0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Năng lực mạng lưới công nghệ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL (Trang 30 -33 )

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

2.2.1. Năng lực mạng lưới công nghệ

_ Điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 sử dụng công nghệ VoIP khai trương từ 15/10/2000 đến 9/2006 hoàn thành mở rộng tại 64/64 tỉnh thành phố. Dịch vụ điện thoại cố định : bắt đầu kinh doanh từ 9/2003 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2006 mở rộng tại 64 tỉnh thành phố. Dịch vụ Internet khai trương 10/2002 tại Hà Nội và thành phos Hồ Chí Minh, đến 2006 đã mở mạng tại 64/64 tỉnh thành phố. Hiện đang phát triển mạng Internet cho ngành giáo dục ( gần 40.000 trường). Dịch vụ Homephone triển khai 3/2007 đã phát triển rộng rãi trên khắp các địa bàn cẩ nước.

_ Dịch vụ điện thoại di động: Khai trương 15/10/2004, có 500 trạm BTS, một số ít tổng đài, cuối năm 2006 có 2500 trạm, đến cuối 2007 có 5500 trạm phát sóng. Đến nay (tháng 3/2009) có tổng số 14.895 trạm BTS đang phát sóng, đến 6/2009 có 17.200 trạm phát sóng, hàng nghìn tổng đài. Tháng 3/2010 : 2G có 22.500 trạm phát sóng; 3G: 7162 trạm phát sóng ( các doanh nghiệp phải mất từ 10 -12 năm để xây dựng được 1500 trạm).

_ Là doanh nghiệp có số trạm nhiều nhất với vùng phủ sóng rộng nhất tại Việt Nam. Đặc biệt đã phủ sóng điện thoại di động tại các vùng sâu vùng xa, địa bàn chiến lược như Tây Nguyên, vùng núi phia Bắc và các vùng kể cả Trường xa (riêng Trường Sa đã có 14 trạm phát sóng).

_ Là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam và được bình chọn là 01 trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông năm 2004.

_ Dịch vụ truyền dẫn : Năm 200 bắt đầu triển khai cơ sở hạ tầng với 600 km cáp quang. Đến nay xây dựng được 04 trục cáp quang Bắc Nam 1A, 1B, 1C, 2B và các tuyến vòng, tuyến rẽ, quang hóa và đảm bảo vu hồi 63/63 tỉnh có vu hồi 1+1-1+3 với tổng chiều dài hơn 90.000km (số liệu năm 2009) ngoài ra còn thực hiện đổi sợi với điện lục, với VTN (Bưu điện) hàng nghìn km, tạo nên mạng lưới cap quang có chiều dài lơn nhất, có vùng phủ sóng rộng nhất Việt Nam. Triểm khai 06 cửu ngõ viễn thông

quốc tế qua cáp quang trên đất liền ( phía Bắc qua Trung Quốc 02 cửa, phía Tây qua Lào 01 cửa, qua Campuchia 02 cửa) và 01 cửa ngõ viễn thông Quốc tế qua vệ tinh.

_Là doanh nghiệp viễn thông duy nhất triển khai dịch vụ, mạng cáp và đầu tư kinh doanh viễn thông ra nước ngoài (tại Campuchia đến 6/2009 hơn 1500 trạm phát sóng, hơn 6000km cáp quang, Lào trên 300 trạm BTS và đến 3/2010 tại Campuchia lắp đặt 2.690 trạm BTS 2G, 520 trạm BTS 3G; tại Lào 1028 trạm BTS)

_ Có một cơ sở hạ tầng viễn thông vững chắc, dung lượng lớn, giá trị tài sản lớn.

2.2.2. Thị phần

Một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá năng lực cạnh tranh đó là thị phần mà sản phẩm chiếm lĩnh.

_Thị trường đang có sự cạnh tranh gay gắt của các nhà mạng như Vinaphone, Mobifone, EVN Telecom, Beeline… Nhưng chủ yếu là 3 nhà mạng lớn là Viettel, Mobifone, Vinafone (trong đó Vinaphone và Mobifone cùng thuộc tập đoàn VNPT) chiếm trên 80% thị phần còn lại là các nhà mạng nhỏ. Hiện tại Viettel với bước phát triển nhanh chóng chiếm 44% thị phần,thị phần lớn nhất, xếp sau là Mobifone cũng chiếm tới 35% thị phần. Thị trường viễn thông hiện nay là thế chân kiềng với 3 nhà mạng lớn nhất, các nhà mạng nhỏ khác cũng ra sức giành giật thị trường bằng cách thức cạnh tranh về giá nhưng cũng không thể thay đổ được cục diện ở thị trường Việt Nam vì mạng của các nhà cung cấp nhỏ không đủ lớn, nên việc giảm giá gần như không ý nghĩa.

_ Điện thoại cố định: năm 2009 chiếm 12% thị phần; 2010 chiếm 13% thị phần. Tập đoàn VNPT có thế mạnh lớn hơn cả về mạng lưới điện thoại cố định rộng lớn khắp cả nước với 64/64 bưu điện tỉnh thành phố, mạng lưới điện thoại cố định đến với từng hộ gia đình._Ngoài ra dịch vụ thuê kênh riêng Viettel chiếm khoảng 7% năm 2005; 11% năm 2006; 18% năm 2007. Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình chiếm 3,5% năm 2004; 5% năm 2005; 6,5% năm 2007.

2.2.3. Lợi nhuận

Lợi nhuận của Công ty là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi một khoản chi phí. Lợi nhuận cũng là một công cụ hiệu quả để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Bảng số liệu tỷ trọng lợi nhuận các khu vực dịch vụ viễn thông

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ lợi nhuận 2010/2009 1 Lợi nhuận viễn thông(tỷ

đồng) 10,196 15,499 152.01%

2 Lợi nhuận viễn thông trong nước (tỷ đồng) 9,105 13,845 152.06% 3 Lợi nhuận viễn thông ngoài nước (tỷ đồng) 376 537 142.82% 4 Lợi nhuận khối ngoài viễn thông (tỷ đồng) 715 1,117 156.62%

Qua bảng số liệu cho thấy lợi nhuận của Tập đoàn biến động theo chiều hướng khá khả quan, các lĩnh vực kinh doanh có mức gia tăng cao. Viễn thông là lĩnh vực đem lại lơi nhuận cao nhất cho tập đoàn và là nguồn thu chủ yếu. Lợi nhuận từ viễn thông năm 2009 là 10,196 tỷ đồng; năm 2010 là 15,499 tỷ đồng tăng 152.01% so với năm 2009. Trong đó, lợi nhuận từ trong nước năm 2009 là 9,105 tỷ đồng; năm 2010 là 13,845 tỷ đồng tăng 152.06%. Thị trường viễn thông ngoài nước cũng đóng góp lớn với mạng lưới viễn thông tại Campuchia và Lào, sẽ mở thêm tại Haihiti trong thời gian tới. Lợi nhuận đem về năm 2009 là 376 tỷ đồng, năm 2010 là 537 tỷ đồng tăng 142.82%.

Ngoài ra là hoạt động ngoài viễn thông gồm: hoạt động tài chính, hoạt động bất động sản, xuất nhập khẩu… cũng mang lại lợi nhuận đáng kể. Năm 2009 là 715 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 1,117 tỷ đồng tăng 156.62%, đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng của tập đoàn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL (Trang 30 -33 )

×