua đường điện. EVN đã phát triển trên 2 triệu thuê bao với mức đầu tư là 3000 tỷ đồng… EVN đã đầu tư lắp đặt hoàn thiện hệ thống viễn thông tại Hà Nội với gần 40 trạm thu phát sóng (BTS) và khoảng 300 km cáp quang, đáp ứng cho khoảng 1, 5 triệu thuê bao.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu và là doanh nghiệp chủ đạo của ngành viễn thông Việt Nam. Tại thị trường trong nước, VNPT đang cung cấp dịch vụ thông tin di động với hai thương hiệu VinaPhone và MobiFone với tổng số thuê bao di động vào khoảng 77 triệu và chiếm khoảng 78% thị phần di động tại Việt Nam; mạng cố định của VNPT trải rộng khắp cả nước, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khoảng hơn 9 triệu thuê bao trên toàn quốc. Với mục tiêu mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh ra toàn cầu nhằm tăng thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận từ các thị trường mới trong bối cảnh thị trường viễn thông

trong nước bắt đầu có dấu hiệu bão hòa, VNPT đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực: dịch vụ viễn thông, sản xuất công nghiệp, dịch vụ tài chính…Nhằm nhanh chóng hiện diện và đẩy mạnh kinh doanh của VNPT tại thị trường quốc tế, VNPT đã quyết định thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế VNPT (VNPT Global) vào năm 2008. Mục tiêu chính của VNPT Global là thiết lập hạ tầng viễn thông của VNPT tại nước ngoài, tiến hành khai thác kinh doanh các dịch vụ viễn thông của VNPT tại thị trường quốc tế, phục vụ nhu cầu của cộng đồng người Việt tại nước ngoài cũng như các doanh nghiệp nước ngoài có mối quan hệ giao thương với thị trường Việt Nam. Hiện nay, VNPT đang xúc tiến một số cơ hội đầu tư trong lĩnh vực di động tại một số quốc gia Đông Nam Á, châu Phi, Nam Mỹ; khi các dự án nói trên được triển khai thành công thì VNPT sẽ thực sự trở thành doanh nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

3.1.3. Một số đề xuất theo mô hình ma trận SWOT nhằm nâng cao năng lực

cạnh tranh cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel trong thời gian tới Nhân tố thuận lợi

- Công ty Viễn thông là công ty hoạt động trong lĩnh vực đã được Đảng và Nhà nước xác định “ưu tiên phát triển”, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và phát triển của tập đoàn.

- Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với dân số đông. Đây là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông nói chung và cho hoạt động của tập đoàn Viettel chúng tôi nói riêng.

- Chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt nhu cầu liên lạc và sử dung internet của khách hàng, tạo được lòng tin và phát triển được một số lượng lớn khách hàng trung thành của công ty trong những năm qua.

- Mạng lưới Viễn thông Viettel đã phủ khắp các tỉnh thành và trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất cả nước với hơn 50 triệu thuê bao và thuơng hiệu ngày càng lớn mạnh.

- Ngoài ra, tập đoàn còn xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đoàn kết gắn bó, khắc phục khó khăn và đề xuất những giải pháp sang tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nhân tố bất lợi

- Thị trường Viễn thông đã có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty dịch vụ viễn thông khác như MOBIEPHONE, VINAPHONE, SPHONE, BEELINE…

- Thói quen sử dụng các dịch vụ Viễn thông, internet ở Việt Nam hiện nay tăng nhanh nhưng vẫn còn ở mức thấp.

- Công tác đầu tư mặc dù được quan tâm nhưng thiếu sự đồng bộ đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong công tác điều hành mạng lưới.

- Sự khủng hoảng kinh tế giảm nhu cầu sử dụng các dịch của Công ty chúng tôi - Đòi hỏi chất lựợng dịch vụ và giảm giá thành dịch vụ

Một số rủi ro khác ít có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra thì ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty như: thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 50 - 53)